Kiến thức

Đọa vào đường ngạ quỷ là do tâm tham

Chủ nhật, 10/02/2023 12:40

Nếu có ý nghĩ muốn khống chế, ý nghĩ chiếm hữu thì không còn cách nào để đảm bảo cho bạn không đọa vào ác đạo. Cho nên đích thực là từ tâm tưởng sanh, chẳng có sai chút nào.

Audio

Bạn nên chú ý, không chỉ là tham thế gian pháp, học Phật mà tham Phật pháp vẫn bị đọa vào đường ngạ quỷ. Đường ngạ quỷ là tâm tham. Không phải nói bạn thay đổi đối tượng tham là không có gì, nếu như tâm tham nặng thì cả thảy phải đi vào đường ngạ quỷ. Nhưng bạn chỉ tham Phật pháp thì đi vào đường ngạ quỷ vẫn có một chút phước báu. Đây là sự thật.

Tâm tham biến thành ngạ quỷ. Đối tượng bạn tham là thiện pháp thì trong đường ngạ quỷ là quỷ thiện, có chút ít phước báu. Bạn tham ác pháp thì bạn vào đường ngạ quỷ là quỷ đói, rất là khổ sở. Đạo lý là như vậy. Cho nên không thể tham Phật pháp. Phật pháp dạy chúng ta đoạn tham sân si, có đạo lý nào trong Phật pháp làm cho khởi tham sân si đâu? Điều này sai rồi, sai lầm quá trầm trọng.

Ngạ quỷ tác động con người bằng cách nào?

88

Tôi học Phật nhiều năm như vậy, đã gặp qua một số Pháp sư tham ái Phật pháp. Họ tham cái gì? Tham tượng Phật, chuyên môn ưa thích sưu tập tượng Phật cổ, những tượng Phật vào đời Tống, vào đời Đường, vào đời Hán, đồ cổ rực rỡ đủ loại. Niệm Phật đường nhỏ của chính mình bình thường thì khóa cửa lại, không cho người vào bên trong, gặp tôi thì rất lễ độ, mở mấy cái ổ khóa, dắt tôi đi xem mấy tượng Phật này. Tượng Phật rất nhiều, làm bằng nhựa dẻo, làm bằng gỗ, cũng có tượng làm bằng kim loại, nhưng nhiều nhất là tượng làm bằng gỗ. Điều này không tốt. Bởi vì hàng ngày đều nghĩ đến những vật này, sau khi họ chết đi sẽ tái sanh vào đâu? Họ không thể rời bỏ được những vật này. Vậy là tôi phát hiện ra được, ở trong tượng Phật bằng gỗ này, chuột đến làm ổ ở trong đó. Ở trong Phật đường đó có chuột, có gián, có kiến, tôi liền biết được sau khi họ chết thì nhất định sẽ đi đến chỗ này. Tại sao vậy? Họ không nỡ rời xa tượng Phật, không rời bỏ được những món đồ của họ. Bản thân họ không giác ngộ. Nếu họ muốn học Phật được thành tựu, thì những vật này cả thảy đều phải bỏ đi, họ mới thành tựu được, mới giải thoát được.

Người ưa thích học giáo, ham thích Kinh sách, Kinh sách phải đi tìm bản cổ, bản điêu khắc bằng gỗ, ưa thích sưu tập những vật này. Thời gian cất giữ những vật này quá lâu sẽ sinh ra sâu mọt. Pháp sư sau khi chết rồi đều tái sanh thành sâu mọt.

Từng chút từng chút một, chúng ta không thể không để ý, chúng cùng với chúng ta quan hệ rất mật thiết. Cho nên hai câu nói ở trong “Kinh Kim Cang” thường phải dán trước mặt: “Pháp còn phải xả, hà huống phi pháp”. Những vật này chúng ta có thể sử dụng, sử dụng nó trọn vẹn, nhưng không thể chiếm hữu, không thể khống chế. Nếu có ý nghĩ muốn khống chế, ý nghĩ chiếm hữu thì không còn cách nào để đảm bảo cho bạn không đọa vào ác đạo. Cho nên đích thực là từ tâm tưởng sanh, chẳng có sai chút nào. Tất cả pháp xác thực là vô thường. Chúng ta nên biết chân tướng sự thật. Biết được chân tướng sự thật thì gọi là nhìn thấu.

loading...