Chùa Việt

Độc đáo chùa Phước Hậu ở Vĩnh Long

Thứ bảy, 28/03/2016 08:03

Chùa Phước Hậu tọa lạc tại xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long chính thức được xây dựng năm 1894, do ông Hương cả làng Đông Hậu tên Lê Ngọc Đán (thường gọi là Cả Gồng) xây. 

 
Vị sư đầu tiên là Hòa thượng Hoằng Chỉnh, quê ở Quảng Ngãi. Ðây là một di tích có tầm quan trọng đặc biệt đối với lịch sử Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX cũng như lịch sử Cách mạng của tỉnh Vĩnh Long và khu Tây Nam Bộ thời chống Mỹ. Trong kháng chiến chống Mỹ chùa Phước Hậu đã trở thành cơ sở hoạt động của các tổ chức Cách mạng khu Tây Nam Bộ. Năm 1941 và năm 1961, riêng năm 1994 được xây mới với qui mô lớn. Chùa Phước Hậu là nơi có nhiều vị Tăng ni tài đức, có nhiều cống hiến cho tỉnh đất nước. Năm 1994 chùa Phước Hậu được công nhận là Di tích Lịch sử Văn hoá xếp vào hạng danh lam trên đất nước Việt Nam. 

Chùa Phước Hậu rất thuận tiện cho việc đi lại, tham quan bằng cả hai phương tiện thủy, bộ. Nơi đây có được phong cảnh nên thơ, hữu tình với nhiều cây cổ thụ quý hiếm lâu năm những vẫn xanh tốt và luồn tạo cảm giác khá uy thiêng pha lẫn nét nho nhã của một chốn tôn nghiêm. Năm cạnh sông Trà Ôn nên du khách luôn bắt gặp và cảm nhận bầu không khí nhẹ nhàng, thư thái rất lạ thường.
 
Chị Lê Thị Kiều Oanh, ngụ quận Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ cho biết suy nghĩ “…tuy có cơ may đi tham quan nhiều chùa trên phạm vi cả nước nhưng rất hiếm thấy ngôi chùa nào là cổ kính, thoáng đãng và luôn ẩn chứa một sức mạnh kỳ bí từ đức Phật bao la…”.

Năm 2012, thể theo nguyện vọng của nhiều khách tham quan và nhiều phật tử, hòa thượng trụ trì chùa đã cho khởi công xây dựng vườn kinh Phật được tạc trên những tảng đã xanh rất to lớn và nặng nề. Ngoài những tảng đã có trọng lượng hàng tấn trên đó khắc nhiều lời dạy của Phật với mong muốn chúng sanh tìm được sự an lành, hạnh phúc, tránh được điều không may bằng việc tu thân, làm lành, lánh dữ; Chùa Phước Hậu còn đang hoàn thành công trình kiệt tác độc đáo của cả nước nói chung, đồng bằng sông Cửu Long nói riêng.

Nói về ý tưởng xây vườn kinh pháp cú bằng đá, thầy trụ trì Thích Phước Cẩn kể "…Năm 2014, thấy ở xứ Myanmata có nhiều chùa khắc những bài kinh tiếng Ba li lên đá rất lạ, tôi nẩy sinh ý tưởng làm theo để lưu lại cho đời những bài thơ hay vĩnh cửu….”, Từ đó bộ kinh cốt loại của Phật Giáo Nam truyền, 473 bài kinh được khắc trên hai mặt đá tổng cộng là 237 phiến đá có diện tích 40 cm x 60cm. Hòa thượng Phước Cẩn còn cho biết song song với bộ kinh Pháp cú, ông còn tiếp tục khắc trên các phiến đá bộ kinh Bắc truyền bằng thủ công với những phiến đá lớn hơn có diện tích 90 cm x 120cm, bề dày 8cm. Để có được công trình nầy, một doanh nghiệp tư nhân đã trang bị một máy khắc chữ rất khổng lồ trị giá hàng tỷ đồng để thực hiện công việc khắc chữ. Giá khắc hiện nay trên 1. 3 triệu đồng/tãng. Hôm chúng tôi đến tham quan, vườn tượng trên đã hoàn thành.
 
Anh Nguyễn Văn Út, người đang chịu trách nhiệm chính việc tô màu vườn tượng cho biết “…Chúng tôi đều làm công việc nầy một cách tự nguyện, không nhận bất kỳ khoãn thù lao nào với cái tâm công trình hoàn thành để phục vụ cộng đồng…”.

Anh Út cho biết thêm: Nếu như các chùa khác có những nét văn hóa đặc trưng thì chùa Phước Hậu tạo được nét độc đáo riêng của mình thông qua các tãng đá có khắc kinh Phật đang trở thành ngôi chùa duy nhất ở Việt Nam có được công trình qui mô và tâm linh đang thu hút du khách gần xa.

Trương Thanh Liêm
loading...