Kiến thức

Đôi dòng cùng Tạp chí Nghiên cứu Phật học trong thời đại mới

Thứ hai, 01/12/2020 09:37

Tạp chí Nghiên cứu Phật học giúp cho độc giả, Phật tử hiểu thêm về đạo Phật, nhất tâm tu đạo, học đạo, so sánh và đối chiếu để thu lượm được tinh hoa tri thức Phật giáo để góp phần xây dựng nước nhà, tốt đạo – đẹp đời.

Nếu như chúng ta để ý sẽ biết được sự hình thành của Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội và Tạp chí Nghiên cứu Phật học hình thành ổn định phát triển tới nay đã được 30 năm, trải qua bao thăng trầm của xã hội, nhờ sự quan tâm giúp đỡ của các ban ngành nhà nước, giáo hội Phật giáo Việt Nam, các nhà khoa học, độc giả, hành giả cộng tác đóng góp giúp đỡ để Tạp chí ổn định ra đời đem tri thức Phật học tới muôn nơi, góp phần xây dựng xã hội bình an, ý nghĩa, vui vẻ cho cuộc sống. Với bản thân học giả là một tu sĩ Phật giáo rất hay quan tâm và cộng tác viết đăng bài trên Tạp chí. Để góp phần vào Hội thảo kỷ niệm 30 năm Thành lập Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội và Tạp chí Nghiên cứu Phật học xuất bản số đầu tiên, Hội thảo thành tựu, học giả xin họa lại mấy điều về giáo lý Phật giáo, tác dụng của Tạp chí Nghiên cứu Phật học, đóng góp một số ý để Tạp chí ngày một hoàn thiện phát triển bền vững trong thời đại mới.

Đại ý giáo lý Phật giáo

Kể từ khi Tất Đạt Đa thành đạo dưới cội cây Bồ Đề thành Phật Thích Ca Mâu Ni, Ngài đã đem những sự chứng đắc, giáo lý màu nhiệm, như Tứ đế, thập nhị nhân duyên, Bát chính đạo, duyên khởi, Vô thường, khổ – con đường diệt khổ…Trong những giáo lý được thâu vào trong Tam tạng kinh điển: Kinh – luật – luận tạng. Mục đích đức Phật ra đời nhằm hướng dẫn chúng sinh nhận chân được đâu là khổ, đâu là con đường diệt khổ, để chứng đắc, Niết Bàn. Như trong Kinh A Hàm, Đức Phật dạy:

“Các pháp do duyên sinh

Nên ta nói là không

Cũng gọi là giả danh

Cũng là nghĩa trung đạo”.

Tạp chí Nghiên cứu Phật học tại Hà Nội trực thuộc Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội hình thành, tới nay cơ bản đã ổn định.

Tạp chí Nghiên cứu Phật học tại Hà Nội trực thuộc Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội hình thành, tới nay cơ bản đã ổn định.

Bước đầu tìm hiểu về công tác nghiên cứu Phật học ở Việt Nam

Qua bài này, từ trước tới nay đã có nhiều người thiền và phân tích rất ý nghĩa giá trị như: Vui đạo, sống tùy duyên không tùy tiện, ăn uống biết đủ, tri túc, biết Phật trong tâm chính mình không phải tìm đâu xa. Đối cảnh, dùng tâm vô chấp, sống bằng tâm vô chấp, an vui tự tại rồi cần chi phải hỏi thiền, nếu như có hỏi cũng chỉ là hỏi chơi, hỏi chơi không bị kẹt chấp như không hỏi khác chi không hỏi. Vì đương hỏi cũng đã tức không (đương thể tức không) trên lập trường tư tưởng Bát Nhã sắc tức thị không, không tức thị sắc là vậy. Với tư tưởng, giáo lý của Phật giáo được truyền tải sâu rộng cần phải nhờ các phương tiện của đại chúng, trong đó có Tạp chí Nghiên cứu Phật học ngày nay.

Tác dụng của Tạp chí nghiên cứu Phật học

Tạp chí Nghiên cứu Phật học tại Hà Nội trực thuộc Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội hình thành, tới nay cơ bản đã ổn định.

Tạp chí Nghiên cứu Phật học là cơ quan ngôn luận của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đã truyền tải các thông tin Phật học, kịp thời chính xác, giá trị rất cao, đã cung cấp kiến thức Phật học tới quần chúng nhân dân, người yêu mến đạo Phật, tu tập, nhận diện rõ khổ, được vui. Ngày xưa tôi chưa biết Tạp chí Nghiên cứu Phật học là gì, nhờ qua một người bạn biếu cuốn Tạp chí, từ đó tôi yêu Tạp chí, học hỏi tìm hiểu về tạp chí, học hành, hiểu giáo lý Phật giáo và các thông tin khác.

Hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu Phật học đã được đăng tải in trên báo giấy và báo điện tử. Báo giấy thì truyền tải chậm, nhưng chắc, báo điện tử nhanh, vài giây thông tin đã đi khắp thế giới nhưng dễ bị hắc (đạo tặc) làm hỏng.

Cái đã làm được: Ngày 02/5/1991, Tạp chí Nghiên cứu Phật học đã được Bộ Văn hóa Thông tin Thể thao và Du lịch cấp Giấy phép xuất bản số 752/BC-GPXB. Ngay trong tháng 5/1991, Ban Biên tập đã cho ra mặt độc giả số đầu tiên, đến nay đã có trên 160 cuốn tạp chí được phát hành, đem lại nhiều tri thức Phật giáo cho bạn đọc, và góp phần chuyển tâm người từ mê sang giác.

Tạp chí Nghiên cứu Phật học đã được cấp phép hoạt động nhưng cần hoàn thiện chỉ số mã vạch ISSN để đảm bảo như các Tạp chí khoa học khác trong nước và quốc tế, một khi có mã vạch thì giá trị cuốn tạp chí rất cao.

Tạp chí Nghiên cứu Phật học đã được cấp phép hoạt động nhưng cần hoàn thiện chỉ số mã vạch ISSN để đảm bảo như các Tạp chí khoa học khác trong nước và quốc tế, một khi có mã vạch thì giá trị cuốn tạp chí rất cao.

Tạp chí Nghiên cứu Phật học được cấp mã số chuẩn quốc tế ISSN

Tạp chí Nghiên cứu Phật học đã cung cấp tri thức cho xã hội, đặc biệt người quan tâm, bài viết đăng cần chất lượng, khi cần dài thì viết dài, khi cần ngắn viết ngắn, đủ nội dung dễ hiểu, dễ ứng dụng vào cuộc sống nhân sinh. Không nên viết bài dài toàn sao chép, thay tên đổi số dẫn tới giảm giá trị của bài viết của Tạp chí Nghiên cứu Phật học.

Là Phật tử chúng ta cần nghiên cứu học tập những oai nghi tế hạnh của người phật tử để chúng ta hiểu thấu về cuộc đời vốn vô thường, nay có mai có thể không, vạn pháp luôn biến đổi, ta tu tập năng làm việc lành, tránh xa điều xấu, tâm ta trong sáng, tỉnh thức thì chúng ta sẽ góp phần chuyển hoá Tạp chí Nghiên cứu Phật học ngày càng phát triển, bền vững.

Trong tâm thức con người nhiều khi thường có vấn đề: tham, sân, si. Chúng có thể nương nhau mà hoành hành gây thiện hay ác, nếu bộ não ta không tập trung tư tưởng chính niệm quán chiếu, tỉnh biết theo pháp duyên sinh vô ngã của Phật để gặt bỏ tà chấp nhận chân không tướng thanh tịnh, thì chúng ta không có sự an lạc, ai gạt được vọng chấp thì người đó như chứng ngộ, làm chủ thân tâm, bình an, giải thoát.

Tạp chí Nghiên cứu Phật học chuyên về lời Phật dạy, lời của người chứng đạo, Phật giác ngộ rõ triết lý Duyên sinh vô ngã, rõ nhân quả, giải trình vấn đề điều kiện cần và đủ để cho con người ta không bị mê tín dị đoan, dẫn dắt ta về con đường chính tín, đoàn kết, từ bi, giúp đỡ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh.

Tạp chí Nghiên cứu Phật học giúp cho độc giả, Phật tử hiểu thêm về đạo Phật, nhất tâm tu đạo, học đạo, so sánh và đối chiếu để thu lượm được tinh hoa tri thức Phật giáo để góp phần xây dựng nước nhà, tốt đạo – đẹp đời.

Tạp chí Nghiên cứu Phật học giúp cho độc giả, Phật tử hiểu thêm về đạo Phật, nhất tâm tu đạo, học đạo, so sánh và đối chiếu để thu lượm được tinh hoa tri thức Phật giáo để góp phần xây dựng nước nhà, tốt đạo – đẹp đời.

Phân viện Nghiên cứu Phật học 'góp phần hoằng truyền chính pháp'

Hiện nay, đất nước ta cũng như thế giới nói chung đang phải gồng mình để phòng chống nạn dịch COVID – 19. Nạn dịch này đã cướp đi bao mạng sống, để cứu vãn chúng sinh thoát khỏi nạn dịch vô hình này, Tạp chí Nghiên cứu Phật học, người quản lý, người cộng tác, nhà khoa học, hành giả, Phật tử chúng ta lại càng phải cùng nhau nghiên cứu sâu hơn lời Phật dạy, so sánh đối chiếu với thực tế để đem lời dạy màu nhiệm vào ứng dụng cuộc đời cho hữu hiệu dễ dàng.

Ngày xưa, Phật giác ngộ dưới cội Bồ Đề, thấy pháp Duyên sinh vô ngã, ngài sống bằng tinh thần từ bi, thương muôn loài. Phật từng dạy đệ tử sống cần phải có cái tâm thanh tịnh thì hành động mới thanh tịnh lợi ích như trong Kinh Pháp Cú phẩm Song Yếu như sau:

“Ý dẫn đầu các pháp

Ý làm chủ ý tạo

Nếu với ý thanh tịnh

Nói năng hay hành động

An lạc bước theo sau

Như bóng không rời hình”

Có thể nói, cái tâm ý của con người như có giá trị nhất được đặt lên đầu tiên, như đầu tàu, đầu đi đâu cả toa tàu theo đó. Con người muốn giác ngộ thì ý cần nghĩ điều hay trước sau làm theo thì điều hay sẽ được thực hiện.

Cũng như trong cuốn Thiền Lâm Bảo Huấn chư tổ từng dạy, Phật nói trên đời có hai người cao quí, một người không bao giờ bị lỗi, một người bị lỗi mà biết tu sửa thành người cao quí. Hay nói cách khác, người biết năng làm điều thiện thì dần tiến thành người quân tử, cao hơn là thành Phật. Người không tu, hay làm việc bất thiện dần tiến đến tiểu nhân, vô dụng.

Tạp chí là báo, mà Phật pháp như con thuyền như ngòi bút chiến đấu trừ tà hiển chính, giúp chúng sinh tu tập giác ngộ.

Tạp chí là báo, mà Phật pháp như con thuyền như ngòi bút chiến đấu trừ tà hiển chính, giúp chúng sinh tu tập giác ngộ.

30 năm Tạp chí Nghiên cứu Phật học chuyển tải thông điệp gắn kết giữa Đạo và Đời

Một số đóng góp tới Tạp chí Nghiên cứu Phật học

Để góp phần vào cùng với Tạp chí Nghiên cứu Phật học để cung cấp tri thức Phật học, pháp bảo tới muôn nơi, mọi người học đạo tu đạo giác ngộ, bình an bền vững. Bản thân học giả xin góp ý đôi chút về Tạp chí Nghiên cứu Phật học:

Tạp chí Nghiên cứu Phật học đã được cấp phép hoạt động nhưng cần hoàn thiện chỉ số mã vạch ISSN để đảm bảo như các Tạp chí khoa học khác trong nước và quốc tế, một khi có mã vạch thì giá trị cuốn tạp chí rất cao.

Được biết Ý nghĩa về mã số tiêu chuẩn quốc tế cho xuất bản phẩm nhiều kỳ hay viết tắt là ISSN (tiếng Anh: International Standard Serial Number) là một dãy số độc nhất gồm tám chữ số, được dùng để nhận dạng một xuất bản phẩm nhiều kỳ, dạng giấy in hoặc điện tử như tạp chí định kỳ, tạp chí chuyên khảo, báo, bản tin, xuất bản phẩm thông tin, niên giám, báo cáo thường niên, kỷ yếu hội nghị hay hội thảo, phụ trương hay phụ bản của các xuất bản phẩm nhiều kỳ. Nhiều xuất bản phẩm có ở cả hai dạng in và điện tử nên được ISSN xếp vào hai loại là: ISSN in (p-ISSN) và ISSN điện tử (e-ISSN hay eISSN). Hệ thống ISSN được phác thảo như một tiêu chuẩn quốc tế ISO vào năm 1971 và được ấn hành với tên gọi ISO 3297 vào năm 1975. Tiểu ban ISO TC 46/SC 9 là cơ quan quản lý tiêu chuẩn này (1). Ta có thể tham khảo thêm mã số mã vạch ở tài liệu tham khảo thứ 15 cuối bài viết.

Vì gần đây một số học viên, nghiên cứu sinh khi học điều kiện cần hoàn thiện viết bài đăng trên Tạp chí, báo tiêu chuẩn, Tạp chí Nghiên cứu Phật học chưa đáp ứng được về mã vạch điều kiện trong khoa học. Mặt khác một số nhà khoa học khác trong hội đồng thẩm định khoa học lại chấp nhận vì không để ý về mã vạch của Tạp chí. Chỉ cần vấn đề này tuy rất nhỏ nhưng đã làm cho góc nhỏ khoa học nói chung, Phật học nói riêng lao đao, giảm uy của Tạp chí Nghiên cứu Phật học. Có người nói cần chất lượng bài của tạp chí không quan trọng mã vạch, nhưng họ đã quên mất cái điều kiện cần và đủ của một vấn đề qui trình trong khoa học của nhà nước.

Hội đồng biên tập Tạp chí nghiên cứu Phật học.

Hội đồng biên tập Tạp chí nghiên cứu Phật học.

Đóng góp của Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội trong 30 năm qua

Tạp chí cần được điều chỉnh in loại giấy thường hay màu để đảm bảo kinh phí ổn định hàng năm. Gần đây học giả thấy mỗi năm xuất bản Tạp chí Nghiên cứu Phật học hầu như bị âm kinh phí tới vài chục triệu đồng, để giảm thiểu âm kinh phí xuất bản, ta cần để ý in giấy thường nhưng tốt, rẻ, khi ảnh nào trang dòng nào cần màu thì ta mới in để phù hợp khoa học với một số báo như: Tạp chí báo cộng sản, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, Tạp chí khuông Việt, Tạp chí triết học, Tạp chí khoa học xã hội…

Tạp chí là báo, mà Phật pháp như con thuyền như ngòi bút chiến đấu trừ tà hiển chính, giúp chúng sinh tu tập giác ngộ. Như một lần, trong một bức thư gửi trí thức Nam Bộ, trong đó có các nhà báo, (25/5/1947) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Ngòi bút của các bạn cũng là những vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính, trừ tà, mà anh em văn hóa trí thức phải làm cũng như là những chiến sĩ anh dũng trong công cuộc kháng chiến để tranh lại quyền thống nhất và độc lập cho Tổ quốc”(2). Chủ tịch Hồ Chí Minh từng ca ngợi ngòi bút của nhà báo như thế, Tạp chí Nghiên cứu Phật học cũng rất giá trị và mầu nhiệm như chúng ta đã biết.

Kính thưa quí vị, học giả nghiên cứu bài viết này đã khái quát Giáo lý của Phật giáo, tầm quan trọng của Tạp chí Nghiên cứu Phật học, góp một số ý như viết bài đăng cần chất lượng, gọn gàng, cân đối, in giấy cho phù hợp, giảm thiểu kinh phí, có thể hoàn thiện thủ tục để có chỉ số mã số mã vạch ISSN cho Tạp chí Nghiên cứu Phật học để có giá trị trong nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thích Minh Châu (dịch) (2011), Kinh Pháp Cú, Nxb Hồng Đức.

2. Tuệ Sỹ dịch (2008), Kinh A Hàm 4 tập, Nxb Phương Đông.

3. Thanh Kiểm (dịch) (2020) Thiền Lâm Bảo Huấn, NXB Thanh Niên.

4. Hồ Chí Minh, toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 4, tr161-162.

5.Tạp chí Cộng sản (1921), “Phong trào cách mạng ở Ấn Độ”, Tạp chí Cộng sản tiếng Pháp, số 18 – 19 tháng 8, 9 năm 1921.

6.Lê Mạnh Thát (2006), Toàn Tập Trần Nhân Tông, Nxb Phương Đông.

7. Nguyễn Lang (2014), Việt Nam Phật Giáo Sử Luận, Nxb Văn Học, HN.

8. Thích Minh Châu (dịch) (2014), Trung Bộ Kinh, Phẩm Không Tánh, Kinh Tiểu Không, NXB Hồng Đức.

9. Thích Thanh Từ (1992), Thiền Tông Việt Nam cuối thế kỷ XX, Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh.

10. Phân viện nghiên cứu Phật học (2004), Từ Điển Phật Học Hán – Việt Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

11. Viện Trần Nhân Tông, ĐHQGHN – Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (2017), Kỷ Yếu Hội Thảo Quốc Tế Phật giáo Nhập Thế Và Các Vấn Đề Xã Hội Đương Đại, Ninh Bình, 12/2017.

12. Tạp Chí Nghiên Cứu Phật Học (số 5, 2017), Để tâm vô trụ khi làm từ thiện, Cơ quan ngôn luận của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam

13. Nguyễn Đức Diện (2018), Thiền Phật giáo và giá trị của nó đối với sức khỏe con người, Tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 5/2018.

14. Giáo hội Phật giáo Việt Nam – Đại học Quốc gia Hà Nội (2019), Trần Nhân Tông và Phật giáo Trúc Lâm đặc sắc tư tưởng, văn hóa, Nxb Đại học quốc gia HN.

15. Bộ Thông Tin và Truyền Thông (2015), Thuyết Minh Dự Thảo Tiêu Chuẩn Quốc Gia, Thông Tin Và Tư Liệu – Định Danh Số Cho Đối Tượng, Hà Nội.

CHÚ THÍCH:

1. https://vi.wikipedia.org/wiki/ISSN

2. https://www.bqllang.gov.vn/danh-sach-khach-vieng.html?id=2940:ve-mot-cau-noi-cua-bac-ho-voi-bao-chi

> Dòng sự kiện Tạp chí Nghiên cứu Phật học

loading...