Sống an vui

Đời khổ hay vui là do bản thân mình

Thứ sáu, 29/09/2020 03:24

Trong cuộc sống con người, bất kỳ ai cũng phải trải qua sinh, lão, bệnh, tử và không ai là không có niềm vui và nỗi khổ. 

Trong cuộc sống, để có sự an lạc trong thân tâm, quý vị nên thực tập nguyên tắc

Trong cuộc sống, để có sự an lạc trong thân tâm, quý vị nên thực tập nguyên tắc "biết đủ là giàu có nhất". Ảnh minh họa.

Theo giáo lý nhà Phật, “tâm là gốc của vạn pháp” vì vậy, khổ hay vui cũng do tâm sinh mà cũng do tâm diệt.

Cuộc đời con người là kiếp trầm luân, chẳng biết trước sẽ thế nào, nay có thể tốt đẹp lắm, rực rỡ lắm nhưng mai đã khác rồi. Trong kinh Phật (Kinh Pháp Cú) có dạy 4 điều:

Chỉ có ta làm điều tội lỗi;

Chỉ có ta làm điều ô nhiễm;

Chỉ có ta tránh điều tội lỗi;

Chỉ có ta gội rửa cho ta.

Trong sạch hay ô nhiễm là tự do ta, không ai có thể làm cho người khác trong sạch hay ô nhiễm được.

Biết đủ thì người nghèo khổ cũng vui

Đây là nguyên lý sống do đức Phật chứng ngộ mà nói ra, không phải do suy luận vu vơ, huyền hoặc.

Ngài chỉ cho con người biết cách làm chủ bản thân đem lại giá trị bình đẳng cho con người, bằng cách mình làm lành được hưởng phước, làm ác chịu khổ đau. Con người có quyền làm chủ chính mình, nên hư, thành bại, phải quấy, tốt xấu đều do con người tạo lấy, không một đấng nào có quyền ban phước, giáng họa. Đó là chân lý nhiệm mầu mà Ngài đã soi sáng cho kiếp sống con người.

Cuộc đời của bạn khổ hay vui là do chính bản tâm của bạn quyết định. Ảnh minh họa.

Cuộc đời của bạn khổ hay vui là do chính bản tâm của bạn quyết định. Ảnh minh họa.

Người nào thích trác táng ăn chơi sa đọa để rồi giam mình trong ngục tù tội lỗi, làm khổ mình, hại người... thì cuối cùng phải nằm bên bờ vực thẳm. Còn nếu chúng ta tập thói quen tốt giúp người, cứu vật hướng đến chân thiện mỹ, làm người có nhân cách, sống có đạo đức, luôn vì lợi ích chung, không vì lợi ích riêng tư thì an nhiên, tự tại trên bờ giác ngộ vậy.

Giác ngộ hay vực thẳm là do hành động của mỗi người tạo nên qua thân, miệng, ý. Khi chưa biết tu như lúc khai hoang làm rẫy thấy rắn thì ta tìm cách đập chết, nay biết tu rồi thấy rắn thì tránh không đập mà gửi một ý niệm cho kiếp sau nó được hóa kiếp thiện lành. Đó là từ vực thẳm chuyển thành giác ngộ. Vì vậy, nhân quả có thể thay đổi được, qua cách chuyển nhân, thân không làm ác mà hay làm thiện.

Thường tạo nghiệp lành để sống an vui

Bạn có thế đầy quyền lực ngày hôm nay, nhưng đừng quên rằng, thời gian còn nhiều quyền lực hơn bạn.

Một cây có thể làm được hàng triệu que diêm, nhưng một que diêm cũng có thể thiêu hủy được hàng triệu cây.

Hãy là người tốt và làm những điều tốt, và tốt hơn thế nữa nếu bạn không kể công, tự hào, ngã mạn về những điều tốt mà bạn đã làm.

Bỏ lại bên đời

Chẳng phải chuyện ta, chuyện của đời

Giàu, sang, xấu, đẹp...khắp muôn nơi...

Dở, hay, phải, trái trong thiên hạ

Vướng mắc...bao giờ tâm thành thơi?

Lấy, bỏ, ghét, thương...chuyện của người

Chung tình hay sống bạc như vôi

Kẻ theo chân Chúa, người theo Phật

Xem lại...không là chuyện của tôi!

Ngẫm... nhiều năm trước mình chưa có

Vẫn nhấp nhô đời...sóng khổ, vui...

Trần gian tám gió không ngừng thổi

Bản chất nhân hoàn mãi thế thôi!

Chuyện của tương lai, chuyện đất trời

Âu sầu, lo nghĩ...sống không vui...

Đường đời vốn dĩ không bằng phẳng

Chấp nhận vô thường... sống nhẹ lơi!

Chẳng phải chuyện ta, khéo biết... lờ!

Sự đời sai, đúng... rối vò tơ

Lắm khi càng gỡ càng thêm rối

Sinh tử, khéo lo một ván cờ!

Thôi nhé, vẫy chào những được, thua...

Lao xao trần mộng đã bao mùa.

'Bốn nơi quán niệm' nay nhìn lại

Để biết Tâm này đã...sáng chưa?

Thích Tánh Tuệ - Như Nhiên

loading...