Hỏi - Đáp
Đời này, đời sau tùy thuộc một niệm và mười niệm
Thứ bảy, 22/10/2019 10:20
Trong Quán kinh nói mười niệm là có lý do. Bởi người mắc bệnh gầy yếu, sức kém, tâm yếu đuối cần phải xưng 10 lần đức Di Ðà để trợ lực cho tâm niệm bên trong. Nếu kẻ có tâm mạnh mẽ không mê muội thì chỉ được một niệm liền được vãng sanh.
>>Phật tử có thể đọc loạt bài về Lời Phật dạy
Hỏi: Vấn đề dễ hành, khó hành và quán thân là bồ đề, yếu chỉ ấy đã rõ ràng không còn thắc mắc nữa. Xét nghĩ, con người sống trong thế gian, thế gian thoáng mau như chớp lóe xẹt, một niệm sai lạc rồi thì ăn năn không kịp. Người tu đạo đã không yêu tiếc tâm há lại yêu luyến thân, thân mình còn không thương yêu há lại thương yêu thân ngoài ư? Thường sợ hơi thở đi ra rồi không trở lại phải thuộc đời sau như cỏ bồng trong gió cuốn mờ mịt không biết về đâu. Xin ngài chỉ bày pháp một niệm và mười niệm ngõ hầu dự bị cho đời này và đời sau.
Ðáp: Gặp được pháp môn tịnh độ là có phước nghiệp và công đức lớn vậy. Hàng nhị thừa ngưng thần trong cảnh giới hư vô, đắm trước ngoan không sợ hãi các tướng, chẳng nghĩ đến chúng sanh nên không có tịnh đoä. Chỉ có đại thừa mới có Tịnh độ mà thôi.
Kinh Bi Hoa nói: “Phật A Di Ðà, thuở xưa là vua Chuyển Luân tên Vô Tránh Niệm có đủ các báu và ngàn người con. Nhờ có Ðại Thần Bảo Hải làm Thiện tri thức, nên ngài ở nơi đức Phật Bảo Tạng phát bồ đề tâm, nguyện giữ lấy cõi Tây phương Cực lạc tịnh độ”. Trong tất cả các kinh, những vị Phật Bồ Tát Thinh Văn đều là ngàn người con của ngài thưở xưa cả. Trong đó vị thái tử đều tên Bất Thuấn tức ngài Quán Thế Âm. Vị kế tên Ma ni là ngài Ðại Thế Chí. Vị kế nữa tên Vương Chúng là ngài Văn Thù Sư Lợi. Vị kế nữa tên Năng-già-nô là ngài Kim Cương Trí Tuệ Quang minh Bồ Tát. Vị kế nữa tên Vô Uý tức là Liên Hoa Tôn Như Lai. Vị kế nữa tên Am-bà-la tức Hư Không Quang Minh Bồ Tát. Vị kế nữa tên Thiện Tý tức Sư Tử Hương Bồ Tát. Vị kế nữa tên Miên đồ tức ngài Phổ Hiền Bồ Tát. Vị kế nữa tên Mật-Tô tức là Phật A Súc.
Ngài Vương tử Mật-tô từ khi phát tâm đến nay, mỗi lúc đi, ở từng bước chân từng tâm niệm đều luôn niệm chư Phật. Hiện nay ngài đã thành Chánh giác sanh về cõi Diệu Lạc. Chúng ta đây cũng thấy mình đi trên đường rộng, bước chỗ rừng sâu thì có khác gì cái thấy của Ngài Mật tô. Như vậy lúc vào nơi náo nhiệt, khi đi chỗ bình yên, với đủ vẻ trang nghiêm hay đang ngựa xe vội vã há chẳng thể dụng tâm niệm Phật trong từng bước một được ư? Ðược thế thì so với xưa, tiết tháo vẫn không sai khác vậy.
Phàm lúc uống ăn, làm việc, giao tiếp trong vòng sanh tử, không ai không có hơi thở ra vào. Một hơi thở ra mà không trở lại thì thuộc đời sau đúng như điều ở trên đã hỏi. Người ở đời phần nhiều dùng ngọc báu, thủy tinh, kim cương, hột bồ đề hoặc các thứ cây để làm chuỗi. Chúng ta nếu lấy hơi thở làm chuỗi, tùy theo hơi thở mà xưng niệm Phật tức có chỗ nương nhờ thì đâu còn sợ “hơi thở không trở vào liền thuộc đời sau” (chẳng còn lo tái sanh). Tôi thường đi đứng nằm ngồi đều dùng chuỗi hơi thở này, giả như có ngủ mê thì ngậm Phật mà ngủ, tỉnh dậy liền tiếp tục. Như thế chắc chắn trong mộng sẽ được thấy Phật. Như cọ cây lấy lửa, khói là tướng trước của lửa, thấy có khói thì lửa sẽ co ù; cũng vậy trong mộng thấy Phật thường xuyên thì tam muội chắc chắn thành, tương lai chắc chắn được tận mặt thấy đức Phật Di Ðà, được thân cận ngài và được ngài thọ ký. Ðược như thế thì muôn việc chẳng mất một điều gì vậy. người hãy nên cố gắng!
Hỏi: Một niệm vãng sanh và mười niệm vãng sanh, điều nào đúng?
Ðáp: Chỉ một niệm được vãng sanh trụ vào hàng bất thối. Ðây là điều đúng vậy. như Phật nói: “báng Phật, huûy kinh, đánh tăng,chửi thánh, làm tội ngũ nghịch tứ trọng đều chỉ một niệm mà ác nghiệp thành tựu, đọa vào vô gián địa ngục nhanh như tên bắn. Nay niệm phật sanh về tịnh độ, cũng chỉ một niệm mà thiện nghiệp thành tựu, vãng sanh cực lạc chóng tợ co tay. Một niệm trước ngũ ấm diệt, một niệm sau ngũ ấm sanh giống như sáp đèn cầy dính vào vật, sáp hết thì thành dấu. Như thế còn chẳng cần đến hai niệm há cần đến mười niệm ư?
Lại một niệm như kinh nói: Chú Sa di thích ăn Lạc tô, chỉ vì khởi một tâm niệm ham muốn mà sau bị sạnh làm con trùng trong lạc tô. Hay như vợ trưởng giả Ðại-Tát-bà ngồi soi gương tự yêu thích thân mình, sau đi trên biển bị gió thổi lật thuyền làm chết đuối, sanh làm trùng trong tử thi của mình, cứ vui chơi qua lại chẳng rời tử thi ấy. Ðó đều là một niệm chẳng phải mười niệm.
Lại Kinh Ðại Vô Lượng Thọ nói “Chỉ một niệm niệm Phật cũng đều được vãng sanh”. Trong Quán kinh nói mười niệm là có lý do. Bởi người mắc bệnh gầy yếu, sức kém, tâm yếu đuối cần phải xưng 10 lần đức Di Ðà để trợ lực cho tâm niệm bên trong. Nếu kẻ có tâm mạnh mẽ không mê muội thì chỉ được một niệm liền được vãng sanh.
Phi Tích Thiền Sư
Tịnh Sĩ dịch