Kiến thức

Đối xử bình đẳng đối với tất cả chúng hữu tình

Chủ nhật, 27/10/2021 08:22

Cả hai Phật giáo Đại thừa và Nguyên thủy nhận thức rằng các loài động vật cũng là những chúng sanh, nghĩa là chúng có tri giác và có thể đau khổ. Vì cả hai con người và động vật là những chúng sanh cùng đang quay trong vòng tái sanh liên tục trong cuộc sanh tử luân hồi.

Sự hiểu biết này khắc sâu một cảm giác gần gũi đối với thế giới động vật và phát triển sự nhận biết rằng về căn bản chúng ta cũng không khác gì với các loài động vật.

Sau khi đã phát triển sự nhận biết rằng loài thú cũng đau khổ, Đạo Phật một cách rất rõ chỉ ra rằng, thật không tốt cho bất cứ loài hữu tình nào chịu đau khổ và người ta nên tránh gây ra những đau khổ như vậy và cố gắng làm cho mất đi khi nó hiện hữu. Như vậy, giới đầu tiên của Phật giáo dành cho người Phật tử là cố gắng tránh xa sát sanh, làm tổn hại hay gây đau khổ cho bất kỳ chúng sanh nào bao gồmcon người và thú vật. Đức Phật lên án việc gây ra đau đớn cho các sinh linh.

Cả con người và động vật là những chúng sanh cùng đang quay trong vòng tái sanh liên tục trong cuộc sanh tử luân hồi.

Cả con người và động vật là những chúng sanh cùng đang quay trong vòng tái sanh liên tục trong cuộc sanh tử luân hồi.

Tinh thần bình đẳng trong Phật giáo

Đây có lẽ dường như là lý do chính mà Đức Phật đối lập với các nghi thức tế lễ được thực hiện trong thời kỳ Vệ Đà, trong các tế lễ ấy những con vật vô tội đã bị họ sát hại. Một lý do không kém quan trọng nữa là sự chặt đốn cây cối, vì những thân cây được yêu cầu trong quá trình thực hiện tế cúng đúng pháp. Kinh Cứu La Đàn Đầu thuộc Trường Bộ Kinh lên án hành động cố ý phá hoại thiên nhiên với danh nghĩa tế cúng các vị Thần Trời.

Do vậy, nền tảng căn bản của đạo đức Phật giáo là không làm tổn hại các loài động vật và có tình thương (tâm bi) đối với tất cả chúng hữu tình, không phân biệt giữa chúng sanh 2 chân, 4 chân hay là không có chân. Do vậy, Kinh Tập đã diễn đạt những cảm xúc của Đức Phật như sau:

Bất cứ loại hữu tình có hơi thở nào

Dù chúng yếu ớt hay khỏe mạnh

Bất luận chúng dài hay lớn

Hay trung bình, hoặc ngắn hoặc nhỏ

Hoặc mập, cũng như hữu hình, vô hình

Hay chúng ở xa hoặc gần

Hiện hữu hoặc chưa hiện hữu

Cầu mong tất cả chúng sanh đều được thọ hưởng phước lành. 

Dịch:

Mong tất cả những ai

Hữu tình có mạng sống

Kẻ yếu hay kẻ mạnh

Không bỏ sót một ai

Kẻ dài hay kẻ lớn

Trung, thấp, loài lớn, nhỏ.

Loài được thấy, không thấy

Loài sống xa, không xa

Các loài hiện đang sống

Các loài sẽ được sanh

Mong mọi loài chúng sanh

Sống hạnh phúc an lạc.

loading...