Sách Phật giáo

Đồng nhất thể (P.1)

Thứ hai, 15/03/2016 03:23

Paul Carus đã tán tụng Đức Phật như là: Người đầu tiên thực chứng; người đầu tiên phát triển chủ nghĩa nhân đạo; người đầu tiên có tư tưởng tự do cấp tiến; người đầu tiên đả phá thần tượng; và là nhà tiên tri đầu tiên về tôn giáo của khoa học.

Lời nói đầu

Đa số chúng ta, ít ra đã có một lần, từng đọc qua lời tuyên bố nổi danh của nhà bác học Albert Einstein, tôi xin dịch lại cho sát ‘ý của Eninstein từ Tây sang.’

“Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo của vũ trụ.  Nó cao cả hơn một thượng đế nhân tạo và loại bỏ những giáo điều và thần học. Bao gồm cả thực tại và tâm linh, nó nên được đặt trên nền tảng của một tôn giáo trí tuệ, vượt trên tất cả những kinh nghiệm của hiện tại,  tự tánh và Tâm Thức, đầy ý nghĩa ‘Đồng Nhất Thể.’ Phật Giáo đáp ứng được công án này.

“The religion of the future will be a cosmic religion. It would transcend a person God and avoid dogmas and theology. Covering both the natural and the spiritual, it should be based on a religious sense, arising from the experience of all things, natural and spiritual, as a meaningful unity. Buddhism answers this description.” Albert Einstein
 
Như nhiều bật thiện tri thức, học giả và khoa học gia và chính tôi đã viết trong những bài về Phật Giáo và Khoa Học, hầu hết đa số đồng nhất trí và có cùng quan niệm tương tự, đó là Phật giáo không phải vì thấy khoa học quá văn minh tiến bộ nên bắc quàng làm sang, nhận bà con xa với khoa học hiện đại mà ngược lại.  Khoa học không chứng minh nổi Phật giáo vì Phật Giáo đi trước khoa học gần 3000 năm từ trong quá khứ và đã vượt xuyên qua khoa học nhân văn hơn 3000 năm trong vị lai.  

Albert Einstein cũng từng nói:  “Những điều tôi biết, Đức Phật đã nói ra trong kinh điển Phật giáo.”  Dĩ nhiên những điều tôi ‘vọng ngữ’ về luật vũ trụ ở đây cũng đã được ‘ngụ ý, ẩn ngữ’ trong những kinh điển Phật Đà.  Không ai cấu tạo ra luật vũ trụ mà nó chỉ là ‘như thị, như vậy.’

Tôi sinh ra trong một gia tộc Lương Giáo, thờ cúng ông bà tổ tiên.  Ông nội và Ông ngoại tôi là nho sĩ.  Họ sinh cùng thời với Trần Tế Xương, sau khi triều đình ta bỏ lối thi Hương thi Hội để theo Tây học, người thì trở thành thương gia thành công và người là công chức, thanh nhàn.  Tôi may mắn được sống trong cái tuổi thần tiên đó bên ba má thương, có những dì cậu và ông bà tràn đầy hạnh phúc không biết lo lắng đau khổ là gì và trong những ngày xa xưa đó chỉ có duy nhất bà ngoại tôi là tụng kinh niệm Phật, các cậu dì và tôi thường nghe bà tụng hàng đêm, âm hưởng tức cười vì không hiểu bà tụng tiếng gì mà chính bà cũng không hiểu để giải nghĩa nữa.  Dĩ nhiên, tượng Phật, kinh kệ, hương, chuỗi hạt, chuông mõ là thuộc về ‘mệ’ ngoại tôi nhưng những nải chuối, hoa quả, bánh trái, xôi chè trên bàn thờ là ‘thuộc lòng...của chúng tôi,’ tất cả sẽ chui vào bụng, nằm trong ‘lòng bồ đề’ của chúng tôi sớm hơn dự định.  Tuổi thơ hồn nhiên ở nhà Ngoại, vô tư ăn oản Phật rồi bị ‘nhập tâm’...Phật từ thuở đó mà không hay biết.

Khi lớn lên, tôi được đào tạo trong môi trường khoa học tây phương, thuần túy luận lý thay vì triết lý tâm linh và huyền diệu của Phật học.  Tuy nhiên không hiểu sao trong vòng vài năm sau này tôi nhìn đâu cũng ‘méo mó’ Phật Pháp, thấy cái gì cũng là phật là pháp và xử dụng nó như là một phương thức đa dụng để giải thích và giải quyết những cái nợ đời, ‘hiện hữu thực tại’ trong cái cõi Ta Bà, tạm bợ, như điện như ảo này nhất là trên lãnh vực chuyên môn nghề nghiệp của khoa học (Enginering, Math, Science,) thông tin kỹ thuật (Information Technology,) và quản trị kinh doanh (Business Management, Corporated Operations.)

Cái nhân duyên Phật mà Mệ ngoại tôi vô tình ‘cấy’ vào các cậu và các dì, và nhất là tôi, nó đã ‘nhập tâm’ cho đến vài chục năm sau mới ‘tái phát.’  Rồi như thế bổng nhiên ‘nó’ đến vào lúc tuổi tôi ‘không’ còn đôi mươi nữa, quá bất ngờ.  Nó tới không thèm chào hello, thỉnh thoảng nó đi bụi đời, bặt đi một thời gian không thèm từ biệt, goodbye, hay gọi về say Hi.  Tôi cũng không màn, lẫn không cố tâm đi tìm gọi nó về; tôi cũng không cố tình bỏ nó mà đi vì tôi ‘không đến, không đi’ chỉ có nó đến và đi xuyên qua tôi, rồi lại đến, đi xuyên qua tôi ‘kéo’ (pull) theo những cái nghiệp ‘khổ đau’ nặng nề, tưởng không chịu đựng nổi nữa.  Cái nghiệp dĩ không biết từ đâu ùn ùn cuốn tới như sóng trọng trường (gravitational waves,) sóng sau đùn sóng trước, chưa kịp đối phó, giải quyết thì nó trôi đi nhanh chóng qua mau, đi xuyên qua tôi như những vô sắc tướng (dark matter) và năng lượng tối (dark energy) trong vũ trụ.

Những người mới thành tâm tu học Phật, điều bị xấc bấc xang bang, khốn nạn với cái nghiệp chướng này.  Nó như cái nghiệp xấu, xui xẻo, lù lù, dẫn xác đến làm ta phải hứng chịu đau khổ, trải qua kinh nghiệm với nó, rồi thì oán trời trách Phật: Tại sao tôi ăn hiền ở lành, thành tâm tu hành lại càng bị hứng thêm xui xẻo khổ đau?  Đôi khi tự hỏi lòng: Nếu ‘Nó’ không biết nghĩ thiện làm ác thì cái gì là bản lai diện mục của Nó?  
 
Vì ‘Nó’ quá kinh khiếp (repulsive) cho nên dù muốn dù không, chúng ta bắt buộc phải dùng ‘đài gương, kiếng chiếu yêu,’ để soi thấy được cái nguyên hình (bản lai diện mục) của nó và biết được cái bổn tính của nó.  Bổn tính của ‘Nó’ không phải là ‘yêu quái’ như đa số chúng ta lầm tưởng nhưng nó như là những kim cang khuyên của thập nhị nhân duyên liên miên giáng xuống như sấm sét trên đầu mình.  Tuy tâm tưởng biết như vậy nhưng đa số chúng ta ‘chưa’ đủ nội lực của ‘Cữu Dương Chân Kinh’ lẫn kinh nghiệm hành trì của ‘Càn Khôn Đại Nã Nhi Tâm Pháp’ để phá nổi quái trận kim cang phục ma khuyên này.   

Cũng như những phương cách thí nghiệm hiện tại của những công ty trên thế giới, tôi tư tâm, lợi dụng phương tiện khoa học, văn minh của truyền tin trên internet, mạo muội thẩy đại (post) những vấn nạn, công án (koan,) này lên websites để mong rằng chúng ta sẽ cùng nhau suy nghĩ, giúp nhau thử nghiệm (test) và cố tìm ra những giải pháp hữu hiệu để xoay chuyển thế cơ này.  Tương tự như ông bà ta thường nói: Một cái đầu làm chẳng nên non nước gì, 3 cái đầu cụng lại với nhau thì bể đầu to.  Nhưng tổ tiên chúng ta cũng cảnh cáo rằng ‘lắm thầy Việt, thúi ma Nam.’  

Một cái não của mỗi người Việt chúng ta đã là ‘duy ngã độc tôn’ không cần tới 2, 3 cái ngã độc tôn khác nữa.  Không có ai trong thiên thượng thiện hạ có ‘cái đỉnh cao trí tuệ’ cao hơn ‘Ta’ trừ ‘Ta’ tự cao hơn Ta ra?  

Trước khi tiếp tục đàm luận với nhau trên tinh thần học hỏi, thân mật, tha thứ, từ bi quãng đại, miễn chấp nếu có những ai ý bất đồng, tự tâm gợn tí sân si thì ráng mà chịu vì nó không phải là vấn đề trọng đại của tôi và tôi cũng không tròng cái nợ oan gia đó vào cổ mình. 

1. Giới thiệu

Tôi tái khẳng định là triết lý Phật Giáo có thể chứng minh khoa học mà khoa học chưa chắc đã chứng minh được tất cả về Phật Giáo.  Tôi tự tin, Phật Giáo không những chứng minh khoa học mà còn giải thích được những thắc mắc tâm lý lẫn triết lý đầy nan giải của khoa học biện chứng.  

“Tôi không muốn làm Thầy ai cả, nếu muốn thì chỉ làm Thầy chính mình mà thôi... Một vị Thầy thật (chân Sư) là người dạy cho đệ tử nhận ra ông Thầy của chính mình bên trong (le maître intérieur)... Ðức Phật là một chân Sư, ngài thành Phật và dạy cho chúng ta khai triển Phật Tánh của mình để thành Phật như ngài.” (Thích Trí Siêu, Ngã Tâm Linh)

Riêng tôi thì không bái sư không nhận đệ tử vì tất cả chúng sinh, con người từ ngu cho đến trí, ngay cả vô lượng vật trên thế gian này điều là sư phụ của tôi, không còn sót lại ai để bái sư hay thâu làm đệ tử nữa.  Nói theo tinh thần bát nhã: Đầy sư phụ; Không đệ tử! (Full of masters, empty of pupils!)  Không còn Thầy để học, không có Trò để dạy! (Emptiness of Emptiness!) 

Lý Tiễu Long nói: Người có trí học được từ câu hỏi của người ngu muội hơn là người ngu có thể học được từ câu trả lời của nguời khôn. Ngạn ngữ cũng có câu tương tự, “Thà làm đầy tớ kẻ trí hơn làm thầy dạy kẻ ngu.” Làm đầy tớ kẻ trí còn học được chút khôn chứ làm thầy kẻ ngu thì cũng như đàn gãy tai trâu. 
 
Trí tuệ không cần phải học, tự nó có sẵn trong mỗi chúng ta, chỉ cần vén cái màn vô minh, ‘si muội,’ là tuệ nhãn hiện tiền (Nhi sinh kỳ tâm.)  ‘Ngu muội’ trong Phật Giáo không phải là ‘ngu dốt’ như trong trí thức.  Cho nên đừng nên nổi sân khi bị gọi là ‘ngu muội’ vì nếu bạn nổi sân thì xin bạn hãy chỉ ra một cá nhân  trong 7 tỷ người trên đời này mà bạn đã gặp hoặc đã quen biết là không bao giờ ‘vô minh?’  

‘Dốt’ có thể ‘chữa’ được bởi nhờ có chí học hỏi và trau dồi kiến thức.  Theo kinh nghiệm cá nhân thì tôi càng học đại, học nhiều càng thấy mình càng đại ngu dốt, không đạt tới ‘vô học’ mà toàn là ‘học lậu.’  Nhưng vì tôi đã nhận ra tôi ngu nên tôi cố gắng dựa cột để học hỏi, mà càng học nhiều thì càng thấy mình càng dốt hơn cho nên càng phải học nhiều thêm nữa.

Tốt nhất là cố trở về, tìm lại cái bản lai diện mục, tự tánh trí tuệ của mình, để bớt vô minh, đỡ ngu muội, và may ra chữa được luôn bệnh ‘ngu dốt,’ chấp ngã, bẩm sinh của chính mình?

2. Tâm sự bí mật

Đa số kinh điển Đại Thừa viết theo đường lối hàn lâm bác học dựa trên văn hóa Trung Hoa với những triết lý khá cao siêu, rất hấp dẫn để tu học nhưng rất khó giảng dạy nếu giảng sư không có đủ trí tuệ và kiến thức cao.  Theo tôi, dù có nhiều loại kinh điển Đại Thừa không phải từ nguyên thủy Phật thuyết cũng không sao, miễn là diễn giải theo ý Phật là có thể tạm chấp nhận chỉ trừ không biết tại sao có vài chương kinh được chêm vào trong diệu kinh với mục đích và chủ ý chứa đầy độc tố (toxic) như những món ăn Made in China bây giờ thì nên xét lại mà cương quyết loại bỏ.

Đa số những kẻ trí thức và nhất là những người Tây Phương với đầu óc logic, khoa học thực tiển đã hứng thú, nghiên cứu về Phật Giáo cũng từ những kinh điển Đại Thừa này và nhất là khi họ có nhân duyên đọc qua những pháp luận cao siêu của các luận sư trí tuệ.  Tương tự, những kinh điển Đại Thừa này đã tình cờ như một nhân duyên đã ‘lôi kéo’ (pull) tôi vào vòng nghiên cứu triết lý vì tôi, không biết tại sao, đã ‘trì’ được những tư tưởng cao siêu trong kinh điển Phật Giáo qua một ‘lăng kiếng’ độc lập (independent prism,) ở ngoài vô môn quan nhìn ‘quán gà’ vào vô tự kinh.  Tôi không y kinh để giảng nghĩa lẫn lìa kinh để thuyết vì tôi không có ‘thật sự’ đọc hay nghe một cuốn kinh Phật nào cả mà chỉ trì kinh thay vì bị kinh trì. 

Tâm sự, xin giữ bí mật đừng nói cho ai biết, sợ người chê là tôi ngu dốt, họ không thèm đọc những điều ngu muội mà tôi viết ra nữa. Thực ra, tôi có đọc vài trang kinh nhưng không hiểu kinh nói gì, lỗ tai tôi cứ như là trâu bị nghe đàn vậy cho nên tôi chỉ nhắm mắt ‘xờ’ nó thôi vì có đọc nhưng quá si muội không hiểu biết ý kinh.  Và tôi cũng đã cố nhìn vô tự kinh không chớp mắt nhưng không thể ‘đốt’ nổi lửa trí tuệ để soi thấy được cái Không của ‘tự kinh.’ 

Có thể tại vì,

Nếu tôi không biết tôi không biết
Tôi nghĩ tôi biết
Nếu tôi không biết tôi biết
Tôi nghĩ tôi không biết.
*
“If I don't know I don't know
I think I know
If I don't know I know
I think I don't know”

(Logic of Quantum Negation, Tru Huy Le, MSEE, August 10, 2014)

Hình như ý của Françoise Sagan là: Tôi yêu cái điểm điên cuồng, cái gọi là si đó theo tôi chỉ là cái tâm thức của đạo từ bi. 

"I have loved to the point of madness, that which is called madness, that which to me is the only sensible way to love." (Françoise Sagan)

Nhà văn Françoise Sagan cũng viết: Ở một nơi nào đó có cái tuyệt diệu [chưa biết] đang chờ ta khám phá.  “Somewhere, something incredible is waiting to be known.” Françoise Sagan 

Người đã tin [những điều huyền diệu này] thì không cần giải thích; người đã không tin thì giải thích cũng thêm thừa.  TV show, “The Amazing Dunninger,” his motto was “For those who believe, no explanation is necessary; for those who do not believe, no explanation will suffice.” 

Cho nên, đừng vội vàng mà cả tin những điều gì mà tôi trình bày dưới đây nhưng hãy nhìn kỷ những gì mà tôi ‘không’ trình bày dưới đây.

Mời quý vị lên con ‘đò’ Bát Nhã, cùng nhau vượt biên để qua khám phá bờ bên kia.  Ông lái đò này không lấy tiền quá giang nhưng đây là đò Bát Nhã ‘không đáy,’ nếu chỉ còn chấp một niệm vô minh, chấp ngã, là sẽ ngã xuống ‘sông khổ đau’ chết đuối tự mình ráng mà chịu vì ông lái đò cũng không biết bơi để cứu vớt ai cả.  Hay nói trắng ra thì ông ta cũng ‘không màn’ độ ai cả. 

Trước khi vào đề, tôi xin nhấn mạnh, bản lai của lương tri không học mà tự có; cũng như diện mục của chân lý tự nó như thị, có tánh thuyết phục không cần phải tư nghì.  Mà tu học Phật hay đọc những điều Phật luận này, nó hình như khô khan, khó hiểu, không có gì hấp dẫn cho những người vô duyên.  Tâm nguyện viết ra hay vô tình tìm thấy và đọc được những Phật luận này cũng là một tình cờ nhân duyên hy hữu và nếu người viết chịu khó để viết và người đọc ‘chịu khó’ mà hiểu được những ‘quái sự kỳ cục’ này thì một là cả hai cùng ‘điên nặng’ hay cùng ‘ngộ năng?’  Con đường nào đi nửa cũng đưa đến giải thoát khỏi khổ đau; nhất là lúc mà không còn có kẻ đọc lẫn người viết để mà tư duy.  Đó là lúc mà kỳ tâm xuất hiện để tri kiến Phật.

(Năng tiếng Huế còn có nghĩa là nhanh.  Ví dụ, chiếc xe chạy năng. Năng còn có nghĩa căn phồng.  Bánh xe năng, bơm căn cứng hơi.) ‘Ngộ năng’ có nghĩa là ‘đầy Ngộ, năng Giác.’

3. Nhập đề

Aristotle đã cả tin rằng linh hồn ở trong tim, không trụ trong trí não, với nhiệm vụ giải nhiệt cho hệ thống kinh mạch.  Những người khác, như Descartes, nghĩ rằng linh hồn nhập vào thân thể qua cái hạch thần nhãn nhỏ bé của não bộ.  Nhưng không có bằng chứng hiện hữu vững chải, không một trong những giả thuyết này đã được chứng minh.

‘Aristotle was convinced that the soul resided in the heart, not the brain, whose only function was to cool down the cardiovascular system. Others, like Descartes, thought that the soul entered the body through the tiny pineal gland of the brain. But in the absence of any solid evidence, none of these theories could be proven.’  

Carl Sagan vội vàng kết luận sai lầm, não bộ sống (working brain) là tâm thức (mind) và là những phản ứng của không gì hơn ngoài tâm sinh lý. 

“My fundamental premise about the brain is that its workings—what we sometimes call ‘mind’— are a consequence of its anatomy and physiology, and nothing more.” 

Cho dù ngay đến bây giờ, những khoa học gia và những nhà vật lý đang tham gia tích cực trong lãnh vực này và đã cung cấp ngập đầy những dụng cụ mới với những tên được viết tắc như là MRI, EEG, PET, CAT, TCM, TES, and DBS đã làm thay đổi đáng kể trong lãnh vực nghiên cứu não.  Dù thật bất ngờ, ngoài vòng vô minh, với những máy móc này chúng ta có thể thấy xuyên qua sọ những vận hành suy nghĩ trong não sống.   Họ vẫn không hoàn toàn dám tuyên bố là biết hết về Nó.

Up to present, the scientists and physicists have had a pivotal role in this area, they have provided a full new tools with acronyms like MRI, EEG, PET, CAT, TCM, TES, and DBS that have significantly changed the study of the brain.  Suddenly, out of the ignorance, with these mechanisms we could see thoughts the moving things within the living brain.  However, nobody would dare to say that they know completely about it.

Nhà thần kinh học Ramachandran của University of California, San Diego, USA nói, “Tất cả những vấn nạn, công án này đã từng được các triết gia [kể cả Đức Phật Thích Ca, THL] giảng giải và nghiên cứu từ cả ngàn năm. Chúng tôi, những khoa học gia, có thể bắt đầu mới khám phá bởi chụp được những hình ảnh của não và bởi học hỏi từ bệnh nhân với những câu hỏi đúng đắn.”

As neurologist V. S. Ramachandran of the University of California, San Diego, says, “All of these questions that philosophers have been studying for millennia.  We scientists can begin to explore by doing brain imaging and by studying patients and asking the right questions.”

Điều hứng thú là cái bộ não của con người chỉ cân nặng 3 pounds, nhưng nó là hầu như là một vật thể rất phức tạp trong vũ trụ.  Nó là tiểu vũ trụ trong đại vũ trụ.

It is interesting that the brain weighs only three pounds, yet it is the most complex object in the universe.  It is the smaller universes within a whole universe.

Nhà Vật Lý Lý Thuyết Michio Kaku nói: Với những khám phá của The Wilkinson Microwave Anisotropy Probe (WMAP) về vũ trụ chúng ta phải viết lại vật lý và quan niệm khoa học về vũ trụ.  Trong "How Science Will Revolutionize the 21st century and Beyond" (Full Interview)  Dr. Michio Kaku nói: Những sách hóa học (chemistry books) hiện nay đều đã dạy sai lầm, vũ trụ không phải cấu tạo bởi nguyên tử (atoms) nhưng bởi đa số vô sắc tướng (dark matters.)  

4. Khoa học sang trang, chạy quàng

Nếu ‘như vậy’ và khoa học đã khám phá ‘như trên’ thì không những khoa học ‘chạy quàng’ và lịch sử cũng phải ‘sang trang’ như cố Thi Sĩ Bùi Giáng nói.  Ngay cả chúng sinh lẫn nhục thân chúng ta cũng cấu tạo bởi vô sắc tướng (dark matters) vận chuyển bởi vô tướng công lực (dark energy.)  Điều này có nghĩa là chúng ta không phải chỉ cấu tạo bởi ngũ (5) uẩn mà là lục (6) uẩn mà cái uẩn thứ 6th  đó có thể chiếm tới 95%?   

Tình cờ rất hứng thú là Dr. Kaku cũng đã nói cái vô sắc tướng nầy đi xuyên qua ta như là tôi đã ‘kiến’ được nhờ vào nghiên cứu triết lý Phật Giáo.  Chứng minh?

Khoa học đã ‘gián tiếp’ khám phá ra những nguyên lý này qua sóng trọng trường (grativitional waves) với một rừng sách vở và dĩ nhiên là kinh điển Phật Giáo cũng đã viết về cái vô sắc tướng nầy trong vô tự kinh, pháp thần thông thứ 84001st ?  

Tóm lại, khoa học và nhất là đa số chúng ta nhìn thực tại hiện hữu (observable forms and energy) qua lăng kính đo lường của 18 căn trần thức được cấu tạo từ ngũ uẩn, vô thường (impermanent,) thay đổi (change,) động (motion,) vô sở vô trụ (none locality and gravity free) cho đến khi chúng ta suy ra được chân lực của vô sắc tướng (dark matter and dark energy) qua đo đạt được sóng trọng lực (gravitational waves) mới đây.  Chúng ta mới nhận thức được những gì khoa học biết về thiên văn, vũ trụ vật lý từ trước đến nay chỉ có 5% của sắc tướng (observable forms,) còn lại 95% là ‘vô sắc tướng công lực’ (dark matter & dark energy) mà con người đến bây giờ mới gián tiếp đoán biết được chút đỉnh.

Đa số khoa học gia hiện đại đều đồng ý với Thi Sĩ Bùi Giáng là ‘thực tại lịch sử là lịch sử sang trang, chạy quàng.  Đó là thực tại.’ Họ đồng ý tất cả sách khoa học phải viết lại cho khoa học của tương lai, thế kỷ 21st  trở đi.  Tuy nhiên, họ vẫn chưa nhận thức là thực tại luôn luôn ‘chạy quàng,’ như những hạt lượng tử, thay đổi vô thường không bao giờ sở trụ ở trong một quỹ đạo nguyên tử nào cả để mà điểm đúng thực tại.

Trong vài năm nữa khi mà quantum computer sẽ đưa Tâm Thức của chúng ta qua những chiều không gian song song khác nhanh hơn tốc độ của ánh sáng.  Thì chúng ta có thể dùng những kỷ thuật này để giải thích và chứng minh rất nhiều lý thuyết mà kỷ thuật hiện đại mà khoa học chưa đo đạt được trên thực tế.
 
Như trong phim Ma Trận (The Matrix,) một ngày gần đây chúng ta có thể hấp thụ (download) những kiến thức và kinh nghiệm của bất cứ lãnh vực nào từ máy điện lượng tử (quantum computers) trong sátna.  Tuy nhiên, cái máy tối tân nhất chưa bao giờ phát minh bởi nhân loại, thật ra chính là chúng ta; chúng ta là cái máy sinh học điện tử (biological computer) tối tân nhất mà khoa học chưa bao giờ phát minh được vì khoa học vẩn còn luẩn quẩn trong vòng giới hạn của kiến thức nhị nguyên, vẫn còn dựa vào vật chất hardware và vô sắc tướng nhân tạo software dù là chúng ta đã biết cập nhật và áp dụng phần thông minh của Tâm thức nhân tạo (virtual intelligence.) 

Chúng ta sẽ là lưới đế tâm châu (internet mind,) TV, smart phones, computers, ...tất cả đều ở trong tâm não của chúng ta mà ra.  Một niệm là tới nơi mình muốn gởi emails hay đích thân tới.  Đây mới thật sự là tự trong thân mình có báu thôi tìm kiếm, cần chế tạo phi thuyền, máy móc vật chất không tưởng ở đâu xa?  Phật Giáo đã nói đến và biết về cái Tâm Thức phi vật chất với khả năng vượt không gian lẫn thời gian chỉ một niệm là tới bất cứ nơi nào từ hơn 2600 năm về trước.

Nếu ham thích khoa học và muốn biết thêm về những vấn đề này thì tìm đọc, “Lý thuyết của tất cả” (The Theory of Everything, Stephen Hawking) mà tôi sẽ tham khảo để viết về sự tương quan của nó với triết lý Phật Đà trong vị lai.  Khoa học mong đây là một lý thuyết cuối cùng, tối thượng, chủ nhân ông của lý thuyết, là vua của tất cả vua lý thuyết kể cả là vua kinh điển của tất cả tôn giáo.  Nhưng những khoa học gia mong ước như vậy là một chuyện mà cầu khả đắc như vậy là một chuyện khác.  Thường thì 99.99% là chúng ta cầu bất khả đắc.

Hiển nhiên, triết lý tất cả ‘Đồng Nhất Thể’ (Tất cả từ Tâm tạo!) của Phật Giáo đã, đang và sẽ là trí tuệ bao trùm khoa học lẫn tất cả các kinh điển.  Nó là Tri Kiến Phật, có nhiều người ngoại đạo tin Nó là God.  Nó giải thích bất cứ thắc mắc của con người, khoa học, tâm linh, huyền bí lẫn vũ trụ. 

Điều tối quan trọng là nếu muốn biết tất cả (know it all!) thì phải biết hỏi câu hỏi đúng và muốn thấy và nghe câu trã lời đúng và nhất là cho rõ ràng thì phải vén cái màng vô minh, mở mắt, rửa tai mà nghe thấy với tâm lòng cởi mở (open mind) và đầy bao dung.  Nếu không thì cũng như mình đã có viên ngọc trí tuệ Mani trong túi mà si muội không biết dùng thì nó cũng là vô dụng.
 
Tôi xin tạm dịch, “Lý thuyết của Tất Cả (ToE) hoặc lý thuyết cuối cùng, lý thuyết tối thượng, hay Lý Tổ Sư là một giả thuyết độc nhất, bao gồm tất cả, khuôn khổ luận lý của vật lý rằng nó giải thích đầy đủ và liên kết với những khía cạnh vật lý của vũ trụ.” 

“A theory of everything (ToE) or final theory, ultimate theory, or master theory is a hypothetical single, all-encompassing, coherent theoretical framework of physics that fully explains and links together all physical aspects of the universe.”  Wikipedia

Tuy nhiên, những khám phá mới của khoa học và những mong ước tưởng như là giấc mộng của nhân sinh có thể sẽ trở thành sự thật trong tương lai cũng vẫn chỉ là ở trong 5% hiện tại của sắc tướng (observable forms.)  Cái 95% vô sắc tướng công lực (dark matter and dark energy) mà khoa học lẫn tôn giáo vẫn chưa biết rõ ràng chúng nó là cái quái gở gì để diễn tả đừng nói chi chuyện mong ước vào nó? Chúng nó có thể là mặt trái ngược của sắc tướng hay những gì không hiện hữu của bờ bên này, bất khả thuyết?  Cái vô sắc tướng công lực đó không cấu tạo bởi ngũ uẩn, emptiness of five aggregates, không quán được bởi 18 căn trần thức của con người để mà mô tả và tư nghi?  Nó không phải là Không của Không (emptiness of emptiness,) dĩ nhiên là không phải Sắc.  Vậy thì cái gì là bản lai diện mục của Nó?

Nói theo Phật dạy, khoa học như người mù sờ voi, chỉ mới ‘xờ’ tới đuôi voi rồi tưởng đã đi guốc trong bụng voi, cởi thuần được voi rồi vội vàng kết luận đó là chân lý bất di bất dịch.  Sự thật thì khoa học thực tại luôn luôn ‘di và dịch’ từ trước đến nay vì chúng ta ở trong cái vũ trụ di dịch thường xuyên.  Như ví dụ trong kinh Phật, chúng ta ngồi trong con thuyền lênh đênh trên dòng sông sâu, rớt kiếm xuống nước, lại vô minh khắc dấu trên mạn thuyền, định (chấm) tọa độ nơi kiếm rớt để mong trở lại vớt nó lên sau này vậy.  Hay cũng như là chúng ta xây dựng ‘chân lý nhân tạo’ trên lâu đài bằng cát như dã tràng xây cát biển Đông.  

Khoa học luôn luôn xét lại.  Einstein đưa ra những nhận xét sau đây: "Phật Giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật Giáo không cần từ bỏ những quan điểm của mình để chấp nhận khoa học, bởi vì Phật Giáo bao gồm khoa học, đồng thời cũng vượt qua khoa học.  Phật Giáo là một chiếc cầu nối liền tôn giáo và những tư tưởng khoa học. Chiếc cầu Phật Giáo đã kích thích con người khám phá ra những tiềm năng lớn lao nằm sâu kín trong chính con người và trong môi trường sống chung quanh. Phật Giáo siêu việt thời gian và mãi mãi có giá trị."

Trong nhận định của Albert Einstein, có một điểm quan trọng nói lên những sắc thái đặc thù của Phật Giáo đó là PHẬT GIÁO KHÔNG CẦN XÉT LẠI QUAN ĐIỂM CỦA MÌNH ĐỂ CẬP NHẬT HÓA VỚI NHỮNG KHÁM PHÁ MỚI CỦA KHOA HỌC. PHẬT GIÁO KHÔNG CẦN TỪ BỎ NHỮNG QUAN ĐIỂM CỦA MÌNH ĐỂ CHẤP NHẬN KHOA HỌC, BỞI VÌ PHẬT GIÁO BAO GỒM KHOA HỌC, ĐỒNG THỜI CŨNG VƯỢT QUA KHOA HỌC. (Cố Giáo Sư Trần Chung Ngọc chú thích)

Điều thú vị là dù thế nào đi nửa là các khám phá mới của khoa học không có ảnh hưởng trái ngược hay mâu thuẫn đối với tư tưởng Phật Giáo, chưa kể là trong nhiều bộ môn khác tư tưởng Phật Giáo còn đi trước khoa học khá xa.  Điều này không có nghĩa là khoa học khi đúng khi sai mà là như đã nói ở trên vì logic khoa học dựa vào vật chất hiện hữu, sở trụ vào không gian thời gian thay đổi vô thường để đo lường thực tại với dụng cụ 18 căn trần thức đầy sai lạc từ ngũ (5) uẩn cho nên bị giới hạn trong vòng luẩn quẩn của vô minh.  Họ không quán tự tại để thấy được lục (6) uẩn giai không.  Hay, ‘Vô sắc tất thị không sắc; Không sắc tất thị vô sắc’ vì vậy họ chỉ trúng trong giai đoạn nhưng càng ngày càng đi ‘lạc’ xa hơn và cứ tiếp tục ‘trật đường rầy’ bởi những đổi thay, vô thường, khi ẩn khi hiện, vô ngã của rối răm lượng tử (quantum entanglement.)

Nhà triết-học và toán-học nổi tiếng hoàn cầu, Bertrand Russell, trong cuốn Lịch sử triết học Tây Phương (History of Western Philosophy) đã viết, "...Phật-Giáo là một tổng hợp của chiêm nghiệm và khoa học triết lý.  Phật Giáo cổ võ phương tiện khoa học để theo đuổi mục đích cứu cánh thuần lý.  Phật Giáo tiếp tục dẫn dắt khoa học đi xa hơn khi khoa học bị bí lối bởi những khả năng giới hạn của những dụng cụ vật lý hiện đại.”

“...Buddhism is a combination of both speculative and scientific philosophy. It advocates the Scientific method and pursues that to a finality that may be called rationalistic...It takes up where science cannnot lead because of the limitations of the latter's physical instruments.”

Cho nên đừng nên ngu muội để kết luận là những người sinh ra ở Tây Phương không có Phật Tính.  Chúng ta hãy tìm hiểu tại sao những nhân vật nổi danh trên thế giới, và nhiều nhân vật khác nữa mà tôi không thể kể hết ra đây, lại đưa ra những nhận định đầy thiền tính Phật Giáo như sau:

Người nổi tiếng về cuốn thơ Ánh Sáng Á Châu (The Light of Asia), Sir Edwin Arnold khẳng định rằng:  "Tôi thường nói, và tôi sẽ còn nói mãi mãi, là giữa Phật Giáo và Khoa  Học tân tiến có một cùng một trí tuệ keo sơn gắn bó.”

“I have often said, and I shall say again and again, that between Buddhism and modern Science there exists a close intellectual bond.”

Tiến sĩ Radhakrishnan nói: "Nếu Phật Giáo hấp dẫn đối với trí tuệ tân tiến đó là vì nó là khoa học, chứng nghiệm, chứ không phải là dựa trên bất cứ giáo điều nào"

“If Buddhism appealed to the modern mind it was because it was scientific, empirical and not based on any dogma.”

Còn nhiều học giả, bác học, khoa học gia, và các thiện tri thức khác đã ca tụng về Đức Phật và triết lý cao thâm của Ngài nhưng tôi tạm kết, Paul Carus, tác giả cuốn sách nổi tiếng "The Gospel of Buddha," một cuốn sách đã được dịch ra nhiều thứ tiếng như Nhật, Trung Hoa, Đức, Pháp, Tây Ba Nha v...v...và là người đã bảo trợ cho Daisetz Suzuki sang Mỹ để truyền bá đạo Phật mà ông gọi là "Tôn Giáo của Khoa Học" tuy ông không phải là một Phật tử.  

Paul Carus cho rằng: "Nếu các tôn giáo cổ Tây Phương được tinh khiết hóa bằng cách bỏ đi những sai lầm, nghĩa là những mê tín và điều vô lý trong đó, thì có thể hòa hợp được với Khoa học.”  Paul Carus đã tán tụng Đức Phật như là: "Người đầu tiên thực chứng; người đầu tiên phát triển chủ nghĩa nhân đạo; người đầu tiên có tư tưởng tự do cấp tiến; người đầu tiên đả phá thần tượng; và là nhà tiên tri đầu tiên về tôn giáo của khoa học."

Nhà Phân Tâm Học nổi tiếng của Anh Quốc Tiến sĩ Graham Howe đã nói như sau: "Đọc một chút về Phật Giáo ta cũng có thể nhận thức được rằng, từ 2500 năm trước, Phật Giáo đã biết về những vấn đề mới về tâm lý nhiều hơn là chúng ta tưởng thưởng về nó. Họ nghiên cứu những vấn đề này từ lâu và cũng đã tìm ra phương thức giải quyết chúng. Ngày nay chúng ta chỉ khám phá lại trí tuệ thông thái cổ xưa của Đông phương." 

“To read a little Buddhism is to realize that the Buddhists knew, 2,500 years ago, far more about modern problems of psychology than they have been given credit for. They studied these problems long ago and found the answers also. We are now rediscovering the ancient wisdom of the East.”

Lê Huy Trứ
Trích trong "Đồng nhất thể"

Còn nữa...

loading...