Kiến thức

Đưa tư tưởng ngũ giới của Phật giáo vào đời sống nhân loại

Thứ ba, 22/04/2021 12:43

Ngũ giới là chuẩn mực đạo đức cho các tu sĩ và Phật tại gia, rất gần với sinh hoạt cuộc sống hàng ngày, nó mang nhiều giá trị phổ quát mà nhân loại đang hướng tới.

Làm tốt công tác truyền thông để quảng bá tư tưởng của đạo Phật và ý nghĩa của Ngũ giới

Trong thời đại công nghệ thông tin, kỹ thuật số phát triển và toàn cầu hóa là xu hướng tất yếu thì vai trò của truyền thông là vô cùng quan trọng. Tổ chức nào làm chủ được không gian mạng là thành công, vì vậy, cần khai thác không gian mạng để đưa tư tưởng của đạo Phật lan tỏa đến quần chúng, đến mọi nơi trên thế giới, mọi miền đất nước; đẩy mạnh tuyên truyền gương người tốt, việc tốt, hình ảnh tốt đẹp của tăng ni, Phật tử, các tổ chức Giáo hội trong sự nghiệp hành đạo để quần chúng hiểu đúng về con đường cứu vớt của Đức Phật, ý nghĩa của Ngũ giới đối với mỗi người và sự phát triển bền vững của nhân loại.

Ngoài việc truyền bá bằng báo chí, đặc san cần tận dụng websites, tivi, DVDs, youtube, live stream để đưa Phật pháp đến quần chúng. Các phương tiện truyền thông còn có tác dụng ngăn chặn các phần tử xấu xuyên tạc nội dung của ngũ giới, chống phá Phật giáo hay sự lợi dụng danh nghĩa đạo Phật để trục lợi, mưu đồ chính trị làm ảnh hưởng đến thanh danh của đạo Phật.

Giá trị của ngũ giới đối với sự phát triển bền vững

Giáo lý đạo Phật và nội dung ngũ giới phải được áp dụng vào cuộc sống hiện tại.

Giáo lý đạo Phật và nội dung ngũ giới phải được áp dụng vào cuộc sống hiện tại.

Đẩy mạnh hoạt động liên kết các tổ chức Phật giáo trên thế giới vì hòa bình, phát triển bền vững

Trong quá trình phát triển, Phật giáo đã có những đóng góp quan trọng vào xây dựng nền văn hóa của nhân loại và nhiều tổ chức Phật giáo ra đời như: Hội Phật tử thế giới, Trung tâm quốc tế Phật tử châu Á vì hòa bình (ABCP). Nhật Bản, Nga, Mông Cổ, Sri Lanka cũng thành lập Trung tâm Quốc gia Phật tử châu Á vì hòa bình. Năm 1998, Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo thế giới được thành lập tại Kyoto Nhật Bản, do Hòa thượng Tiến sĩ Kyuse Enshijoh sáng lập. Thành viên gồm: Áo, Úc, Bangladesh, Bhutan, Campuchia, Pháp, Đức, Ấn Độ, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Malaysia, Mông Cổ, Miến Điện, Nepal, Nga, Singapore, Sri Lanka, Thụy Sĩ, Thái Lan và Việt Nam. Việc thành lập các tổ chức Phật giáo ở cấp quốc tế và tổ chức Phật giáo trong từng quốc gia là rất cần thiết, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của đạo Phật. Bởi vì công tác tổ chức là một trong những khâu quyết định đến sự lớn mạnh của một học thuyết, một tôn giáo. Cần xây dựng một hệ thống tổ chức Phật giáo thống nhất, chặt chẽ theo hệ thống dọc mang tầm thế giới để đưa tư tưởng đạo Phật đến mọi miền của trái đất, giúp nhân loại xây dựng một thế hòa bình, không có chiến tranh, xóa bỏ nghèo đói, bất công, phát triển bền vững.

Thông qua việc tổ chức các hội nghị, hội thảo, Đại lễ Vesak của Liên hợp quốc để tăng cường hợp tác, trao đổi, giao lưu quốc tế về Phật giáo. Mục đích của diễn đàn quốc tế là chia sẻ kinh nghiệm về giáo dục hoằng pháp, nghiên cứu đưa giáo pháp của đức Phật vào xã hội, góp phần xây dựng một xã hội an lạc, thịnh vượng và hạnh phúc. Đây cũng là dịp để các trường phái Phật giáo, các giáo hội các nước có điều kiện hội ngộ thống nhất vượt qua những khác biệt trở ngại về địa lý, văn hóa, truyền thống, sắc tộc, quốc tịch, phương cách tu hành để hợp tác phát triển vì mục tiêu chung.

Ngoài việc các hội nghị, hội thảo, đại lễ, cần đẩy mạnh việc hợp tác đào tạo quốc tế về Phật giáo. Các viện nghiên cứu, các trường đại học, các cơ sở đào tạo Phật giáo trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng cần tăng cường trao đổi về chương trình đào tạo, đào tạo liên kết, gửi học viên đi học các cơ sở uy tín, trao đổi tài liệu nghiên cứu, mời các các vị tu sĩ, nhà nghiên cứu, giáo sư tên tuổi về Phật giáo đến cơ sở đào tạo Phật giáo thỉnh giảng, trao đổi học thuật. Hoạt động giao lưu quốc tế sẽ đưa tổ chức Phật giáo của mỗi quốc gia trở thành thành viên tích cực của Phật giáo toàn cầu với mục tiêu chung là lợi lạc thế giới và chúng sanh, hướng đến giải thoát, phát triển bền vững.

Thành tựu ngũ giới, vãng sanh Tây Phương Tịnh Độ

Để hoạt động của đạo Phật gắn với thực tiễn, một số giáo lý của đạo Phật và nội dung của Ngũ giới cũng phải ứng dụng cho phù hợp với sự biến đổi của thực tiễn.

Để hoạt động của đạo Phật gắn với thực tiễn, một số giáo lý của đạo Phật và nội dung của Ngũ giới cũng phải ứng dụng cho phù hợp với sự biến đổi của thực tiễn.

Gắn hoạt động đạo Phật và nội dung của ngũ giới với thực tiễn cuộc sống

Trước những vấn đề phức tạp của thế giới như chiến tranh, khủng bố, các tệ nạn xã hội, bệnh tật, đạo đức suy đồi, thiên tai địch họa, môi trường ô nhiễm, tổ chức Giáo hội cần có chính kiến rõ ràng. Thông qua các kênh khác nhau, phân tích sâu sắc nguồn gốc sinh ra các vấn nạn trên, đánh giá hậu quả, đưa ra các giải pháp, kiến nghị để giải quyết nó theo quan điểm của đạo Phật. Nếu mọi người, các tổ chức chính trị - xã hội, chính sách của các Chính phủ mà thấm nhuyền tư tưởng đạo Phật và nội dung của ngũ giới thì sẽ hóa giải các xung đột, mâu thuẫn trong xã hội, thế giới sẽ không còn chiến tranh, hận thù và các tệ nạn xã hội. Qua đó làm nổi bật lên giá trị nhân văn của đạo Phật và ngũ giới trong việc kiến tạo xã hội phát triển bền vững vì con người và tiến bộ của nhân loại.

Giáo lý đạo Phật và nội dung ngũ giới phải được áp dụng vào cuộc sống hiện tại. Giáo hội Phật giáo cần đề ra tôn chỉ, mục tiêu, tầm nhìn, sứ mạng và đặc biệt phải có cơ chế phối hợp hiệu quả để cùng với các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện các mục tiêu của thiên nhiên kỷ, tham gia vào xây dựng xã hội văn minh, hiện đại, xóa đói giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa mới, chống bạo lực gia đình, thực hiện bình đẳng giới; bảo vệ quyền con người, giữ gìn trật tự an toàn giao thông.

Từ khi vào Việt Nam, đạo Phật đã gắn bó với dân tộc, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng nền văn hóa Việt Nam đa dạng, phong phú. Ngày nay, đạo Phật cùng chung tay xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh với phương châm hành động dân tộc, đạo pháp và xã hội chủ nghĩa.

Để hoạt động của đạo Phật gắn với thực tiễn, một số giáo lý của đạo Phật và nội dung của Ngũ giới cũng phải ứng dụng cho phù hợp với sự biến đổi của thực tiễn.

Ngũ Giới trong Kinh Pháp Cú

Ngũ giới là chuẩn mực đạo đức cho các tu sĩ và Phật tại gia, rất gần với sinh hoạt cuộc sống hàng ngày, nó mang nhiều giá trị phổ quát mà nhân loại đang hướng tới.

Ngũ giới là chuẩn mực đạo đức cho các tu sĩ và Phật tại gia, rất gần với sinh hoạt cuộc sống hàng ngày, nó mang nhiều giá trị phổ quát mà nhân loại đang hướng tới.

Tư tưởng của đạo Phật và nội dung của ngũ giới ra đời các đây trên 2.500 năm và được xây dựng trên cơ sở thực tiễn lúc đó. Thực tiễn của thế kỷ XXI có nhiều điểm vượt xa thực tiễn cách đây hơn 2.500 năm, nhiều vấn đề mới nảy sinh mà đương thời Đức Phật sống chưa xuất hiện. Ngày nay, quan hệ cuộc sống có nhiều tình tiết, tình huống mới, quan niệm về chuẩn giá trị đạo đức có những điểm khác trước đây theo sự phát triển về trình độ nhận thức của con người, vì vậy nên sửa lại một số nội dung trong giới luật theo hướng đơn giản, mền hóa để người tu tập, Phật tử dễ theo, sẽ giảm bớt được tình trạng vi phạm giới luật, giúp cho việc thực hiện ngũ giới và tu hành được dễ dàng, thuận lợi.

Đạo Phật tỏa ra khắp thế giới, thâm nhập vào các quốc gia, lãnh thổ thì bị khúc xạ bởi phong tục, tập quán, văn hóa của các quốc gia đó. Tư tưởng của đạo Phật và nội dung của ngũ giới cần có sự thay đổi thích ứng, kết hợp với truyền thống văn hóa tốt đẹp của bản địa để bám sâu vào đời sống tinh thần của quần chúng. Thích ứng và phát triển là mang tính qui luật, miễn sao sự biến đổi đó không làm mất bản chất trong sáng của đạo Phật. Sự thích ứng sẽ làm cho đạo Phật phát triển ở các quốc gia có nền văn hóa khác nhau, số người giữ gìn Ngũ giới theo đó tăng lên, tạo được một xã hội có nội dung Phật chất rộng rãi trong đó có được nhiều người hơn biết ăn chay niệm Phật, thương người, thương vật bằng tâm từ bi hỉ xả, sống theo tinh thần hướng thiện, nhận thức được luật vô thường và nhân quả. Lúc đó sẽ có nhiều người chung tay vào xây dựng xã hội theo tinh thần Phật pháp và như vậy, đạo Phật sẽ đóng góp nhiều cho sự phát triển bền vững của nhân loại.

Bên cạnh chấp nhận sự biến đổi, cũng cần có cơ chế giám sát chặt chẽ, qui định rõ ràng để không cho các chùa, các cơ sở lợi dụng Phật giáo thực hiện các hành vi mê tín, dị đoan để trục lợi làm ảnh hưởng đến uy tín, bản chất trong sáng của đạo Phật. Ví dụ: một số chùa ở Việt Nam thực hiện quá nhiều việc tế lễ, cúng cầu an giải hạn, đốt vàng mã, bói toán, phong thủy dưới hình thức dịch vụ đem lại nhiều tỷ đồng. Hành vi mê tín, dị đoan với cách làm dịch vụ, trục lợi là không thể chấp nhận được, nó đi ngược lại giáo lý luật nhân quả của đạo Phật.

Vì sao Đức Phật chế ngũ giới cho Phật tử tại gia?

Phát triển đạo Phật trở thành tôn giáo toàn cầu và giữ gìn ngũ giới là đem lại hạnh phúc cho bản thân, gia đình và xã hội; đồng thời đang xây dựng một thế giới hòa bình, an lạc, phát triển bền vững.

Phát triển đạo Phật trở thành tôn giáo toàn cầu và giữ gìn ngũ giới là đem lại hạnh phúc cho bản thân, gia đình và xã hội; đồng thời đang xây dựng một thế giới hòa bình, an lạc, phát triển bền vững.

Xây dựng, đào tạo đội ngũ tu sĩ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghệ 4.0 để đưa nội dung ngũ giới đến với chúng sinh

Đội ngũ tu sĩ có vai trò rất lớn trong việc đưa tư tưởng đạo Phật và nội dung ngũ giới đi vào thực tiễn cuộc sống. Nội dung và ý nghĩa của Ngũ giới được quần chúng hiểu như thế nào phần rất lớn thông qua đội ngũ tu sĩ. Vì vậy việc đào tạo, xây dựng đội ngũ tu sĩ tài - đức có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của Phật giáo trong thời kỳ mới.

Trong thời đại công nghệ 4.0, người tu sĩ phải thông hiểu Phật học, nắm vững Hiến chương Giáo hội, pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo, sử dụng được công nghệ thông tin, khả năng ứng xử giao tiếp tốt với mọi thành phần trong xã hội. Đối với một số vị trí phải có kỹ năng làm việc văn phòng. Những kiến thức trên sẽ giúp người tu sĩ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

Để có đội ngũ tu sĩ vừa có tài, vừa có đức đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong điều kiện mới, thì công tác đào tạo, bồi dưỡng có vai trò rất quan trọng. Hệ thống đào tạo của Phật giáo cần được đổi mới để phù hợp với thời kỳ cách mạng 4.0. Mục tiêu đào tạo đi đúng với tôn chỉ của Đức Phật là giải thích chân lý về nỗi khổ và con đường giải thoát. Trong giai đoạn hiện nay, cần xác thêm định mục tiêu hướng thiện, xây dựng một xã hội hài hòa, phát triển bền vững, sống hiền thiện, không tranh đoạt, không cướp bóc, từng bước tiến đến việc nhận thức được bản chất của cuộc sống và hướng đến mục đích giải thoát. Từ mục tiêu đó, xác định chuẩn đầu ra (sau khi học xong chương trình môn học người tu sĩ học được nội dung gì), xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra, đánh giá. Các nội dung trên phải thống nhất chặt chẽ và lo gích với nhau để tu sĩ được đào tạo tốt kiến thức về đạo Phật, kiến thức mang tính thế tục và những kỹ năng mền trong xã hội hiện đại.

Bên cạnh việc bồi dưỡng, đào tạo cũng cần đưa ra khỏi tăng đoàn những tu sĩ không đủ phẩm hạnh, sống giãi đãi, buông lung theo dục lạc, toan tính cho bản ngã, đặc biệt là một số phần tử xấu cố ý lợi dụng lớp áo nhà tu để trục lợi, mượn đạo tạo đời.

Lợi ích thiết thực của Tam quy Ngũ giới

Đưa đạo Phật đến vùng sâu, vùng xa phải vượt qua rào cản về ngôn ngữ, phong tục tập quán, cơ sở, kinh sách. Ảnh minh họa.

Đưa đạo Phật đến vùng sâu, vùng xa phải vượt qua rào cản về ngôn ngữ, phong tục tập quán, cơ sở, kinh sách. Ảnh minh họa.

Đưa tư tưởng của đạo Phật và nội dung Ngũ giới đến vùng sâu, vùng xa nơi còn khó khăn về vật chất – tinh thần

Ở những vùng sâu, vùng xa thiếu thốn về vật chất và tinh thần, trình độ dân trí thấp, nhận thức về pháp luật hạn chế, phong tục tập quán lạc hậu, nên tồn tại nhiều tệ nạn xã hội như: hiếp dâm, cướp của giết người, buôn bán ma túy, hút trích, rượu chè, cờ bạc. Những tệ nạn đó làm cho cuộc sống con người nơi đây luẩn quẩn trong nghèo đói, không thể vươn lên được. Đạo Phật cần được đưa tới đó giúp người dân giác ngộ trên con đường chính đạo, giữ gìn Ngũ giới, xây dựng cuộc sống hạnh phúc, an lạc, từng bước xóa bỏ khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng miền để thực hiện tư tưởng công bằng, bình đẳng của Đức Phật.

Đưa đạo Phật đến vùng sâu, vùng xa phải vượt qua rào cản về ngôn ngữ, phong tục tập quán, cơ sở, kinh sách. Vì vậy, tổ chức Giáo hội phải xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể để phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, đặc biệt cần đến sự dấn thân cống hiến của các tu sĩ chấp nhận mọi khó khăn, gian khổ để cho ánh sáng Phật pháp lan tỏa đến khắp mọi người, tận mọi hang cùng ngõ hẻm của cuộc sống.

Ngũ giới là chuẩn mực đạo đức cho các tu sĩ và Phật tại gia, rất gần với sinh hoạt cuộc sống hàng ngày, nó mang nhiều giá trị phổ quát mà nhân loại đang hướng tới. Phát triển đạo Phật trở thành tôn giáo toàn cầu và giữ gìn ngũ giới là đem lại hạnh phúc cho bản thân, gia đình và xã hội; đồng thời đang xây dựng một thế giới hòa bình, an lạc, phát triển bền vững.

loading...