Đức Phật

Đức Phật chỉ ra tâm tính nhiệm màu nơi mỗi chúng sinh

Thứ bảy, 31/07/2019 05:15

Vậy thì biết tâm ông vốn là nhiệm mầu trong sạch sáng suốt, ông tự mê lầm, bỏ mất tính bản nhiên mà chịu luân hồi, thường bị chìm đắm trong bể sống chết, nên Như lai gọi là đáng thương xót".

>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc 

13767050575_bdb79869b9_k

Trình bày chỗ ngộ, nhưng chưa dám tự nhận

Ông A nan vâng nghe lời Phật từ bi cứu độ dạy bảo, khóc lóc tréo tay mà bạch Phật rằng: "Tuy tôi vâng nghe diệu âm của Phật như vậy, ngộ được chỗ thường trụ viên mãn sẵn có của tâm tính, nhưng tôi ngộ được pháp âm của Phật vừa dạy là tôi hiện lấy tâm phan duyên mà thỏa mãn chỗ ước mong. Tôi luống được tâm ấy, chưa dám nhận là tâm tính bản lai; mong Phật thương xót, tuyên lời viên âm, nhổ gốc nghi ngờ của tôi, đem về đạo vô thượng."

Trách còn nhận ngón tay chỉ để lựa ra tâm phân biệt đều đã có chỗ trả về 

Bài liên quan

Phật bảo ông A nan: "Bọn ông còn lấy tâm phan duyên mà nghe pháp thì cái pháp nhận được đó cũng chỉ là sở duyên, chứ không phải nhận được pháp tính. Ví như có người lấy ngón tay chỉ mặt trăng cho người khác thì người kia lẽ ra phải nhân ngón tay mà thấy mặt trăng. Nếu như người kia xem ngón tay và cho đó là mặt trăng thì người ấy chẳng những bỏ mất mặt trăng mà cũng bỏ mất cả ngón tay chỉ nữa. Vì sao? Vì nhận ngón tay chỉ làm mặt trăng vậy. Đâu những bỏ mất ngón tay lại cũng không phân biệt được sáng và tối. Vì sao? Vì lấy ngón tay tối làm mặt trăng sáng thì không rõ biết được hai tính sáng tối. Ông cũng như vậy. Nếu lấy cái phân biệt pháp âm tôi làm tâm của ông thì cái tâm ấy phải rời cái phân biệt tiếng nói, có tính phân biệt.

Ví như người khách ngủ trọ quán trạm, ở tạm rồi đi, rốt cuộc ở mãi không được, còn người giữ trạm thì không đi đâu, gọi là chủ trạm. Tâm cũng như vậy, nếu thật tâm ông thì không đi đâu, làm sao rời cái tiếng, lại không có tính phân biệt? Nói như thế chẳng những đối với tâm phân biệt các tiếng; cái phân biệt hình dung của tôi, rời các sắc tướng, cũng không có tính phân biệt; như vậy cho đến cái phân biệt đều không, không phải sắc, không phải không, mà bọn Câu xá ly lầm là minh đế, thì rời các pháp trần, cũng không tính phân biệt. Như vậy tâm tính của ông đều có chỗ trả về, lấy gì mà làm chủ?"

phat1

Khai thị cái thấy không chỗ trả về 

Ông A nan bạch: "Như tâm tính của tôi đều có chỗ trả về, thì tâm tính của Như lai dạy, làm sao lại không có chỗ trả về? Xin Phật thương xót chỉ bảo cho tôi điều ấy."

Phật bảo ông A nan: "Hãy lấy cái tính thấy của ông thấy tôi đây. Tính thấy ấy tuy không phải là tâm tính như mặt trăng thứ hai không phải thật là mặt trăng. Ông hãy nghe cho chín, nay tôi chỉ cho ông cái nghĩa không thể trả về.

A nan, đại giảng đường nầy mở rộng phương Đông, khi mặt trời lên thì sáng, nửa đêm vắng trăng, mây mù mờ mịt thì lại tối tăm; chỗ có các cửa thì thấy thông suốt; chỗ có tường nhà thì thấy ngăn bịt; chỗ phân biệt được, thấy cảnh sắc duyên; trong chỗ rỗng trống, toàn là hư không; cảnh tượng mù mịt khi bụi nổi lên; mưa tạnh trời thanh lại thấy trong sạch.

duc Phat
Bài liên quan

A nan, ông đều xem rõ các tướng biến hóa ấy, nay tôi trả các tướng ấy về chỗ bản nhân của nó. Thế nào là bản nhân? A nan, trong các tướng biến hóa, cái sáng trả về cho mặt trời. Vì sao? Vì không mặt trời thì không sáng, nguyên nhân cái sáng thuộc về mặt trời, cho nên trả cho mặt trời. Cái tối trả về cho trăng tối, thông suốt trả về cho các cửa, ngăn bịt trả về cho tường nhà, sắc duyên trả về cho phân biệt, rỗng trống trả về cho hư không, mù mịt trả về cho bụi, trong sáng trả về cho tạnh, và trong thế gian có những cái gì, cũng không ra ngoài mấy loại ấy.

Còn cái tính thấy của ông thấy tám thứ kia thì ông định trả về đâu. Vì sao? Nếu trả về cho sáng thì lúc không sáng lại không thấy tối, nay tuy các thứ sáng tối có sai khác, cái thấy không có sai khác. Các cái thấy có thể trả về tự nhiên không phải là ông, còn cái không thể trả về được thì không phải là ông mà là ai nữa? Vậy thì biết tâm ông vốn là nhiệm mầu trong sạch sáng suốt, ông tự mê lầm, bỏ mất tính bản nhiên mà chịu luân hồi, thường bị chìm đắm trong bể sống chết, nên Như lai gọi là đáng thương xót".

Trích “Kinh Thủ Lăng Nghiêm” - Việt dịch: Cư sĩ Tâm Minh

loading...