Sách Phật giáo
Giải mã Hệ thống Pháp nhân duyên Thánh lý Cứu khổ (P.5)
Thứ hai, 01/06/2016 03:49
Con người có thể quên lãng tiềm thức của chính mình, nhưng quy luật Nhân Duyên và quy luật Nhân Quả không bao giờ quên lãng và bỏ sót bất cứ một sự tái sinh diệt nào của Thức và Danh Sắc! Quy trình tái sinh giữa Thức và Danh Sắc tiếp diễn từ vô thỉ, vô chung và sẽ còn tiếp diễn không cùng trong sinh tử luân hồi chừng nào các chúng sinh chưa đoạn dứt nghiệp.
6.2 Diệt tận tối thượng
Đây là quá trình thực hiện sự phá vỡ hoàn toàn, triệt để khối khổ uẩn của 12 CPND. Trong kinh điển Nikāya tiến trình này được gọi là “nghiệp không đen trắng, quả không đen trắng, nghiệp đi tới đoạn nghiệp” của vị Tỳ-kheo.
Trong bài kinh Hạnh Con Chó, đức Thế Tôn đã phân tích rõ có bốn loại nghiệp khác biệt cho du sĩ ngoại đạo Punna, người tu theo hạnh con chó:
“- Này Punna có bốn loại nghiệp này, Ta đã tự chứng tri, chứng ngộ và tuyên thuyết. Thế nào là bốn? Này Punna, có nghiệp đen đưa đến quả báo đen. Này Punna, có nghiệp trắng đưa đến quả báo trắng. Này Punna, có nghiệp đen trắng đưa đến quả báo đen trắng. Này Punna, có nghiệp không đen trắng đưa đến quả báo không đen trắng, nghiệp đưa đến sự đoạn tận các nghiệp” (TB57 = [So.12]).
Người tu sĩ cần nghiên cứu kỹ bài kinh này để phân định rõ các nghiệp, nhờ vậy mới cứu khổ cho mình được. Trong đó, nghiệp không đen trắng đưa đến quả báo không đen trắng, nghiệp đưa đến sự đoạn tận các nghiệp được đức Thế Tôn chỉ dạy:
“15. Và này Punna, thế nào là nghiệp không đen trắng, đưa đến quả báo không đen trắng, nghiệp đưa đến sự đoạn tận các nghiệp? Ở đây, này Punna chỗ nào có ý chí (Cetana: Tư tâm sở) đoạn trừ nghiệp đen đưa đến quả báo đen, chỗ nào có ý chí đoạn trừ nghiệp trắng đưa đến quả báo trắng, chỗ nào có ý chí đoạn trừ nghiệp đen trắng đưa đến quả báo đen trắng. Ở đây, này Punna, chỗ nào có ý chí như vậy, này Punna, được gọi là nghiệp không đen trắng đưa đến quả báo không đen trắng, nghiệp đưa đến sự đoạn tận các nghiệp”
Nói cách khác, đó chính là ý chí thực hành đúng theo Tám Chánh Đạo: “Và này các Tỳ-kheo, thế nào là nghiệp không đen trắng, quả không đen trắng, nghiệp đưa đến nghiệp đoạn diệt? Ðây là Chánh Tri Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định. Này các Tỳ-kheo, đây là nghiệp không đen trắng, quả không đen trắng, nghiệp đưa đến nghiệp đoạn diệt” (bài kinh Thánh Đạo, TC IV:235 = [I.4.235]).
Và đó cũng là ý chí thực hành tu tập Bảy Giác Chi: “Này các Tỳ-kheo, thế nào là nghiệp không đen trắng, quả không đen trắng, nghiệp đưa đến nghiệp đoạn diệt? Niệm Giác Chi, Trạch Pháp Giác Chi, Tinh Tấn Giác Chi, Hỷ Giác Chi, Khinh An Giác Chi, Định Giác Chi, Xả Giác Chi. Này các Tỳ-kheo, đây là nghiệp không đen trắng, quả không đen trắng, nghiệp đưa đến nghiệp đoạn diệt.” (bài kinh Giác Chi, TC IV:236 = [I.4.236]).
Trong tiến trình diệt tận tối thượng, Vô minh bị đoạn diệt hoàn toàn nhờ Minh với các nguyên tắc được nêu lên trong Kinh Thánh Cầu: “Pháp này do Ta chứng được, thật là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, cao thượng, siêu lý luận, vi diệu, chỉ người trí mới hiểu thấu.
Còn quần chúng này thì ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục. Ðối với quần chúng ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục, thật khó mà thấy được định lý Idapaccàyata Paticcasamuppada (Y Tánh Duyên Khởi Pháp); sự kiện này thật khó thấy; tức là sự tịnh chỉ tất cả hành, sự trừ bỏ tất cả sinh y, ái diệt, ly tham, đoạn diệt, Niết Bàn” (TB1,26 = [Sb.6]).
Còn quần chúng này thì ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục. Ðối với quần chúng ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục, thật khó mà thấy được định lý Idapaccàyata Paticcasamuppada (Y Tánh Duyên Khởi Pháp); sự kiện này thật khó thấy; tức là sự tịnh chỉ tất cả hành, sự trừ bỏ tất cả sinh y, ái diệt, ly tham, đoạn diệt, Niết Bàn” (TB1,26 = [Sb.6]).
Như vậy chi phần Hành của tiến trình này phải được tịnh chỉ từng bước từ thô tới tế, từ từng phần đến toàn phần. Không tịnh chỉ các thân hành, khẩu hành, ý hành bất thiện mà nhảy ngang vào tịnh chỉ các hành vi tế là một ảo tưởng đầy nguy hiểm.
Do đó, đối với vị Tỳ-kheo, việc đầu tiên là thân hành, khẩu hành, ý hành phải được thanh tịnh hoá dựa trên nếp sống giới luật Pātimokkha. Khi và chỉ khi nền tảng giới luật được thanh tịnh thì vị tu sĩ mới có thể thực hiện sự tịnh chỉ các hành triệt để hơn.
Chỉ một câu kinh ngắn thường được nhắc đến trong kinh tạng Nikāya cũng đã diễn tả sự đoạn diệt các hành, “Tỳ-kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, và ngồi kiết già, lưng thẳng và an trú chánh niệm trước mặt”.
Vị Tỳ-kheo đi đến khu rừng vắng, gốc cây, ngôi nhà trống không phải để chuyện phiếm, hý luận mà để thực hành hạnh ‘im lặng như Thánh’ - đó là khẩu hành tịnh chỉ. Ngồi kiết già, lưng thẳng là thân hành tịnh chỉ. An trú chánh niệm trước mặt là ý hành tịnh chỉ.
Sự tịnh chỉ để đoạn diệt các hành phải tuần tự, không thể đốt giai đoạn, không thể đảo ngược. Đây là điều đã được đức Thế Tôn tuyên bố trong nhiều bài kinh, điển hình như bài kinh ‘Sống Một Mình’ (TƯ4, 216, tr.350 = [Ve.18.11]):
“Nhưng này Tỳ-kheo, Ta tuyên bố rằng sự đoạn diệt các hành là tuần tự.
1. khi chứng được Thiền thứ nhứt, lời nói được đoạn diệt;
2. khi chứng Thiền thứ hai, tầm tứ được đoạn diệt;
3. khi chứng Thiền thứ ba, hỷ được đoạn diệt;
4. khi chứng Thiền thứ tư, hơi thở vô, hơi thở ra được đoạn diệt;
5. khi chứng Không vô biên xứ, sắc tưởng được đoạn diệt;
6. khi chứng Thức vô biên xứ, Không vô biên xứ tưởng được đoạn diệt;
7. khi chứng Vô sở hữu xứ, Thức vô biên xứ tưởng được đoạn diệt;
8. khi chứng Phi tưởng phi phi tưởng xứ, Vô sở hữu xứ tưởng được đoạn diệt;
9. khi chứng Diệt thọ tưởng định, tưởng và thọ được đoạn diệt.
Ðối với Tỳ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, tham được đoạn diệt, sân được đoạn diệt, si được đoạn diệt.”
Điều cần phải đặc biệt lưu ý là trong những trường hợp đức Phật dùng hai chữ ‘tuyên bố’, thì vấn đề được nói đến có tầm quan trọng đặc biệt thuộc về nguyên tắc, không thể khác được. Nếu vì nóng vội, không tuân theo đúng lộ trình đoạn diệt tuần tự các hành, không những không đi đến kết quả như ý mà còn bị trở ngại về sau.
Điều này được đức Phật khuyến cáo giống như con bò cái ngu si, chưa bước chân trước đã vội bước chân sau, sẽ không thể đi tới những miền đất mới lạ mà việc quay lui cũng gặp khó khăn (Tham khảo bài kinh ‘Con Bò Cái’, TC IX:35, tr.167-173 = [I.9.35]).
Cũng cần phải nói thêm, quá trình đoạn diệt các hành nêu trên không phải đơn thuần chỉ là các bước từ thấp tới cao, trái lại mang ý nghĩa Từ Bi tối thượng, tự độ và độ tha cao cả của vị Tỳ-kheo Thanh Văn. Cụ thể là bốn tầng thiền hữu sắc (1-4) thuộc về Chánh định nhằm giúp thực hiện Tam Minh đoạn diệt vô minh và lậu hoặc, chứng nhập Niết Bàn Hữu dư y ngay khi còn sống (Đại Kinh Saccaka, TB1, 36 = [So.7]), và nhập Niết Bàn Vô dư y khi duyên thọ hành đã mãn (Kinh Đại Bát Niết Bàn, Trường Bộ 1, số 16 (TrB1, 16 = [Ab.7])).
Như vậy, một vị Tỳ-kheo Thanh Văn thực hiện được Bốn Thiền - Bốn Thánh Định viên mãn, vị ấy đã có thể tự độ giải thoát cho bản thân mình “Sinh đã diệt, phạm hạnh đã thành, việc cần làm (cho mình, PNGP) đã làm, sau đời hiện tại không có đời sống nào khác nữa”.
Nhưng không chỉ có vậy, vị Tỳ-kheo Thanh Văn sau khi tự cứu được mình còn phải tích cực cứu giúp cho những người khác. Muốn cứu người khác thì phải hiểu rõ người khác tu chứng như thế nào, do vậy vị Tỳ-kheo còn phải nỗ lực tu tập bốn thiền vô sắc (5-8), tức các trạng thái định tưởng của các tu sĩ ngoại học chứng đạt, và Diệt Thọ Tưởng Định của đạo Phật (9) nhằm làm viên mãn Tứ Như Ý Túc, trong đó có Định Như Ý Túc và Tuệ Như Ý Túc tức năng lực trí tuệ và thiền định đầy đủ.
Mặc dù các Tỳ-kheo Thanh Văn biết rõ các thiền vô sắc chỉ là các trạng thái tịch tịnh của tưởng, không đưa tới giải thoát Niết Bàn thực sự, nhưng họ vẫn phải cố gắng tu tập thực chứng thêm các trạng thái thiền định này chỉ vì mục đích hoàn thiện khả năng hoá độ chúng sinh. Nhưng muốn thực hiện được những điều này, trước hết, vị Tỳ- kheo phải biết ‘sống một mình’.
Cũng theo tinh thần độ tha, trong bài kinh Tâm Hoang Vu (TB1, 16 = [U.10]), đức Thế Tôn đã dạy cụ thể hơn: một vị Tỳ-kheo Thanh Văn muốn giúp mình và người khác thoát khỏi năm tâm hoang vu và năm tâm triền phược, vị này phải tu tập pháp Tứ Như Ý Túc cùng với pháp nỗ lực.
Bởi lẽ cứu mình xong, vị Tỳ-kheo Thanh Văn còn phải tiếp tục nỗ lực tu tập thực chứng các tầng thiền vô sắc, nhờ vậy mới biết cách cứu giúp cho người khác được. Đây là ý nghĩa độ tha trong tinh thần Từ Bi tối thượng của vị Tỳ-kheo - tức giúp mình, giúp người đoạn tận chân lý khổ đau của sinh-già-bệnh-chết.
Trong chín tầng thiền nêu trên, Diệt Thọ Tưởng Định là mức thiền tuyệt đối nhất với ý nghĩa tự độ và độ tha (vì muốn đạt được định này vị Tỳ-kheo phải chứng được bốn thiền hữu sắc và bốn thiền vô sắc). Đây là trạng thái các hành diệt tận một cách vi tế với trình tự từ khẩu hành tịnh chỉ, thứ đến thân hành và cuối cùng là ý hành tịnh chỉ (Tham khảo Tiểu Kinh Phương Quảng, TB1, 44 = [Vd.35] & kinh Kāmabhū (2), TƯ4, tr.458- 463 = [Vd.37.6]).
Biết làm tịnh chỉ các hành, trên cơ sở thoát ly sinh y, đoạn diệt dục ái, ly tham, tịch tịnh tiến tới đoạn diệt khổ đau hoàn toàn cũng là một tu sĩ biết đi và đến:
“Ở đây, này các Tỳ-kheo, phương hướng nào trước kia chưa từng đi, tại đây mọi hành được chỉ tịnh, mọi sinh y được từ bỏ, ái được đoạn diệt, ly tham, hoại diệt, Niết Bàn, vị ấy đi đến chỗ ấy một cách mau chóng. Như vậy, này các Tỳ-kheo, là vị Tỳ-kheo biết đi đến” (TC V:140, tr.577 = [I.5.140]).
Đạt được tịnh chỉ các hành và vững trú trong trạng thái này để tiến tới đoạn tận lậu hoặc được xem như chứng được giới bất tử (TC IX:36, tr.176 = [I.9.36]).
Tiến trình Hành diệt cũng là tiến trình của Thức diệt, “Này các Tỳ-kheo, vị Tỳ-kheo cần phải quán sát một cách như thế nào để thức của vị ấy đối với ngoại trần không tán loạn, không tản rộng, tâm không trú trước nội trần, không bị chấp thủ quấy rối.
Này các Tỳ-kheo, nếu thức đối với ngoại trần không tán loạn, không tản rộng, tâm không trú trước nội trần, không bị chấp thủ quấy rối, sẽ không có tập khởi, sinh khởi của khổ về sinh, già, chết trong tương lai” (Kinh Tổng Thuyết và Biệt Thuyết, TB3, 138 = [U.45]).
- “ Ai không có hoan hỷ, Với nội và ngoại thọ,
Sở hành chánh niệm vậy, Thức đạt được hoại diệt”
(Kinh “Câu hỏi của thanh niên Udaya”, kệ số 1111, (Sn 214)).
Danh-Sắc diệt: “Trong hai pháp, này các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo chơn chánh nhàm chán, chơn chánh ly tham, chơn chánh giải thoát, chơn chánh thấy được sự cứu cánh, sau khi chơn chánh thắng tri ý nghĩa, ngay trong hiện tại, là người chấm dứt khổ đau. Thế nào là trong hai pháp? – Trong danh và trong sắc.” (Bài kinh ‘Những Câu Hỏi Lớn’, TC X:27, tr.308 = [I.10.27.6])
Sáu Xứ diệt: “…Như vậy, này Hiền giả, với Tỳ-kheo có tâm chánh giải thoát như vậy, nếu các sắc do mắt nhận thức mạnh mẽ đi vào giới vức của con mắt, các sắc không chinh phục tâm vị ấy, tâm được an trú, không bị tạp nhiễm, không bị lay động. Vị ấy tùy quán sự diệt tận của chúng; nếu các tiếng do tai nhận thức mạnh mẽ đi vào giới vức của lỗ tai... nếu các hương do mũi nhận thức mạnh mẽ đi vào giới vức của lỗ mũi... nếu các vị do lưỡi nhận thức mạnh mẽ đi vào giới vức của lưỡi... nếu các xúc do thân nhận thức mạnh mẽ đi vào giới vức của thân… nếu các pháp do ý nhận thức mạnh mẽ đi vào giới vức của ý, các pháp không chinh phục tâm vị ấy, tâm được an trú, không bị tạp nhiễm, không bị lay động...” (Bài kinh ‘Trụ Đá’, TC IX:26, tr.146 = [I.9.26.5]),
“Trong sáu pháp, này các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo chơn chánh nhàm chán, chơn chánh ly tham, chơn chánh giải thoát, chơn chánh thấy được sự cứu cánh, sau khi chơn chánh thắng tri ý nghĩa ngay trong hiện tại, là người chấm dứt khổ đau. Thế nào là trong sáu pháp? - Trong sáu nội xứ”. (Bài kinh ‘Những Câu Hỏi Lớn’, TC X:27, tr.310 = [I.10.27.11]).
Xúc diệt: “Xúc, này các Tỳ-kheo, là cực đoan. Xúc tập khởi là cực đoan thứ hai. Xúc diệt là chặng giữa. Ái là người dệt vải; vì rằng ái dệt nên khiến cho vị ấy phải sinh ở hữu này. Cho đến như vậy, này các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo thắng tri được điều có thể thắng tri, liễu tri được điều có thể liễu tri. Do thắng tri được điều có thể thắng tri, liễu tri được điều có thể liễu tri, ngay trong hiện tại, vị ấy có thể chấm dứt khổ đau.” (Bài kinh ‘Con Ðường Ði Ðến Bờ Bên Kia’, TC VI:61, tr.196 = [I.6.61]).
Thọ diệt: “Trong ba pháp, này các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo chơn chánh nhàm chán, chơn chánh ly tham, chơn chánh giải thoát, chơn chánh thấy được sự cứu cánh, sau khi chơn chánh thắng tri ý nghĩa, ngay trong hiện tại, là người chấm dứt khổ đau. Thế nào là trong ba pháp? - Trong ba thọ” (Bài kinh ‘Những Câu Hỏi Lớn’, TC X:27, tr.308 = [I.10.27.8]).
“Này các Tỳ-kheo, vị ấy chính do không đoạn tận tham tùy miên đối với lạc thọ, do không tẩy trừ sân tùy miên đối với khổ thọ, do không nhổ lên vô minh tùy miên đối với bất khổ bất lạc thọ, không đoạn tận vô minh, không làm cho minh khởi lên, có thể ngay trong hiện tại là người chấm dứt đau khổ, sự kiện như vậy không xảy ra...
Này các Tỳ-kheo, vị ấy chính do đoạn tận tham tùy miên đối với lạc thọ, do tẩy trừ sân tùy miên đối với khổ thọ, do nhổ lên vô minh tùy miên đối với bất khổ bất lạc thọ, đoạn tận vô minh, làm cho minh khởi lên, có thể ngay trong hiện tại là người chấm dứt đau khổ, sự kiện như vậy xảy ra” (Kinh sáu sáu, TB3, 148 = [U.49]). (Xem Tương Ưng tập 4, phần liên quan đến Thọ = [Ve.18])
Ái diệt: “Bốn Niệm Xứ này, thưa chư Hiền, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến đoạn tận khát ái”. (Kinh Ái Tận, TƯ5, 300, trang 450 = [Vd.32.10]).
“Vô minh được xả ly, minh khởi, tham ái được đoạn diệt, như vậy sự tái sinh trong tương lai không xảy ra” (Đại Kinh Phương Quảng, TB1, 43 = [Vd.1.19]);
“Vô minh và hữu ái, này các Tỳ-kheo, những pháp này được gọi là những pháp cần phải đoạn tận với thắng trí” (Kinh Thắng Trí, TC IV:251, tr.288 = [I.4.251]). Thắng trí ở đây có thể hiểu là trí tuệ về Thánh lý Nhân Duyên.
Thủ diệt: "Phàm có khổ gì hiện hữu, tất cả đều do duyên thủ”, đây là pháp tùy quán thứ nhất. "Do đoạn diệt, ly tham thủ không có dư tàn, khổ không có hiện hữu”, đây là tùy quán pháp thứ hai. Này các Tỳ-kheo, do Tỳ-kheo chơn chánh tùy quán hai pháp” [Sn139]
Hữu diệt: “Này các Tỳ-kheo, sự kiện là như sau: khi Thánh giới được giác ngộ, được thể nhập; khi Thánh trí tuệ được giác ngộ, được thể nhập; khi Thánh giải thoát được giác ngộ, được thể nhập, cắt đứt là hữu ái; sợi dây đưa đến sinh hữu được đoạn tận, nay không có tái sinh.” (TC VII:62, tr.425 = [I.7.62.11])
Sinh diệt và già chết cũng diệt: - “Chính vì không thấy như thật Bốn Thánh Đế nên có sự luân chuyển lâu ngày trong nhiều đời. Khi những sự thực này được nhận thức, nguyên nhân của một đời sống khác được trừ diệt, khi khổ căn được đoạn trừ, sẽ không còn một đời sống khác nữa” Kinh Đại Bát Niết Bàn (TrB1, 16 = [Ab.7.37]).
“Này các Tỳ-kheo, khi Thánh Giới được giác ngộ, được chứng đạt; khi Thánh Ðịnh được giác ngộ, được chứng đạt; khi Thánh Tuệ được giác ngộ, được chứng đạt; khi Thánh Giải Thoát được giác ngộ, được chứng đạt, thời tham ái một đời sống tương lai được trừ diệt, những gì đưa đến một đời sống mới được dứt sạch, nay không còn một đời sống nào nữa” (TrB1, số 16, tr.616 = [Ab.7.113]).
Như vậy là nghiệp với toàn bộ khổ uẩn được diệt tận trên cơ sở tất cả các chi phần được diệt tận hoàn toàn.
Sự đoạn diệt từng chi phần bắt đầu từ vô minh cho tới già chết phải được thực hiện theo đúng lộ trình tu tập của Tám Chánh Đạo gồm Chánh Kiến, Chánh Tư duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định. Điều này đã được đức Phật nêu rõ trong các kinh Nikāya và ngài Xá-lợi-phất phân tích cụ thể trong kinh Chánh Tri Kiến (TB1, 9 = [Vd.3]).
Bên cạnh đó, đức Phật cũng đã dạy thêm:
“… Do vô minh khởi, hành khởi. Do vô minh diệt, hành diệt. Ðây là Thánh Đạo Tám Ngành đưa đến sự đoạn diệt các hành. Tức là Chánh Tri Kiến, Chánh Tư duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định.
Này các Tỳ-kheo, do vị Thánh đệ tử biết duyên như vậy, duyên tập khởi như vậy, duyên đoạn diệt như vậy; biết rõ con đường đưa đến đoạn diệt như vậy, này các Tỳ-kheo, vị Thánh đệ tử ấy được gọi là đạt tri kiến, đạt kiến, đã đạt đến Diệu Pháp này, thấy được Diệu Pháp này, đã đầy đủ hữu học trí, đã đầy đủ hữu học minh, đã nhập được pháp lưu, là bậc Thánh minh đạt tuệ, đã đứng gõ vào cửa bất tử” Kinh Duyên (TƯ2, 42 = [U.51.27]).
“…Do biết rõ sinh như vậy... hữu... thủ... ái...thọ... xúc... sáu xứ... danh sắc... thức... Do biết rõ hành như vậy, biết rõ hành tập khởi như vậy, biết rõ hành đoạn diệt như vậy, do biết rõ con đường đưa đến hành đoạn diệt như vậy.
Này các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo như vậy được gọi là đạt tri kiến, đạt kiến, đã đi đến Diệu Pháp này, thấy được Diệu Pháp này, đã đầy đủ hữu học trí, đã đầy đủ hữu học minh, đã nhập được Pháp lưu, là bậc Thánh minh đạt tuệ, đã đứng gõ vào cửa bất tử” Kinh Vị Tỷ Kheo (TƯ2, 43 = [U.51.28.27]).
Người học Phật cần nghiên cứu cẩn trọng toàn bộ kinh tạng Nikāya để tri kiến những phương pháp diệt tận khổ đau từ hạn lượng đến tối thượng. Sẽ thật thiếu sót nếu chỉ đọc một vài bài kinh trong tạng kinh vô giá đó.
Lại nữa, điều cần đặc biệt lưu ý là phải nắm vững nội dung của Đạo Đế - Tám Chánh Đạo theo đúng với định nghĩa của đức Phật và đã được giải thích, phân tích rất đầy đủ trong kinh tạng Nikāya.
Ở đây chỉ nêu nội dung trích yếu của Chân lý về Con Đường Diệt Khổ đúng theo kinh văn:
- Chánh Tri Kiến là nhận thức đúng bốn chân lý của bậc Thánh (Bốn Diệu Đế): Chân lý của khổ, Chân lý nguyên nhân khổ, Chân lý của trạng thái diệt khổ và Chân lý về con đường đi đến diệt khổ.
- Chánh Tư Duy là tư duy không dục, tư duy không sân, tư duy không hại mình và các chúng sinh khác.
- Chánh Ngữ là không nói dối, không nói hai lưỡi, không nói ác độc, không nói phù phiếm.
- Chánh Nghiệp là không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không tà hạnh.
- Chánh Mạng là nuôi thân mạng một cách chân chánh, không theo tà mạng.
- Chánh Tinh Tấn là Bốn Chánh Cần tức biết tinh tấn đúng đắn theo bốn hướng ngăn ác, diệt ác, sinh thiện, tăng trưởng thiện.
- Chánh Niệm là Bốn Niệm Xứ tức nhớ nghĩ quán sát chân chánh theo bốn lãnh vực: quán thân trên thân, quán thọ trên các thọ, quán tâm trên tâm, quán pháp trên các pháp (Xem thêm ‘Giải mã Kinh Niệm Xứ - Chặng đường giải thoát khổ đau’ để hiểu rõ hơn về Chánh Niệm)
- Chánh Định là Bốn Thiền (Thiền Thứ Nhất, Thiền Thứ Hai, Thiền Thứ Ba, Thiền Thứ Tư).
(Tham khảo kinh Phân Tích (TƯ5, 8, tr.20 = [Ve.10.8]); Đại Kinh Niệm Xứ, TrB2, 22 = [U.1]; Kinh Phân Biệt Sự Thật, TB3, 141 = [U.47]).
Không biết rõ nội dung Tám Chánh Đạo, không nhận thức đúng đắn và đầy đủ Chân-lý-về- con-đường-diệt-khổ như trên không thể đoạn diệt khổ đau theo hạn lượng cũng như tối thượng. Bên cạnh đó, không biết phân biệt Tám Chánh Đạo và Tám tà đạo thì không thể bảo vệ mình tránh khỏi tà kiến, không thể xương minh đúng chánh Phật pháp.
Trong ý nghĩa trên, người học Phật cần phải biết thêm về cách quán tánh sinh diệt trên pháp 12 CPND.
VII. Quán Tánh Sinh Diệt Trên Pháp 12 CPND
Cách quán này là sự kết hợp của hai cách quán sinh khởi và diệt tận trên pháp 12 CPND. Có hai cách quán sinh diệt trên hệ thống này.
Cách 1: Quán đồng thời tiến trình sinh và diệt trên toàn bộ hệ thống Nhân Duyên giống như đã trình bày ở các phần trước.
Cách 2: Quán tánh sinh-diệt trên từng chi phần của pháp 12 CPND. Trong cách quán này, bản thân mỗi chi phần của hệ thống cũng là một pháp, do đó cũng phải theo quy luật chung ‘phàm các pháp có sinh thì phải có diệt’ (Xem kinh Duyên, TƯ2, 25 = [U.51.20]).
Sự sinh diệt của các chi phần diễn biến rất đa dạng và phong phú, người học Phật cũng cần tập quán xét tánh sinh diệt theo cách thứ hai này nhằm tăng trưởng thắng trí về Phật pháp.
Tùy theo từng hoàn cảnh và điều kiện cụ thể có thể rút ra những nhận thức thiết thực nhằm giải thoát khỏi khổ đau bằng quán tánh sinh diệt trên toàn bộ hệ thống cũng như trên từng chi phần một. Ở đây, chỉ gợi ý quán tiến trình sinh diệt theo cách thứ hai với chi phần Thức và Danh-sắc như một ví dụ tiêu biểu nhằm tìm hiểu thêm về một cách quán căn bản của 12 CPND.
7.1 Quán tánh sinh diệt trên chi phần Thức và Danh Sắc
Như đã biết ở trên, do Vô Minh nên duyên sinh khởi các Thân Hành, Khẩu Hành và Ý Hành. Các Hành này là duyên sinh khởi nên Sáu Thức.
Đến đây tiến trình sinh khởi bị thay thế bằng tiến trình diệt, nói đơn giản là hiện tượng chết xảy ra.
Lúc này Sáu Thức sẽ không thể duyên khởi cho Danh-Sắc, Danh-Sắc cũng không duyên sinh cho sáu thức, và cả hai phải bị huỷ diệt: ‘Thức duyên Danh-Sắc, Danh-Sắc duyên Thức; cái này có - cái kia có, cái này diệt - cái kia diệt’ (Kinh Đại Bổn, TrB1, 13 = [Ja.3])
Thức và Danh là tâm, Sắc là thân. Điều này có nghĩa khi tim ngừng đập, hơi thở không còn, thân nhiệt lạnh ngắt, các hành diệt tận thì thân cũng bị huỷ diệt và tâm cũng bị huỷ diệt theo, cả hai đều không còn gì cả.
Như vậy chết là hết? là diệt tận hoàn toàn? hoặc được cứu rỗi dễ dàng theo mong ước?
Đã có không ít người suy nghĩ đơn giản như vậy để rồi thoải mái gây ra biết bao đau khổ cho mình và cho người. Nhưng khốn thay, thực tế lại không đơn giản như họ nghĩ. Cuộc sống mà cạn cợt kiểu ấy thì con người vĩnh viễn phải chìm đắm trong khổ đau vì những kẻ không biết sợ hãi trước những điều đáng phải sợ hãi, và đạo Phật đã không ra đời với ý nghĩa là một Diệu Pháp cứu khổ.
Vì sao thực tế không đơn giản? Vì thế giới này có những quy luật riêng của nó, và sự chi phối của những quy luật này cặn kẽ đến độ ngay cho dù là một thầm ý trong tâm cũng phải trả vay sòng phẳng. Người quán sát kỹ sự thể hiện của quy luật Nhân Quả và quy luật Nhân Duyên mới có thể nhận thức được thực tế này.
Ở đây, quán sát sự sinh diệt của Thức và Danh-Sắc, theo quy luật Nhân Duyên, điều cần phải biết thêm đó là: các Thân Hành, Khẩu Hành, Ý Hành ngoài việc tạo ra Sáu Thức chúng còn tạo nên Nghiệp Thức nữa. Nghiệp Thức này chính là kết quả của các hành nghiệp được lưu giữ dưới dạng tàng thức hay tiềm thức; và theo quy luật sinh diệt: Hành có, (Nghiệp) Thức phải có. Hành diệt, (Sáu) Thức diệt.
Vì sao khi thân hoại mạng chung chỉ có Sáu Thức diệt? Vì còn quy luật Nhân Quả chi phối vào tiến trình này, và vì thế Nghiệp Thức không thể diệt tận hoàn toàn mà nó chỉ chuyển hoá thành dạng thức mới với các nhân duyên tương ứng. Nói đúng hơn, khi Hành (nội) diệt, Nghiệp Thức cũ cũng bị ‘diệt’ theo ý nghĩa nó không thể tồn tại trong một dạng thức cũ, mà phải chuyển hóa để tồn tại trong một dạng thức mới, chứ không biến mất hoàn toàn.
Dạng thức mới của (Nghiệp) Thức chính là (Thai) Thức. Và sự chuyển hóa này lấy Nghiệp làm nhân và Hành (ngoại) làm duyên để tạo nên sự nhập thai. Từ đây hình thành một Danh-Sắc mới cho một tiến trình tái sinh mới với các quả dị thục mang lại. Và như vậy chu trình sinh rồi diệt, diệt rồi sinh của Thức và Danh-Sắc tiếp diễn không cùng trong sinh tử luân hồi:
“Này Ānanda, trong giới hạn con người được sinh, con người được già, con người được chết, con người được diệt, hay con người được tái sinh, trong giới hạn ấy là danh mục đạo, trong giới hạn ấy là ngôn ngữ đạo, trong giới hạn ấy là thi thiết đạo, trong giới hạn ấy là tuệ giới, trong giới hạn ấy là lưu chuyển luân hồi hiện hữu trạng thái này trạng thái khác nghĩa là Danh Sắc và Thức.” (Kinh Đại Duyên, TrB 1, 15 = [Sb.31.22]).
Hiểu được điều này người học Phật sẽ không còn thắc mắc trước những hiện tượng mà thế gian cho là ‘siêu nhiên thần bí’. Ví dụ như trường hợp các ‘thần đồng’ chưa đi học đã biết đọc, biết làm toán, đánh đàn... hoặc có em sau một chấn động nào đó lại nói được ngoại ngữ, làm được nhiều việc trước đây em chưa từng biết.
Tất cả những biểu hiện nêu trên chỉ là chứng minh cho sự tồn tại của tiềm thức qua những kiếp luân hồi. Và vì là tiềm thức nên khi nó bị ý thức thực tại phát triển mạnh hơn và phủ lấp, nhiều ‘thần đồng’ lại trở thành các nhi đồng bình thường như bao em khác mà thôi!
Con người có thể quên lãng tiềm thức của chính mình, nhưng quy luật Nhân Duyên và quy luật Nhân Quả không bao giờ quên lãng và bỏ sót bất cứ một sự tái sinh diệt nào của Thức và Danh Sắc! Quy trình tái sinh giữa Thức và Danh Sắc tiếp diễn từ vô thỉ, vô chung và sẽ còn tiếp diễn không cùng trong sinh tử luân hồi chừng nào các chúng sinh chưa đoạn dứt nghiệp.
Chư Phật từ thời quá khứ cũng đã có cùng một minh kiến về quy luật đau khổ này. Ngay từ bốn mươi mốt kiếp về trước đức Phật Tỳ Bà Thi cũng đã có cùng tri kiến như đức Phật Thích Ca của kiếp hiện tại:
“Thức này xoay trở lui lại, từ nơi danh sắc, không vượt khỏi danh sắc. Chỉ như thế này, con người được sinh ra hay trở thành già, hay bị chết, hay từ biệt cõi này, hay sinh lại ở cõi khác, nghĩa là do duyên danh sắc, thức sinh; do duyên thức, danh sắc sinh; do duyên danh sắc, sáu nhập sinh; do duyên sáu nhập, xúc sinh; do duyên xúc, thọ sinh; do duyên thọ, ái sinh; do duyên ái, thủ sinh; do duyên thủ, hữu sinh; do duyên hữu, sinh sinh; do duyên sinh; lão, tử, sầu bi, khổ ưu não sinh. Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này” (Kinh Đại Bổn (TrB1, 14 = [Ja.3.56])
Hơn thế nữa Chư Phật thời quá khứ cũng như đức Phật Thích Ca trong kiếp hiện tại đều đã giác ngộ được con đường duy nhất để đoạn dứt mối quan hệ tương tác phức tạp giữa Thức và Danh Sắc nhằm giải thoát khổ đau khỏi sinh tử luân hồi. Con đường duy nhất ấy chính là Đạo Đế - Tám Chánh Đạo.
Khi và chỉ khi thực tri được chiều sâu mối quan hệ này, người phật tử mới tránh được ảo tưởng mê mờ tin rằng còn có một phương pháp nào khác ngoài Tám Chánh Đạo cũng có thể giúp đi tới giải thoát hoàn toàn.
Cần nhắc lại, Tám Chánh Đạo là Đạo Đế tức Chân Lý Về Con Đường Diệt Khổ dành cho mọi người, qua mọi thời đại và ở bất kỳ nơi nào:
“Rồi này các Tỳ-kheo, Ta lại suy nghĩ như sau: "Ta đã chứng đắc con đường này đưa đến giác ngộ, tức là do danh sắc diệt nên thức diệt. Do thức diệt nên danh sắc diệt. Do danh sắc diệt nên sáu xứ diệt. Do sáu xứ diệt nên xúc diệt… thọ diệt… ái diệt... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt…
Và này các Tỳ-kheo, thế nào là con đường cũ, đạo lộ cũ ấy do các vị Chánh Ðẳng Giác thuở xưa đã đi qua? Ðây chính là con đường Thánh Đạo Tám Ngành, tức là Chánh Tri Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định” (TƯ2, 104 = [U.51.65]).
Xa xưa đã như vậy, nay cũng như vậy và tương lai mãi mãi cũng sẽ như vậy, không thể sai khác. Bởi, chu trình tái sinh luân hồi giữa Thức và Danh Sắc chính là quy luật muôn đời của khổ đau; và Tám Chánh Đạo chính là Đạo Đế - tức Chân Lý Về Con Đường Diệt Khổ!
Để thực hiện Đạo của Chân Lý Cứu Khổ, tất cả Chư Phật A La Hán Chánh Đẳng Giác đều chủ trương phải chiến thắng nghiệp lực để không còn tái sinh, giải thoát hoàn toàn. Thật vậy, trong kinh điển Nikāya và luật Pātimokkha, trước sau như một đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nhiều lần tuyên bố chủ trương này, điển hình như điều Ngài đã khẳng định