Chùa Việt
Giếng cổ hàng nghìn năm tuổi tại chùa An Thái, Nghệ An
Thứ bảy, 17/03/2016 09:30
Dù trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử nhưng giếng cổ có tuổi thọ hàng nghìn trăm tuổi vẫn còn hiện hữu cho đến ngày nay. Đó là giếng cổ ở chùa An Thái, xã Quỳnh Long, Quỳnh Lưu, Nghệ An.
Nước giếng có màu xanh bích quanh năm |
Theo quan sát, giếng cổ này được bao bọc bởi lớp đá cổ, còn nguyên vẹn, bám lên trên lớp đá là nhưng mảng rêu xanh rất cổ kính; có nhiều chỗ đá bị sụt, lộ ra lớp đất phía bên trong, như những hang đá nhỏ, dưới đáy giếng cổ có gỗ ván chữ thập, khắc chữ “Thiên Thành Giáp Tý niên khai thiên tạo tỉnh”, cho thấy giếng được đào vào năm 1024 triều đại Vua Lý Thái Tổ, niên hiệu Thiên Thành. Giếng có chiều cao so với mặt đất là không bao nhiêu, chiều rộng tầm 1,5m, và có độ sâu tầm 3 tới 4m.
Bà Trần Thị Khẩn (70 tuổi) là phật tử thường xuyên công quả tại chùa cho biết: "Khi tôi sinh ra và lớn lên giếng đã có từ lâu rồi. Lúc trước khi bà con nhân dân trong vùng chưa phát triển như bây giờ thì nhà nào cũng dùng nước từ giếng chùa này".
Đại đức Thích Hải An giới thiệu về giếng chùa |
Trao đổi với nhà chùa, Đại đức Thích Hải An cho biết thêm giếng cổ này có cách đây 988 năm. Mùa mưa thì nước giếng dâng cao, chỉ cần dùng ca nhựa hay bất cứ vật dụng gì là có thể múc được nước, còn mùa nắng thì nước hơi thấp hơn phải dùng gàu để múc nước. Điều kỳ lạ, vào mùa khô hạn, các giếng nước của hộ dân quanh chùa đều cạn nhưng long mạch của giếng chùa có nước quanh năm mát rựợi không bao giờ cạn, có màu xanh bích, giếng nằm ngay dưới chân núi Phượng bởi vậy nước trong và ngọt mùa đông lấy nước này sử dụng thì rất ấm, mùa hè mát”.
Để lưu giữ nét độc đáo và bảo tồn được giếng cổ, năm 2014 nhà chùa đã cho khơi thông lại giếng và xây thành giếng cao hơn so với cũ. Còn kết cấu của giếng cổ vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn như trước. Chính những đặc điểm này càng tăng thêm giá trị của giếng cổ, cho dù đã trải qua hàng trăm năm tuổi.
Hữu Tình
Những dòng chữ trên mép thành giếng được cho là năm sửa chữa lại giếng |
Hữu Tình