Chùa Việt

Hà Nội: Ngôi chùa có bệ đá kép thờ Phật bằng đá xưa nhất

Chủ nhật, 03/04/2013 03:01

Chùa Thầy gồm ba toà nhà chạy song song với nhau dựng trên nền cao bó đá hộc xanh. Tòa ngoài gọi là nhà tiền tế hay chùa Hạ. Tòa giữa là trung điện hay chùa Trung, toà trong cùng là thượng điện hay chùa Thượng

Chùa Thiên Phúc thường gọi là chùa Thầy hay chùa Cả tọa lạc ở chân núi Sài. Chùa được dựng vào đời vua Lý Nhân Tông (1072-1128) lúc đó gọi là am Hương Hải do Thiền sư Từ Đạo Hạnh lập để tu hành. Vì vậy, đây là nơi lưu dấu tu hành và chứng kiến quãng đời sau cùng cho đến ngày thoát xác của vị cao tăng - Thiền sư Từ Đạo Hạnh.


Chùa Thầy gồm ba toà nhà chạy song song với nhau dựng trên nền cao bó đá hộc xanh. Tòa ngoài gọi là nhà tiền tế hay chùa Hạ. Tòa giữa là trung điện hay chùa Trung, toà trong cùng là thượng điện hay chùa Thượng, thờ các hóa thân của Thiền sư Từ Đạo Hạnh, diễn tả 3 "kiếp" của Từ Đạo Hạnh: Tăng, Phật và Đế Vương. Bên trái là tượng toàn thân Thiền sư bằng gỗ bạch đàn lắp máy tự động có thể đứng lên ngồi xuống được, nhắc nhở thời kỳ Ngài đi tu ở Hương Hải am đã làm thuốc trị bệnh cứu người và dày công sáng tạo môn nghệ thuật múa rối nước cổ truyền để cho dân giải trí. 


Bên trong chính điện chùa Thượng có một đài bằng đá thờ Phật có một bệ đá kép có hai tầng với hai lớp hoa sen, các góc có hình thần điểu Garuda có niên đại thời nhà Trần (1225 - 1400) được gọi là "bách hoa đài”, do dọc theo 2 bên thân có khắc đủ 100 cánh hoa. Đài này gồm 2 bệ đá xếp lên nhau, bệ dưới cao 47cm, rộng 3,93m, dài 2,76m; bệ trên cao 94cm, rộng 2,45m, dài 1,78m.

Ảnh Võ Văn Tường

Chùa Thiên Phúc (chùa Thầy) thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nộisở hữu kỷ lục: Ngôi chùa có bệ đá kép thờ Phật bằng đá xưa nhất.


Chú thích: Tư liệu được cung cấp bởi Kỷ lục Việt Nam

loading...