Kiến thức

Hai chữ “tùy duyên” trong Phật giáo

Thứ hai, 23/11/2020 07:28

Trong cuộc sống, dù khôn khéo hay thánh thiện đến mấy thì không một ai có thể tránh khỏi bị miệng lưỡi người đời chê trách, chỉ trích, gièm pha, thậm chí là mắng chửi.

Nói đến quá trình phát triển của Phật giáo là nói đến sự tương tác giữa Phật giáo với tư tưởng, văn hóa, phong tục tập quán của mỗi quốc gia… Sự tiếp biến Phật giáo về mặt thời gian, không gian, có thể xem là yếu tố quan trọng góp phần thách thức Phật giáo trước con người và thời đại. Với sự phát triển đa lĩnh vực, Phật giáo vẫn tồn tại, đứng vững trước nhiều thăng trầm, biến cố lịch sử. Sở dĩ Phật giáo phát triển được như ngày nay nhờ vào tinh thần “tùy duyên, tùy tục”. Nghĩa là đạo Phật chủ trương tùy duyên, tùy thuận, khế lý, khế cơ, khế thời, khế xứ mà Phật giáo tồn tại và giáo hóa thích ứng với từng thời điểm, với phương thức, kỹ năng trao truyền giáo pháp phù hợp cho mỗi đối tượng, mỗi hội chúng với nội dung, đề tài thích hợp để người học đạo tiếp nhận một cách dễ dàng, gặt hái được nhiều năng lượng an lạc trong cuộc sống.

Theo Phật học từ điển của Đoàn Trung Còn định nghĩa về hai chữ “Tùy duyên” như sau: “Nương theo nhân duyên, cơ duyên. Sự vật ở cảnh ngoài đến, làm cho mình cảm xúc, ấy là duyên. Mình nương theo duyên ấy mà tu thân, hành đạo, ấy là tùy duyên, tùy duyên tức là tùy duyên hóa độ lại là môn phương tiện của Phật, Bồ tát, các ngài thấy ai có thiện căn, thiện duyên, mới vui lòng giáo hóa, truyền đạo, chớ chẳng cưỡng bách. Các ngài thừa những dịp phải, những cơ duyên thuận tiện mới giáo hóa. Đó là Tùy duyên”[1].

Trong cuộc sống, dù khôn khéo hay thánh thiện đến mấy thì không một ai có thể tránh khỏi bị miệng lưỡi người đời chê trách, chỉ trích, gièm pha, thậm chí là mắng chửi.

Trong cuộc sống, dù khôn khéo hay thánh thiện đến mấy thì không một ai có thể tránh khỏi bị miệng lưỡi người đời chê trách, chỉ trích, gièm pha, thậm chí là mắng chửi.

Ở đời vui đạo hãy tùy duyên

Còn Phật Quang đại từ điển, miêu tả “Tùy Duyên” 隨延 là Tùy thuận nhân duyên, ứng theo căn cơ, mà quyết định làm hay thôi. Phẩm kinh Lô xá na kinh Hoa Nghiêm (Đại 9, 416 trung) ghi:

“Nghe chư Phật ra đời

Đầy đủ hiệu túc tôn

Tùy duyên hóa cõi Phật

Âm thanh không cùng tận”

Ngoài ra, Tùy duyên cũng chỉ cho lí thể của Chân như tuy vắng lặng bất động, nhưng có đủ tác dụng nương theo ngoại duyên mà biến hóa, hiển hiện muôn tượng.”[2]. Như vậy tùy duyên tức là tùy hoàn cảnh, nhân duyên tu tập và hóa độ tha nhân. Tùy duyên có nghĩa là hội tụ đủ nhân duyên thì làm, không thì thôi, chứ không cưỡng cầu, chúng ta thấy rõ điều này sau khi đức Phật nhập diệt vào khoảng hơn 100 năm thì nội bộ Tăng đoàn bắt đầu phân chia thành hai bộ phái đó là Thượng tọa bộ và Đại thừa. Vì đâu có sự phân chia này? Bởi vì đặc tính của mỗi giai đoạn hoàn cảnh khác nhau, con người khác nhau, trình độ khác nhau cho nên Phật giáo phải tùy duyên, nương theo hoàn cảnh thay đổi để thích ứng trong quá trình tu tập cũng như quá trình truyền đạo, nếu không có sự thay đổi thích ứng với thời cuộc thì Phật giáo sẽ ra sao? Ngày nay nhân loại có còn biết đến Phật giáo hay không? Tiểu thừa lấy việc giải thoát cá nhân làm mục tiêu, Đại thừa lấy việc cứu tế xã hội làm chuẩn đích. Tiểu thừa chủ trương ẩn dật, Đại thừa chủ trương hoạt động. Tiểu thừa chủ trương chuyên môn xuất gia, Đại thừa chủ trương thông tục”[3]. Thật ra có rất nhiều nguyên nhân phân chia bộ phái nhưng chúng ta không bàn luận sâu, mà chỉ tìm hiểu nguyên nhân chủ đích làm sáng tỏ hai chữ “tùy duyên” trong thời kỳ này. Khi đức Phật còn tại thế, địa bàn mà đức Phật và Tăng đoàn hoạt động chủ yếu ở lưu vực sông Hằng, bên cạnh đời sống của người xuất gia lúc bấy giờ sống trong rừng núi, sống theo phương thức du mục tức là di cư từ nơi này đến nơi khác, không trụ một chỗ, ngủ không quá ba đêm dưới một gốc cây.

Đời sống giản đơn, vật dụng gói gọn chỉ có ba y, một bình bát và một tọa cụ, hằng ngày đi khất thực nuôi thân. Tuy nhiên khi đức Phật nhập diệt, sinh hoạt của Tăng đoàn không còn như trước đặc biệt là đến thời Vua A Dục [4](Asoka), Phật giáo được nhà vua tín tâm và ủng hộ, cho nên được truyền bá khắp mọi miền lãnh thổ Ấn Ðộ, thậm chí vượt biên giới ra nước ngoài. Phật dạy “Này các Tỳ kheo! Hãy du hành, vì hạnh phúc cho quần chúng, vì an lạc cho quần chúng, vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc, vì lợi ích, vì an lạc cho chư Thiên và loài người. Chớ có đi hai người cùng một chỗ. Này các Tỳ kheo! Hãy thuyết pháp, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn”[5]. Chính vì vậy mà Đại thừa Phật giáo được thai nghén và ra đời với phương châm làm lợi ích cho chúng sinh. Sự ra đời của Phật giáo Đại thừa minh chứng cho tinh thần tùy duyên của Phật giáo, không cứng nhắc theo khuôn khổ, nhưng cũng không vượt ngoài giới luật và cốt tủy của đạo Phật.

Nếu như trong cuộc sống người người đều thông thấu và thực hành theo tinh thần tùy duyên thì sẽ bớt khổ, ít phiền muộn, đạt được nhiều hạnh phúc, an vui, thành công trong cuộc sống này.

Nếu như trong cuộc sống người người đều thông thấu và thực hành theo tinh thần tùy duyên thì sẽ bớt khổ, ít phiền muộn, đạt được nhiều hạnh phúc, an vui, thành công trong cuộc sống này.

Sống an nhiên và tùy duyên

Thật ra ngay từ khi đức Phật Thích Ca chứng ngộ chân lý dưới cây Bồ đề, Ngài đã nhận ra sự vận hành của vũ trụ “Cái này có thì cái kia có, cái này sinh thì cái kia sinh; cái này không thì cái kia không, cái này diệt thì cái kia diệt”[6]. Chính nguyên lý vận hành này nó quy định đặc trưng giáo lý Phật giáo và sự thể nhập tinh thần tùy duyên vào đời sống thực tiễn. Điển hình như kinh Diệu Pháp Liên Hoa, phẩm “Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn” thứ hai mươi lăm. Vị Bồ tát vì cứu độ chúng sinh cho nên Ngài đã thị hiện dưới nhiều tướng trạng tùy theo căn cơ của mỗi chúng sinh “Nếu có chúng sinh trong quốc độ nào đáng dùng thân Phật đặng độ thoát, thời Quán Thế Âm Bồ tát liền hiện thân Phật, mà vì đó nói pháp, Người đáng dùng thân duyên giác đặng độ thoát, liền hiện thân Duyên giác mà vì đó nói pháp,….[7].

Bồ Tát thấu hiểu nỗi khổ của chúng sinh, chúng sinh cần thì Bồ Tát sẽ xuất hiện cứu giúp do vậy mà cái này có thì cái kia có là như vậy. Tiếp tục sự nghiệp hoằng dương Phật giáo, tinh thần tùy duyên luôn đồng hành, uyển chuyển phù hợp với sự phát triển đất nước mà không làm mất đi cốt tủy của đạo Phật. Ngay từ buổi đầu Phật giáo truyền vào nước ta cũng trên tinh thần tùy duyên, tùy tục mà tiếp biến cho phù hợp với phong tục lúa nước, người dân hiền từ, một đất nước như Nguyễn Khoa Điềm miêu tả “Đất nước Việt Nam là đất nước của nhân dân của ca dao thần thoại”[8]. Do vậy nên người dân thờ cúng Chư Phật cũng như đã thờ cúng các vị thần vốn có của họ. Thuở ban đầu Bụt được nhìn nhận như ông Trời có phép thần thông và có khả năng giống như ông Trời nhưng khác một điều Bụt rất gần gũi, luôn giúp đỡ mọi người và điều đặc biệt là không bao giờ trừng trị một ai. Bụt không bị nước trôi, lửa cháy vì Bụt có phép thần thông và biến hiện[9].

Qua thời gian hình ảnh Đức Phật lại được thiết lập; từ một người sau khi tu chứng trở thành vị thần “Tâm tịch đắc bỉ tứ thiền, tại ý sở do, khinh cử thắng phi, đạp thủy nhi hành, phân thân tán thể, biến hóa vạn đoan, xuất nhập vô gián, tồn vong tự do, mạc nhật nguyệt, động thiên địa, động đổ triệt thính mỵ bất văn kiến, tâm tịnh quán minh, đắc nhất thiết trí”[10], dịch là “Lòng sạch, được bốn thiền kia, theo ý tự do, nhẹ nhàng bay nhảy, đạp nước mà đi, phân thân tán thể, biến hóa muôn hình, ra vào không hở, còn mất tự do, rờ mó tới trăng, chấn động đất trời, trông suốt che khắp, không đâu là không thấy nghe, lòng sạch thấy sáng, được nhất thiết trí”.

Sự vật ở cảnh ngoài đến, làm cho mình cảm xúc, ấy là duyên.

Sự vật ở cảnh ngoài đến, làm cho mình cảm xúc, ấy là duyên.

Sống với hai chữ tùy duyên

Thời gian trôi đi, kiến thức, trình độ của con người ngày càng được nâng cao, thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu kinh sách nên hiểu sâu hơn về đức Phật như Mâu Tử ở thế kỉ II đã định hình ngày càng rõ nét về đức Phật “Phật nãi đạo đức chi nguyên tổ, thần minh chi tôn tự”[11] dịch là “Phật là nguyên tổ của đạo đức là đầu mối của thần minh”. Nhưng đến vương triều nhà Trần đã đưa hình ảnh Đức Phật về đúng chức năng, đúng vị trí “Tâm tịch nhi tri, thị danh chân Phật” dịch là “lòng lặng mà biết đó chính là chân Phật ”[12], thật sự đây mới đúng với cốt tủy của đạo Phật, sở dĩ Phật giáo phải đi một vòng tròn lớn mới trở về đúng vị trí nguyên nhân do trình độ chúng sinh mỗi giai đoạn mỗi khác, trên tinh thần tùy duyên mà hình ảnh đức Phật được nhìn nhận khác nhau ở mỗi thời điểm, dù nhìn nhận hình ảnh đức Phật ở mỗi thời điểm khác nhau nhưng kết quả vẫn quy về một mối giúp chúng sinh hướng đến “chân – thiện – mỹ”, cao hơn nữa hóa giải khổ đau, nếu những ai tu tập thì sẽ nhận được bình yên, an lạc ngay hiện tiền này. Điều này được chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “Tôn chỉ mục đích của đạo Phật nhằm xây dựng cuộc đời thuần mỹ, chí thiện, bình đẳng yên vui và no ấm”[13].

Vì thế dưới triều đại nhà Trần, tinh thần “tùy duyên” của thiền phái Trúc Lâm trở thành một trong những đặc trưng nổi bật của thiền tông Việt Nam khi nhìn nhận nó trong dòng chảy Phật giáo nước nhà. Vào thời kì này chúng ta không ngạc nhiên khi bắt gặp các thiền sư ngoài việc tụng kinh ra còn biết tham gia chính trị, hộ quốc an dân, lại còn là những thi sĩ, văn sĩ lỗi lạc với những án văn trầm hùng, thanh thoát chuyển tải triết lý Phật học uyên thâm, góp phần phong phú vào văn học thiền tông thêm nhiều cung bậc, đa sắc màu. Nếu không sống theo tinh thần tùy duyên thì làm sao Phật giáo có được thành tựu như thế? Chính nhờ tinh thần tùy duyên cho nên sản sinh ra những vị vua vừa trị vì đất nước, vừa tinh tấn tu tập không cần xuất gia nhưng vẫn đắc đạo, chứng ngộ như vua Trần Thái Tông, vua Trần Nhân Tông. Chính vua Trần Thái Tông đã áp dụng tinh thần tùy duyên vào phương pháp “Niệm Phật”, để dạy cho con dân của mình. Ngài đã thiết lập ba đối tượng bậc thượng trí, bậc trung trí và bậc hạ trí. Ba hạng người trên, tuy nông sâu khác nhau, nhưng tới chỗ sở đắc là một[14].

Nương theo nhân duyên, cơ duyên. Sự vật ở cảnh ngoài đến, làm cho mình cảm xúc, ấy là duyên.

Nương theo nhân duyên, cơ duyên. Sự vật ở cảnh ngoài đến, làm cho mình cảm xúc, ấy là duyên.

Vua Trần Nhân Tông đã đúc kết tinh thần tùy duyên qua bài kệ “Cư trần lạc đạo”. Chính tinh thần tùy duyên là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình hoạt động của thiền phái Trúc Lâm. Đặc biệt là hình ảnh vua Trần Nhân Tông chống gậy vừa giáo hóa dân chúng đồng thời vừa giúp nước nhà mở mang bờ cõi. Vương triều đời Trần đã thành công rực rỡ trong việc huy động sức mạnh đoàn kết toàn dân tạo thành khối đại đoàn kết ba lần chiến thắng Nguyên Mông, xây dựng đất nước phú cường, phồn thịnh. Khi đất nước lâm nguy thì người người ra chiến trường, được bình yên thì quay về vừa làm kinh tế vừa tu tập. Chính tinh thần ấy đã làm rạng danh, phát triển Phật giáo nước nhà nói riêng và Phật giáo thế giới nói chung.

Nếu như trong cuộc sống người người đều thông thấu và thực hành theo tinh thần tùy duyên thì sẽ bớt khổ, ít phiền muộn, đạt được nhiều hạnh phúc, an vui, thành công trong cuộc sống này.

Tài liệu tham khảo:

1. Đoàn Trung còn, Phật học từ điển, Nxb Tổng hợp TP HCM, năm 2015, tr 1183.

2. Sa môn Thích Quảng Độ dịch, Phật Quang đại từ điển, tập 6, Nxb Phương Đông, năm 2014. Tr 7293

3. HT Thích Quảng Độ dịch, Đại thừa Phật giáo tư tưởng luận,Nxb Tôn giáo, năm 2012, tr206

4. Hòang Đế A Dục, vị vua thứ ba của triều đại Mauryan, Ấn Độ, sinh năm 304 trước Tây Lịch (TTL) tại Thành Hoa Thị, kinh đô Ma Kiệt Đà, ông vốn là con cháu 9 đời của Vua Tần Bà Sa La . Vua A Dục lên ngôi lúc 35 tuổi (năm 269 TTL), trị vì được 38 năm và mất năm 232 TTL, thọ thế 73 tuổi. Ông được xem là ông vua vĩ đại nhất của quốc gia Ấn Độ. và là một ông vua tích cực hộ trì Phật Pháp; https://thuvienhoasen.org/a23735/dai-de-a-duc-mot-ong-vua-ho-tri-phat-phap.

5. HT Thích Minh Châu dịch, Tương Ưng Bộ, tập I, chương IV Tương Ưng Ác Ma.

6. HT Thích Minh Châu dịch, Trung Bộ Kinh, Kinh số 115

7. HT Thích Trí Tịnh dịch, Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, phẩm Quan Thế Âm Bồ Tát phổ môn thư hai mươi lăm, Nxb Tôn giáo,năm 2011, tr 540-543.

8. Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ, ông sinh ngày 15-3-1943 tại Tỉnh Thừa Thiên Huế, nước Việt Nam. Ông là một nhà thơ lớn, một nhà chính trị của Việt Nam. Ông từng là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X, Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá IX, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1975.

9. Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận, tập 1, Nxb Lá Bối, 1973.

10. Lục độ tập kinh truyện 74, tờ 39b16-20.

11. Lê Mạnh Thát, Nghiên cứu về Mâu Tử, tập II, Tu Thư Vạn Hạnh, 1982, 510

12. Viện văn học (1989), Thơ văn Lý-Trần, tập 2, quyển thượng, Nxb KHXH, HN, Tr.27.

13. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2000, tr 290

14. Sa môn Thích Thanh Kiểm dịch, Khóa Hư Lục, Nxb Tôn giáo, năm 2003, tr 50

loading...