Kiến thức

Hai điều kiện để người niệm Phật được vãng sinh Tịnh độ

Thứ bảy, 10/11/2022 03:17

Chúng sinh muốn thành tựu được Vô thượng Bồ đề tâm, trước cần phải có những ngoại duyên hỗ trợ. Những ngoại duyên chính yếu cho một hành giả khởi phát tấm lòng rộng lớn đấy là nhờ bậc minh sư, nhờ thiện hữu tri thức, nhờ Tam tạng Thánh giáo.

Audio

Vãng sanh Tịnh độ là gì?

Vãng sinh (sanh) là sau khi mạng chung (chết) sanh vào thế giới khác; thông thường từ này được dùng thay thế cho từ “chết”.

Nếu nói về nghĩa rộng, vãng sanh có nghĩa là thọ sanh vào Ba Cõi, Sáu Đường cũng như Tịnh Độ của chư Phật; nhưng sau khi thuyết Di Đà Tịnh Độ trở nên thịnh hành, từ này chủ yếu ám chỉ thọ sanh về thế giới Cực Lạc. Vãng sinh Tịnh độ là tên gọi chung như vậy.

Chúng sinh tuy sống trong vọng động bất an, đắm chìm trong sắc trần, ngũ dục nhưng không vì thế mà Giác tánh Bồ đề mất đi.

Chúng sinh tuy sống trong vọng động bất an, đắm chìm trong sắc trần, ngũ dục nhưng không vì thế mà Giác tánh Bồ đề mất đi.

Các điều kiện để người được vãng sinh Tịnh độ

Điều kiện cần thiết thứ nhất của người niệm Phật là: phát Bồ đề Tâm

Nghĩa là trên cầu Phật đạo, dưới hóa độ chúng sinh. Người tu Phật nói chung nếu không phát tâm Bồ đề, dẫu có tinh tấn tu hành trọn kiếp cũng không có kết quả, chỉ nhọc công vô ích. Trong kinh Hoa Nghiêm dạy rằng : “Vong thất Bồ đề tâm, tu chư thiện pháp, thị danh ma nghiệp” (Quên mất tâm Bồ đề, dẫu tu các hạnh lành cũng điều là nghiệp ma). Vì vậy, người tu pháp môn niệm Phật muốn thành tựu ước nguyện, chóng vãng sinh Tịnh Độ trước hết phải Bồ đề tâm mà niệm. Đây là điểm vô cùng quan trọng, không thể thiếu đối với người tu niệm Phật nói riêng và người tu các pháp môn khác nói chung.

Chính vì “Bồ đề” có nghĩa là giác, là quả vị tu chứng của hàng Thanh văn, Duyên giác, và quả vị Vô thượng Bồ đề. Nếu hành giả phát tâm trên cầu quả vị Phật, dưới cứu độ chúng sinh, phát tâm như thế gọi là phát Vô thượng Bồ đề tâm. Quả vị tu chứng của hành giả khi phát tâm Vô thượng là Phật. Đứng về phương diện bản chất thì tâm Vô thượng Bồ đề được xây dựng trên hai yếu tố: Từ bi và trí tuệ. Nhưng đứng về phương diện hình thức khi hành giả phát tâm rộng lớn bao hàm hai khía cạnh: nội tại và ngoại tại.

Chúng sinh xưa nay ai cũng tự có đủ Giác tánh thường minh, nhưng vì vọng động, nhiễm trần che lấp tâm tánh, khiến tính giác ngộ trong tự thân của mỗi chúng sinh bị tiềm tàng không hiển lộ ra ngồi. Việc tu tập không ngồi mục đích khơi dậy tiềm năng giác ngộ sẵn có trong tâm của mỗi người. Chúng sinh tuy sống trong vọng động bất an, đắm chìm trong sắc trần, ngũ dục nhưng không vì thế mà Giác tánh Bồ đề mất đi. Cho nên trong kinh đức Phật thường dạy: “Nhất thiết chúng sinh giai hữu Phật tánh”. Khi hành giả phát tâm trở về với Giác tánh sẵn có của chính mình, trở về với tự tánh Di Đà tự tâm, phát tâm như vậy gọi là phát tâm Bồ đề tự tánh nội tại.

Thế nhưng, chúng sinh muốn thành tựu được Vô thượng Bồ đề tâm, trước cần phải có những ngoại duyên hỗ trợ. Những ngoại duyên chính yếu cho một hành giả khởi phát tấm lòng rộng lớn đấy là nhờ bậc minh sư, nhờ thiện hữu tri thức, nhờ Tam tạng Thánh giáo. Khi hành giả tiếp xúc với Kinh điển, sự thấm nhuần của giáo pháp sẽ thúc đẩy hành giả phát khởi Bồ đề tâm. Hoặc giả nhờ thầy lành bạn tốt, nhờ những tấm gương sáng của chư Phật, chư vị Bồ tát, chư liệt vị Tổ sư, hành sinh tâm kính ngưỡng, muốn noi gương các Ngài và từ đó trong lòng phát khởi tâm Bồ đề. Sự phát khởi tâm này là nhờ nhân duyên bề ngồi tác động hay còn gọi là tư trợ ngoại tại.

Hành giả có nghiêm trì tịnh giới, và trên nền tảng của giới câu niệm Phật mới có tác dụng hết công năng mầu nhiệm vốn có.

Hành giả có nghiêm trì tịnh giới, và trên nền tảng của giới câu niệm Phật mới có tác dụng hết công năng mầu nhiệm vốn có.

Tịnh độ qua cái nhìn của Thiền

Tóm lại, hành giả phát Bồ đề tâm là phát tâm mong cầu thành Phật, và mong cầu độ tận tất cả chúng sinh về cõi Phật. Mục đích của pháp môn niệm Phật là vãng sinh Tây phương Cực Lạc. Đã sinh ở cõi này, với đầy đủ thắng duyên hành giả tiến lên quả vị Vô thượng Bồ đề, đầy đủ từ bi và trí tuệ, đầy đủ năng lực độ sinh, hành giả trở lại Ta bà tiếp độ tất cả chúng sinh. Chính vì thế mà tâm nguyện vãng sinh Cực Lạc là tâm nguyện lợi tha, không ích kỷ hẹp hòi, tự mình an vui nơi cảnh Tịnh, phù hợp với tinh thần Bồ tát đạo. Cho nên, hành giả phát khởi chuyên tâm niệm Phật cầu sinh về cõi Tịnh cũng chính là phát tâm Vô thượng Bồ đề.

Tham học Kinh điển, gần gũi thầy lành bạn tốt, làm các việc phước thiện là trợ tu. Chánh hạnh, trợ duyên song hành mới hợp với pháp môn niệm Phật, được như thế sẽ chóng thành ước nguyện. Trong kinh Quán Vô Lượng Thọ đức Phật dạy: “Tâm Bồ đề gồm đủ ba tâm: Tâm chí thành (thể); thâm tâm làm lành, tạo phước đức là tự thọ dụng; tâm hồi hướng phát nguyện là tha thọ dụng nghĩa là đối với chúng sinh phải có lòng đại từ đại bi đãi nhơn tiếp vật như vậy mới hợp với pháp môn Tịnh Độ” [20-142]. Nội dung ba tâm không ngồi tự lợi, lợi tha. Trên cầu quả vị Phật, dưới nhiếp hóa chúng sinh. Tâm nguyện này cũng chính là bổn hồi của mười phương chư Phật.

Điều kiện thứ hai của người tu theo pháp môn niệm Phật là nghiêm trì Tịnh giới.

Thông thường giới được hiểu là ngăn ngừa các điều sai quấy, chấm dứt các điều ác (Phòng phi, chỉ ác), hoặc ngưng điều ác và làm điều lành (chỉ ác, tác thiện). Theo ngài Buddhaghosa định nghĩa về Giới : “Giới có nghĩa là chế ngự theo năm cách như sau: Chế ngự với sự chế ngự của giới bổn pãtimokka, chế ngự bằng tỉnh giác; chế ngự bằng tri kiến; chế ngự bằng kham nhẫn; chế ngự bằng tinh tấn. Giới có nghĩa là kết hợp, vì nó kết hợp ba nghiệp thân. Khẩu, ý, hướng đến con đường thánh thiện. Giới có nghĩa là nền tảng, vì nó làm cơ sở cho người giữ giới cảm thấy mát mẻ”.

Qua hai định nghĩa trên ta thấy Giới giúp cho hành giả đạt được hai mục đích: không làm các việc ác (chư ác mạc tác), làm các việc lành (chúng thiện phụng hành). Mục tiêu của người niệm Phật là tịnh hóa thân tâm trong khi niệm, do đó muốn thân tâm được thanh tịnh là ngồi giới luật ra không còn phương cách nào thực hiện hữu hiệu hơn. Chính vì nhiệm vụ của giới là nhằm ngăn chặn và chấm dứt các tà hạnh, ngõ hầu thành tựu các chánh hạnh. Cho nên hành giả có chu tồn giới luật, tịnh nghiệp mới viên thành.

Chúng sinh muốn thành tựu được Vô thượng Bồ đề tâm, trước cần phải có những ngoại duyên hỗ trợ.

Chúng sinh muốn thành tựu được Vô thượng Bồ đề tâm, trước cần phải có những ngoại duyên hỗ trợ.

Giới được phân chia thành nhiều loại, hành giả tùy theo giới luật mà mình đã lãnh thọ, phải tuân giữ cho nghiêm mật. Bất cứ tu học theo pháp môn nào trong Phật giáo cũng không thể xem nhẹ giới luật. Vì giới là nền tảng của đạo, là thọ mạng của Phật pháp. Nếu không có giới thì định, tuệ không sinh trưởng, không có động lực thú đẩy hành giả vãng sinh.

Trong mười tông phái của Phật giáo, Tịnh Độ tông và Luật tông là hai ông phái liên hệ mật thiết với nhau. Hai tông phái này có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với tám tông phái còn lại.

Đại sư Thái Hư đánh giá tầm quan trọng của hai tông này: “Luật là nền tảng chung của Tam thừa, Tịnh Độ là mái che chung của Tam thừa”. Hành giả có nghiêm trì tịnh giới, và trên nền tảng của giới câu niệm Phật mới có tác dụng hết công năng mầu nhiệm vốn có. Cho nên “Một câu niệm Phật có thể tiêu trừ tám mươi ức kiếp sinh tử trọng tội”, chính là nhờ tinh chuyên về Giới luật hay nói cách khác nhờ sự thanh tịnh từ thân cho đến tâm của hành giả mới có lợi ích lớn lao như thế.

Nhưng muốn cho tâm Bồ đề chúng ta mỗi ngày mỗi tăng trưởng tư cách thánh hạnh được vẹn tồn, trọn đầy chánh nhân vãng sinh Tịnh Độ, người niệm Phật bên cạnh phát Bồ đề tâm, nghiêm trì tịnh giới phải hội đủ ba đức tính Quyết định vãng sinh, ấy là Tin sâu, Nguyện thiết và Trì chuyên (Hạnh).

loading...