Lời Phật dạy

Hành động đi lên và hành động đi xuống đích thực

Thứ bảy, 10/04/2023 10:41

Một niềm tin thịnh hành trong xã hội thời đó là để giải thoát khỏi kết quả của những hành động xấu ác và bất tịnh người đó phải chịu đau khổ thể xác và nỗi đau cơ thể. Người ta tin rằng trải qua những thực hành như thế, người đó sẽ có thể chuyển sanh ở cõi giới cao hơn sau chết.

Audio
FE67F940-81E8-4404-9A6F-D90F4EF2E9CE
Giả định cho rằng kết quả của hành động bất thiện phạm phải trong quá khứ khiến chúng ta đối mặt với nhiều nỗi đau thể xác, và nếu chúng ta có thể đối mặt với những đau khổ như thế trong cuộc sống hiện tại, tại sao chúng ta không trải qua nó ngay lúc này. Nghĩ rằng họ sẽ được giải thoát từ việc trải qua các kết quả đau đớn do các hành động bất thiện họ đã gây ra trong kiếp quá khứ và họ sẽ sinh ra ở cõi giới cao hơn sau khi chết nếu họ kinh nghiệm những phiền não càng lâu trong đời sống này, họ vẫn làm cơ thể đói khát bằng việc nhịn ăn trong thời gian dài và hành hạ cơ thể theo nhiều cách.

Vào thời Đức Phật, con người ngủ trên giường gai, nhịn ăn lâu ngày, ngủ ngoài trời vào lúc mặt trời không có bóng râm vào mùa hè, và rùng mình trong giá lạnh mùa đông mà không mặc thêm quần áo. Họ làm thế chỉ vì họ không muốn chịu đựng những sự vất vả trong tương lai.

Ngoài việc hành hạ thể xác, nhiều nghi lễ hoặc nghi thức khác cũng thịnh hành. Vài người tin rằng thờ phụng lửa sẽ đạt được lợi lạc, và cứu họ khỏi đọa lạc. Lửa được thờ phụng vào những dịp đặc biệt để cứu rỗi con người khỏi rơi vào trạng thái tồi tệ. Nơi thờ cúng được trát bằng phân bò ướt, cỏ Kusha màu xanh nằm phía trên, và sau khi tắm rửa và mặc áo choàng lụa mới, họ ngủ trên nền đất giữa nơi thờ thần lửa và ngôi nhà suốt đêm. Ba lần trong một đêm, họ chắp tay cúi lạy thần lửa và cầu nguyện chỉ được đi lên cao hơn mà không bị đày ải xuống; chỉ được lên cõi giới cao hơn mà không đi xuống cõi giới thấp trong kiếp sống tương lai. Trong lúc thực hành nghi thức này họ đổ rất nhiều bơ ghee, dầu, bơ vào lửa như là sự cúng tế. Lúc cuối đêm, thức ăn ngon được phục vụ cho các Bà La Môn và họ tin rằng điều này sẽ giúp họ thăng lên ở cõi giới cao và không phải đi xuống cõi giới thấp trong tương lai.

Tuy nhiên, Đức Phật, đã giải thích không thể nào đạt được giải thoát khỏi trạng thái thấp chỉ đơn thuần thực hành nghi lễ hay nghi thức. Do vậy, ngài dạy cách thực hành Dhamma thanh tịnh để đạt trạng thái cao hơn- Một đệ tử cao quý nghĩ theo cách này sẽ là- việc giết hại chúng sinh, trộm cắp, nói dối, sa vào nói xấu sau lưng, nói chuyện vô bổ, thốt ra lời tàn ác hoặc lời nói khắc nghiệt, đầy tham lam và oán ghét, và thực hành nghi lễ và nghi thức sai lầm, v.v chỉ dẫn đến kết quả tồi tệ trong hiện tại và tương lai. Những hành động sai lầm chỉ phá hoại tương lai của họ. Do vậy, anh ta cần bỏ các hành động sai lầm và sống một cuộc đời Dhamma thanh tịnh và phát triển cả trong kiếp sống hiện tại và tương lai. Bằng việc tự hành động theo cách ấy, anh ta không chỉ đạt trạng thái cao hơn mà còn cứu rỗi mình không rơi vào trạng thái thấp hơn.

Tương tự thế, một nghi thức nữa được thịnh hành. Dậy sớm vào buổi sáng và chạm vào Đất trong khi ngồi trên cái giường, chạm vào phân bò ướt, chạm vào cỏ xanh, đốt lửa, chắp tay chào mặt trời, ngâm người trong nước ba lần một ngày v.v Một niềm tin thời thượng là tâm được thanh lọc và trở nên tinh lọc bằng việc thực hành những hành động này.

Đức Phật đã giải thích một người càng mắc vào ba loại bất tịnh gây ra bởi thân, anh ta còn xa rời việc đạt sự thanh lọc tâm như những dạng hành động bất tịnh trên thân sau :

Nếu anh ta vướng vào việc làm hại các chúng sinh, anh ta tàn độc với chúng sinh, giết hại chúng sinh, là người độc ác và khát máu. (2) Anh ta trộm cắp thứ thuộc về người khác, dù trong làng hoặc trong rừng. (3) Anh ta làm hành vi tà hạnh với phụ nữ; thuộc người trong gia đình của mẹ anh, cha anh, em trai, chị gái hoặc láng giềng; dù cho đó là người phụ nữ đã có chồng hoặc vũ nữ.

Tất cả điều đó dẫn đến bất tịnh trên thân.

Tương tự, có bốn loại bất tịnh là hành vi của khấu:-(1) Nói dối. Khi được yêu cầu khai ra và nói sự thật và giải thích đúng đắn, dù trong cuộc gặp, hội đồng, hàng xóm, trên phiên toà làng xã hay tòa án hoàng gia; anh ta nói những điều anh ta biết là anh ta không biết, anh ta nói anh ta không biết khi đó điều anh ta biết; anh ta tuyên bố anh ta thấy khi anh ta không thấy, anh ta tuyên bố điều anh ta không thấy khi anh ta có thấy. Anh ta nói dối vì một lý do, thuộc về anh ta hoặc người khác. (2) Nói lời sau lưng, (3) Nói lời tàn nhẫn, và (4) Nói điều vô bổ.

Tất cả điều đó tạo ra những bất tịnh về khẩu.

Theo cùng một cách, có ba loại bất tịnh do hành động trong tâm gây ra: – (1) Tâm ác độc. Anh ta muốn đạt giàu có và tài sản thuộc về người khác- anh ta lên kế hoạch chiếm nó thành của mình. (2) Tâm đầy sự thù địch. Anh ta có những dự định độc ác. Anh ta có những suy nghĩ độc ác về con người- họ phải bị trói và buộc lại, đốt trụi, giết và quét sạch. (3) Có nhiều niềm tin sai lầm và sai trái. Anh ta không thể hiểu được sự thật và tuyên bố rằng sự độ lượng không thể mang lại kết quả; không cần cúng dường và dâng cúng, hành động tốt và xấu không mang lại nghiệp quả nào; không tồn tại thế giới con người hay thiên giới, không có mẹ lẫn cha; anh ta không thể tin được chính anh ta là nguyên nhân của sự sinh của mình; không có khổ hạnh hay bà la môn, không có hiểu biết đúng hay không ai thực hành con đường chân chính. Anh ta tự huyễn hoặc hình ảnh sai lầm rằng anh ta phải tự mình du hành đến thiên giới và tự chứng đắc sự thật.

Tất cả những điều đó tạo ra bất tịnh tinh thần, bất tịnh tâm trí.

Sự thật, thanh tịnh chân thật được kinh nghiệm khi một người rời xa những hành động bất thiện và giữ lấy những hành động thiện. Khi anh ta làm chủ khả năng đạt tới trạng thái cao hơn của kiếp sống. Người như vậy chỉ tăng trưởng và phát triển. Không bị rơi xuống hay tha hóa xuống cảnh giới thấp.

Nhiều kiểu niềm tin mù quáng như vậy thịnh hành. Vài người nghĩ hành động của tôi như vậy phù hợp, tôi sẽ sống đời sống của một con chó trong tương lai, do vậy tại sao không sống cuộc sống vô lo của một con chó ngay bây giờ. Vì vậy, họ bắt chước theo đời sống của một con chó và sống cuộc sống của một con chó. Họ chấp nhận chỉ những thức ăn được ném trên đất, ở trần, ngồi cuộn tròn như một con chó, ngủ tư thế giống chó. v.v

Theo cùng một cách, vài người nghĩ dù tôi có khả năng sống một cuộc sống vô lo bây giờ mà trong tương lai tôi phải sống như con vật, tại sao không sống đời sống của một con bò trong kiếp này. Hãy làm quen điều này trong kiếp hiện tại và sau khi chết, tôi được cứu chuộc khỏi cuộc sống đau khổ như thế. Theo cách này tôi sẽ không bị buộc rớt xuống kiếp thấp hơn mà chỉ thăng lên kiếp cao hơn để sống. Nghĩ thế, họ thường sống như một con bò ngày qua này trong kiếp sống của họ. Họ chịu đủ những đau khổ vì việc này.

Lối suy nghĩ kiểu thế vụng về và thiếu khéo léo! Anh ta không nghĩ trong khi anh ta đang trải qua đau khổ trong đời sống hiện tại, anh ta sẽ chịu nhiều đau khổ hơn trong kiếp tương lai.

Đức Phật giải thích trong khi quan sát tương lai của những người như thế con đường đó chỉ dẫn đến kiếp sống thấp hơn. Một người thực sự chuyển sinh làm chó hay bò trong tương lai sống và chịu nhiều đau khổ và nỗi đau hơn.

Nếu một người có những niềm tin sai lầm rằng bằng việc sống ở cõi giới thấp hơn với việc chịu đựng trong hiện tại, anh ta sẽ đạt cuộc sống nơi cao quý hơn hoặc kiếp sống cao siêu hơn thì đó là một sai lầm lớn. Khi những người như vậy nghe và hiểu sự giải thích của Đức Phật, họ bắt đầu đau khổ rằng kiếp hiện tại của họ cho tới nay đã phí hoài và trong tương lai họ cũng phải sống ở kiếp thấp hơn. Họ yêu cầu Đức Phật dạy họ Dhamma chân chính. Đức Phật đã giải thích-

Ta đã tự biết mình và kinh nghiệm về bốn loại hành động- (1) Trong đời sống hiện tại, nếu vài hành động là bất thiện thì kết quả của nó là bất thiện. (2) Nếu hành động là thiện thì kết quả là thiện. (3) Nếu hành động một phần là bất thiện và một phần là thiện thì kết quả cũng sẽ trộn lẫn. (4) Nếu một hành động không thể được phân loại là bất thiện hay thiện, thì kết quả cũng sẽ không được phân loại là thiện hay bất thiện. Bốn loại hành động này chỉ hữu ích trong việc làm tiêu tan hành động và do đó cũng ảnh hưởng đến quả của chúng.

Loại hành động là bất thiện và mang lại quả bất thiện? Khi vài người gây ra nỗi đau cho người khác- thông qua hành động của thân, hành động của khẩu và hành động của tâm – khi đó sau khi chết, anh ta xuất hiện ở một cõi giới đầy đau khổ và anh ta phải kinh nghiệm được nỗi đau và dằn vặt khi chạm vào sắt nóng v.v Anh ta phải kinh nghiệm đau khổ của địa ngục.

Theo cùng cách ấy, khi một người làm những hành động thiện thông qua tâm, thân hoặc khẩu, hành động tạo ra hạnh phúc cho người khác, luôn tràn ngập ý nghĩ lợi lạc cho người khác, làm họ hạnh phúc bằng việc thốt ra lời nói nhẹ nhàng và không ác ý, anh ta kinh nghiệm được an lạc và hạnh phúc trong thế giới này và sau khi chết đi kinh nghiệm về cảm giác hạnh phúc và an lạc thoát khỏi oán ghét trong cõi giới cao hơn.

Theo cùng một cách, khi một người vướng mắc chính mình vào các hành động hỗn hợp có ghét bỏ và không có ghét bỏ thì anh ta kinh nghiệm cả hai loại cảm giác này trong đời sống hiện tại cũng như tương lai.

Tương tự, một người làm các hành động không bất thiện hay thiện lành đạt giải thoát khỏi mọi loại kết quả của hành động và không có việc tái sinh dành cho anh ta.

Dhamma dạy bởi Đức Phật giúp con người rời bỏ giải pháp của họ dựa vào niềm tin sai lầm và bước trên con đường Dhamma. Họ đã đạt tới trạng thái hoàn toàn giải thoát khỏi khổ bằng việc thực hành con đường của Dhamma.

Hãy đến đây, các Thiền sinh! Chúng ta hãy thoát khỏi niềm tin sai lầm và nghi lễ nghi thức sai lầm, và sống một cuộc đời Dhamma đúng đắn và đạt được hạnh phúc và an lạc.

(Trích: Bản tin Vipassana Quốc tế, Mùa hè, 1980)

 
loading...