Kiến thức

Hành hương trong hành hương thập tự là gì?

Chủ nhật, 27/12/2022 09:15

Hành hương là một nghi lễ Phật giáo Bắc truyền, khởi thủy đời Nam Bắc Triều của Hoa Hạ. Buổi đầu, khi pháp sư thăng toà thuyết pháp, thí chủ đốt hương hướng về vị pháp sư đó để thi lễ cúng dường. Bắt đầu thời thịnh Đường thì hành hương đã được điển chế hoá thành nghi lễ Phật giáo.

Audio

1. Sơ giản từ ngữ

Hành: 行, là đi, viếng, lễ

Hương: 香, là nhang

Việt Nam tự điển (1970) của Lê Văn Đức, Lê Ngọc Trụ, tập hạ, trang 588 nêu: Hành hương là “cúng chùa, tới chùa đốt hương lạy Phật”

Việt Nam tự điển (1954) của Hội Khai Trí Tiến Đức, trang 299 nêu: Hành hương 行香 là đi lễ chùa.

Hành hương lễ Phật đầu năm là nét đẹp truyền thống của người Phật tử

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

2. Nguồn gốc và ý nghĩa

Hành hương là một nghi lễ Phật giáo Bắc truyền, khởi thủy đời Nam Bắc Triều của Hoa Hạ. Buổi đầu, khi pháp sư thăng toà thuyết pháp, thí chủ đốt hương hướng về vị pháp sư đó để thi lễ cúng dường. Bắt đầu thời thịnh Đường thì hành hương đã được điển chế hoá thành nghi lễ Phật giáo. Theo đó, vị Tăng chủ trì pháp hội và trai chủ cầm hương đi nhiều quanh pháp đàn.

Phật Quang Đại Từ điển (Thích Quảng Độ dịch), tập 2, vần H, trang 2317 nêu “hành hương” là: nghi thức thắp hương đi nhiều quanh tháp. Khi thí chủ thiết trai cúng dường, trước hết, đốt hương chia đều cho đại chúng, rồi đi nhiễu và lễ bái chung quanh tháp”

Nhưng kể từ đời Minh Thanh, hành hương nghiêng về nghi thức của hoàng gia.

“明清时官吏每至朔望入庙焚香叩拜,或新官赴任后举行入庙焚香仪式,均称行香” (Dịch: Thời Minh Thanh, quan viên mỗi tháng vào ngày rằm và mùng một vào chùa thắp hương lễ Phật. Có khi là những quan viên sau khi nhậm chức xong, họ vào chùa cử hành nghi thức thắp hương lễ Phật. Hai trường hợp này đều được gọi là hành hương). 

Ngày nay, hành hương là phi giai cấp và được hiểu qua hai phạm vi rộng hẹp. Một là, tín đồ Phật giáo hoặc phi tôn giáo vào chùa thắp hương lễ Phật; hai là: là một nghi lễ đặc dụng của Phật giáo được cử hành trong pháp hội.

 Nguồn: Long Vân Tự. 

loading...