Kiến thức

Hạnh lắng nghe

Thứ năm, 30/11/2023 04:40

Mục đích tối thượng của đạo Phật là giác ngộ và giải thoát. Tuy nhiên, từ ngày Phật Tổ thị hiện đến nay, có biết bao nhiêu người tu theo Phật và có mấy người được giải thoát rốt ráo?

Trong thời Phật còn tại thế, trăm người tu là trăm người rốt ráo. Ngược lại, càng xa Phật, con người càng tiến bộ về khoa học, kỹ thuật in kinh ấn tống càng cao, kinh sách in ra ngày càng nhiều, thì con người lại cam tâm biến thành những cái đãy sách, hoặc những con kéc nhái đi nhái lại lời Phật dạy, chứ không biết mình đang nói gì. 

Dù lời Phật dạy có cao siêu và thậm thâm vi diệu thế mấy, nếu chúng ta chịu lắng nghe và hành trì thì con đường thăng hoa hướng thượng phải hiển lộ và nẻo về giải thoát sẽ không xa.

Dù lời Phật dạy có cao siêu và thậm thâm vi diệu thế mấy, nếu chúng ta chịu lắng nghe và hành trì thì con đường thăng hoa hướng thượng phải hiển lộ và nẻo về giải thoát sẽ không xa.

Tại sao lại có trạng huống nầy hỡ quý vị? Có người nói rằng vì phước mỏng đức bạc nên chúng ta không được sanh ra vào thời của Thế Tôn. Quan niệm nầy cũng có lý, nhưng xét cho cùng ra, sanh cùng thời với Phật hay sanh ra trong thời nầy có gì khác đâu? Vì giáo pháp của Phật vẫn còn đây, những lời dạy dỗ vàng ngọc của Ngài vẫn còn đây chứ có mất đi đâu ? Khổ nỗi chúng sanh trong thời đại văn minh vật chất hôm nay chỉ thích nói chứ không thích nghe, cũng không thích làm, nên trạng huống ngày càng trở nên bi đát hơn. Thử suy gẫm lại mà xem, trong thời buổi hôm nay, nhóm mười người hay trăm người thì cả mười cả trăm nầy đều ưa muốn nói, ưa muốn phô trương, chứ không ai chịu lắng nghe để học hỏi cho tường tận rồi sau đó đem ra hành trì. Chân mình còn lấm mê mê, nhưng lại thích cầm đuốc đi vê chân người, chứ không chịu quay về xem coi mình lem luốt chỗ nào để cố gắng tự làm sạch lấy mình trước. 

Trước khi nhập diệt, Đức Thế Tôn đã lưu lại cho hậu thế cả một đại tạng kinh luật, và về sau nầy chư Tổ đã hoàn thành một bộ luận tuyệt luân về giáo pháp nhà Phật. Thiết nghĩ bằng ấy cũng là quá đủ triết lý cho những ai cầu tu giải thoát. Những Phật tử hậu bối thành tâm tu tập, không cần phải nói phải rằng chi nữa cho thêm loạn động, chỉ cần lắng nghe những lời vàng ngọc của Đức Thế Tôn và chư Tổ rồi thầm thầm tiến tu, thế cũng là quá đủ cho cuộc tu giải thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử rồi còn gì ? Tuy nhiên, đa phần chúng ta hôm nay không còn nhớ, không còn biết thế nào là lắng nghe, nên thay vì “lợi sanh hoằng pháp,” thì chúng ta lại “lợi kỷ đa ngôn.” 

Chỉ vì không chịu học đúng hạnh lắng nghe của chư Phật và chư Bồ Tát nên tu càng lâu thì thay vì càng khiêm cung từ tốn, chúng ta lại ngã mạn cống cao, thay vì bình thản như như thì chúng ta lại ồn ào oang oác, thay vì bình chân như vạy thì chúng ta lại lất xất láo táo, thay vì từ bi hỉ xả thì chúng ta lại ác tâm câu chấp, thay vì rộng lòng bố thí thì chúng ta lại tham lam keo kiết bỏn xẻn, thay vì quảng tu cúng dường thì chúng ta lại chạy theo tà sư phỉ báng đạo giáo, thay vì giữ giới và trau dồi đức hạnh thì chúng ta lại phá giới và chạy theo tà hạnh, thay vì hướng nội phản quang tự kỷ thì chúng ta lại hướng ngoại cầu hình, thay vì ái ngôn ái ngữ thì chúng ta lại tà ngôn vạy ngữ, thay vì tùy hỷ công đức thì chúng ta lại ác tâm trề nhún chữi rủa, thay vì trợ duyên giúp sức và khuyến khích người cầu tu thì chúng ta lại đả kích và làm cho họ nản chỉ, vân vân…để rồi cuối cùng thay vì đi theo chánh đạo thì chúng ta lại chạy theo tà đạo. Bấy nhiêu đó cũng đủ cho thấy sự lợi hại của hạnh lắng nghe và công cuộc tu hành giải thoát cho chính mình. 

Lắng nghe theo lời chỉ dạy của chư Phật và chư Tổ không đơn thuần chỉ dùng lỗ tai để nghe, vì lắm khi nghe lọt tai bên nầy rồi tất cả đều lọt ra ngoài tai bên kia. Như vậy chỉ phí phạm thì giờ vô cùng quí báu của chúng ta. Như vậy thà đừng nghe còn hơn. Theo Phật Tổ, lắng nghe bao trùm cả mắt, tai, và thân tâm. Chúng ta phải chuyên nhất trong khi lắng nghe, nghe bằng tai, nghe bằng con mắt trí tuệ và cái tâm vô phân biệt để nhận hiểu hết những điều mình nghe, không thối chuyển, không mỏi mệt. Cũng theo Phật, chỉ có tự mình mới làm được sự “lắng nghe” nầy chứ không ai có thể lắng nghe dùm mình được. 

Dù nẻo vào đạo có lắm chông gai thử thách, nhưng chúng ta phải quyết tâm học cho được hạnh lắng nghe của chư Phật và chư Tổ vì đây chính là chìa khóa mở cửa “Đại Giác” mà năm xưa Phật Tổ đã xử dụng để đi vào cõi vô ưu, vô sanh và vô diệt. Phật tử hậu bối hôm nay há có con đường nào khác sao quý vị? Người con Phật nên luôn nhớ rằng “tu” là lội ngược dòng đời, lội ngược đã là khó, thế mà lại lội sai hướng lại càng bi đát hơn. Phật Tổ đã khẳng định trong các kinh điển của Ngài rằng: “Người tu theo Phật sau nầy cũng đừng vội tin ngay cả những gì ta nói, mà hãy lắng nghe cho thật kỹ rồi sau đó hẳn đem những gì có lợi lạc cho mình ra mà tu hành, thì người đó được gọi là biết tu theo Phật.” Thật vậy, trong Kinh Niết Bàn, Đức Phật đã khẳng định: “Những ai biết lắng nghe và y cứ tu hành, kẻ đó đã thấy được Niết Bàn.” 

lời Phật dạy có cao siêu và thậm thâm vi diệu thế mấy, nếu chúng ta chịu lắng nghe và hành trì thì con đường thăng hoa hướng thượng phải hiển lộ và nẻo về giải thoát sẽ không xa. Lắng nghe đúng đắn sẽ giúp ta thấy rõ chánh tà, chơn ngụy, viên thiên, thiện ác, đại tiểu, vân vân. Trong thời Phật còn tại thế, Ngài đã nhiều lần nhắn nhủ tứ chúng rằng Ngài không thị hiện để tìm ra giáo lý cho người đời hí luận biện giải, giáo lý của Ngài phải được mọi người đem ra ứng dụng và thực hành đúng cách thì mới có công năng chuyển hóa cuộc sống cuộc tu ngay trong những giây phút hiện tại. 

loading...