Sách Phật giáo

Hạt giống nảy mầm thiền (P.3)

Thứ hai, 16/03/2016 09:28

Hơi thở nhanh hay chậm không quan trọng khi Bạn bắt đầu Thiền vì nó phụ thuộc vào cách Bạn đang vận hành cơ thể: ngồi, đi bộ, chạy bộ, nâng tạ hay hít đất,... quan trọng nhất là Bạn ý thức và cảm nhận được hơi thở của chính mình. 

Phương pháp thực tại

Thực tại là thực tế Bạn đang tồn tại: Ngay lúc này và ở đây. Ở ngay hiện tại. Ngay trong thời gian này và ở địa điểm – không gian này.

Pháp (phương pháp) có bốn đặc tính: Thứ nhất là thiết thực hiện tại, tức là có thể chứng nghiệm ngay bây giờ... Thứ hai của Pháp là vượt thoát thời gian. Thứ ba tự tới, tự thấy, tự kinh nghiệm mà không phải qua trung gian một ai. Đặc tính thứ tư của Pháp là có khả năng đưa tới chỗ an lành tốt đẹp, có khả năng hướng thượng. Phương pháp thực tập Thiền trong bài viết này mang đầy đủ bốn đặc tính của Pháp (phương pháp).

Khi Bạn đưa cây viết lên, Bạn nhìn. Đó là cây viết. Cây viết ngay lúc Bạn đang nhìn. Đó là nhìn hiện tại, thực tại.

Nếu nhìn cây viết đó đang trong Nhà máy sản xuất, ruột cây viết một nơi, vỏ cây viết một nơi, nhãn mác một nơi,... Đó là Bạn nhìn quá khứ của cây viết, hay nói cách khác: Bạn nhìn nơi hình thành một cây viết trong quá khứ, trong Nhà máy sản xuất.

Cây viết Bạn đang đưa lên nhìn. Bạn nghĩ nó sắp hết mực, chút nữa bỏ vô thùng rác. Đó là Bạn nghĩ tương lai của cây viết. Nhưng thực tại, nó đang được Bạn cầm lên và Bạn đang nhìn nó. Đó là cách nhìn hiện tại của cây viết.

Bạn nhìn cái webcam, Bạn thấy nó hình chữ nhật, ở giữa có ống kiếng (kính) giống như con mắt, sợi dây dài nửa mét, đầu kia nó có hình dẹp... Đó là hiện tại của cái webcam. Cho dù Bạn không biết nó gọi tên là gì, không biết chức năng, công dụng của nó là gì. Hiện tại nó vẫn là cái Bạn đang thấy (hình chữ nhật, ở giữa có ống kiếng giống như con mắt, sợi dây dài nửa mét, đầu kia nó có hình dẹp). Bạn đang nhìn thực tại.

Khi Bạn nhìn cây viết và đặt câu hỏi: Nó ở đâu ra, nó sản xuất ở đâu, Công ty nào sản xuất, ngày sản xuất là ngày nào?... thì Bạn đang nhìn cây viết đó trong quá khứ. Cái quá khứ đó Bạn có thể biết, có thể không, nó ở không gian và thời gian khác, khác với ngay lúc này đây Bạn đang nhìn cây viết.

Trong Thiền, Bạn nhìn sự vật – hiện tượng giống như Bạn đang nhìn cây viết. Khi đã đọc đến đây, nghe đến đây và thấy đến đây; Bạn phải nhìn sự vật và hiện tượng có chánh niệm theo con đường của Tứ Diệu Đế được thắp sáng bởi các ngọn đuốc Ngũ căn – Ngũ lực, Nhị Đế, Duyên Khởi và Tam Chuyển.

Tứ Diệu Đế là con đường giải quyết mọi vấn đề đang tồn tại trong không gian và thời gian. 

Bạn có các bài toán về di truyền rất phức tạp, Bạn phải lập trình tiến hóa theo Giải thuật Di truyền. Máy tính chỉ là công cụ hỗ trợ. Ngay lúc Bạn đang làm, đang lập trình, cần sự chính xác về Giải thuật Di truyền. Vậy vấn đề là Bạn phải chiêm nghiệm sâu sắc về máy tính và các câu lệnh liên quan đến giải thuật.

Với Máy tính, có các loại: Cơ Khí, Điện Tử, Photon và Lượng Tử (IBM, NASA và Google đang sử dụng - 2015). Máy tính Bạn đang dùng chỉ là máy tính điện tử (Máy tính để bàn, laptop, iPad, Điện thoại,..). Máy tính điện tử có cấu trúc: IC (đơn vị kiểm soát), Đơn vị số học logic (ALU), Mạch điều khiển, Bộ nhớ, các thiết bị nhập xuất (màn hình, con chuột, bàn phím, webcam, máy in,..), phụ thuộc vào Bus (băng thông xử lý) và bộ Timer (đo thời gian).

Những gì về máy tính ở trên, ảnh hưởng hoàn toàn đến kết quả mỗi lần chương trình sinh sản, mỗi thế hệ mỗi khác nhau, mỗi thời điểm sinh sản, mỗi quần thể, mỗi số lượng gen, vị trí gen, số lượng nhiễm sắc thể,.. sinh ra con khác nhau. Đó cũng là nguyên nhân gây ra sai số 12-14% so với kết quả thực tế mà tác giả bài viết này đã kiểm nghiệm. Đó là thực tại.

Bạn thực hành theo hơi thở. Cảm nhận hơi thở vào, hơi thở ra, hơi thở vào – biết đang vào, hơi thở ra – biết đang ra. Chú tâm vào hơi thở theo bài thực tập 1, Bạn sẽ cảm nhận được ngay hiện tại là hơi thở và chỉ quan tâm đến hơi thở. Một điều dễ hiểu, dễ cảm nhận được là khi Bạn biết được hơi thở ở hiện tại, cũng có nghĩa là Bạn phân biệt được các sự vật – hiện tượng – ý niệm ở hiện tại; tách biệt ngay với các sự vật – hiện tượng – ý niệm trong quá khứ và ở tương lai.

Sự thật của Thiền ở hiện tại là tự “chữa bệnh” (khổ) cho chính mình, làm tăng sức khỏe tinh thần, nhìn sự vật – hiện tượng dễ dàng hơn, thoáng hơn, am hiểu sâu hơn, chính xác hơn, kiểm soát cảm giác, cảm xúc tốt hơn, có nguồn gốc hơn,... 

Chữa được “bệnh” cho chính mình, Bạn cũng có thể dùng Thiền để “chữa bệnh” cho người khác, nhận biết một hiện tượng khác, một thế giới khác,.. Đây là sự thật. Đây là con đường.

Bạn hãy nhìn chánh niệm: ngay bây giờ và ở đây.
 
Hơi thở hai chiều: Thở vào ra đến cổ

Thông thường, Bạn thở. Dĩ nhiên rồi. Bạn thở vào và thở ra. 

Khi Bạn thở vào, ngay bây giờ, ngậm môi lại, Bạn sẽ cảm nhận nó từ mũi, qua vòm miệng, đến cổ. Thở ra từ cổ, đến vòm miệng, qua mũi, ra ngoài. Hết. Đó là hơi thở thường.

Hơi thở đến cổ là hơi thở cơ bản nhất. Tự nhiên nhất và không bị kiểm soát nhất. Nó cơ bản là vì ai cũng đều thở như vậy và hầu hết mọi người đều thở như vậy. Chính vì vấn đề tự nhiên và không bị kiểm soát nên hơi thở đưa đến cổ. Tự nó di chuyển đi đâu thì đi. Cũng chính hơi thở này mà phổi của Bạn nhận được ít oxy nhất. 

Ngay khi Bạn ngửi (hơi từ mũi đi vào) thấy món ăn thơm, nồi cơm khét, trái sầu riêng có mùi,... là thân và tâm của Bạn cùng có mặt: ngay lúc Bạn ngửi thấy. Vậy trong chính Bạn đã có hạt giống của Thiền; việc còn lại là Bạn cho hạt cho hạt giống Thiền đó nảy mầm. Tâm ý (Pháp) và thân thể (Xúc) của Bạn thường không cùng có mặt trong hơi thở này.

Hơi thở hai chiều: Thở vào ra đến phổi

Điều này dễ nhận thấy ở Bạn hay hút thuốc hoặc đã hút thuốc lá. Bạn kéo điếu thuốc vào thì khói thuốc từ trong miệng, ra đến vòm miệng, đến cổ và đến phổi. Những người hút thuốc và những người làm việc nặng cảm nhận dễ. 

Với hơi thở này, Bạn không hút thuốc. Bạn chỉ cần đưa hơi thở vào từ mũi, tới vòm miệng, tới cổ và xuống đến phổi. Hơi thở ra từ phổi, đến cổ, ra vòm miệng, tới mũi và ra ngoài.

Ngay khi mới bắt đầu thực tập về Thiền, Bạn phải luôn thực tập hơi thở này. Thực tập đến khi thấy nhuần nhuyễn, cảm nhận đúng đường đi của hơi thở: từ mũi, đến vòm miệng, tới cổ và tới phổi.

Khi hơi thở tới phổi, Bạn phải cảm nhận được nó từ giữa cuống phổi qua lá phổi trái và lá phổi phải cùng một lúc hoặc Bạn cũng có thể dùng tâm ý để hơi thở chỉ đi qua lá phổi trái hoặc lá phổi phải. 

Tùy theo hơi thở vào – hơi thở ra, từ một hoặc cả hai bên lá phổi thở theo chiều ngược lại để thanh lọc phổi. Việc điều chỉnh hơi thở vào – hơi thở ra đến phổi là vô cùng quan trọng trong việc tiếp nhận oxy ở ngay thời điểm hiện tại khi Thiền để thanh lọc phổi. 

Bạn thực hành hơi thở đến phổi, không để hơi thở xuống bụng hoặc không để hơi thở chạy lung tung không kiểm soát được. Chỉ đơn giản, quan sát hơi thở và cho hơi thở đi vào hai lá phổi, ép hai lá phổi đưa hơi thở ra ngoài. Thực tập với hơi thở vào ra nhẹ nhàng, không hít sâu, không thở gấp, để tâm trí vào hơi thở và quan sát hơi thở, buông bỏ mọi suy nghĩ. Thực tập nhằm mang lại cho phổi của Bạn khỏe, Bạn khỏe mạnh ngay từ ban đầu, Bạn nhận biết hơi thở ngay ban đầu mới thực tập Thiền. Thân và tâm Bạn sẽ thoải mái.

Bạn không nên nghĩ: “buông bỏ mà còn quan sát, để tâm ý làm gì?!!” Khi Bạn đọc theo mạch bài viết, Bạn sẽ  nhận thấy buông bỏ ở đây là buông bỏ mọi ý nghĩ để tập trung vào một ý niệm, ý niệm về sự tồn tại của hơi thở ngay trong giây phút hiện tại. Phải hiểu rõ được điều này Bạn sẽ không bị lôi cuốn vào các lập luận không đáng có.

Điều này còn được tiếp tục khi Bạn thực tập hơi thở đến xương cùng. Bài thực tập hơi thở đến xương cùng nhằm tạo ra lượng oxy cần thiết (chia hơi thở ngay đầu cuống họng, vừa qua phổi) đến bao tử làm cân bằng các phản ứng hóa học trong bao tử, dồn hơi thở đến các vùng ruột non, ruột già và đẩy khí ra bên ngoài qua hậu môn và ra ngoài. Lượng oxy được đưa vào cơ thể có kiểm soát và cảm nhận làm cho kinh mạch thông thoáng, máu lưu thông hài hòa, da thêm đẹp, sắc thái có thần hơn,..

Nếu Bạn đang “tuyệt thực” theo sách “Tuyệt thực đi về đâu” hoặc ăn uống dưỡng sinh theo phương pháp Oshawa và thực tập Thiền theo hơi thở đến xương cùng thì sẽ thấy vô cùng có lợi cho hệ tiêu hóa, bài tiết,.. trên chính cơ thể Bạn vì các phản ứng sinh – hóa – lý trong cơ thể Bạn được phối hợp nhịp nhàng, gắn kết, không dư thừa cặn bã, không thiếu năng lượng cần thiết để nuôi cơ thể. Bạn mới thực tập Thiền, Bạn sẽ cảm nhận được ngay hơi thở tràn ngập trong phổi, trong bao tử và Bạn “xì hơi” ra ngoài. Đây là điều tốt, rất tốt.

Khi mới thực tập Thiền, Bạn nên giữ mức sinh hoạt hàng ngày bình thường như từ xưa đến nay. Sự thay đổi chỉ là để thời gian cho Thiền. Các sinh hoạt như ăn uống, ngủ nghỉ, làm việc,.. nên được giữ nguyên như vốn có. Thực tập Thiền đến một lúc nào đó Bạn sẽ tự quyết định mình nên thay đổi gì, cách sinh hoạt, suy tư, trải nghiệm những gì,...

Thực tập hơi thở, Bạn không nên ám thị mình với các từ “vào này, ra này, chân trái này, chân phải này, tới tới, lui lui, té té, ngã ngã, đếm số 1 đến số 4, số 10,...”.  Bài viết này không khuyến khích việc Bạn tự ám thị tâm trí Bạn bởi những động từ hoặc danh từ hoặc các con số đó. Ám thị làm cho tâm trí của Bạn luôn phải đi theo sự ám thị đó, hiển nhiên không mở mang được trí tuệ, không tự diễn giải và khám phá được các hiện tượng khác trong quá trình Thiền. Các động từ, danh từ, con số trên không đủ diễn giải nên Bạn phải để tâm trí tự do. Để tự cho tâm trí nhận biết, không cần ám thị. Nó là vô nghĩa, từ ngữ là vô nghĩa khi Thiền. Chỉ có hơi thở và sự quan sát hơi thở. Quan sát hơi thở khi thực tập Thiền trong tỉnh thức và tĩnh lặng.

Có nhiều trường hợp khi tập trung quá nhiều, suy tư, chiêm nghiệm, so sánh, mổ sẻ, tìm hiểu, đánh giá, tìm kiếm ý niệm... khi Bạn mới thực tập Thiền; Bạn cảm thấy khó ngủ, Bạn thao thức và suy nghĩ nhiều, tự nhiên ăn ít hơn, ít nói hơn, hay thích thú với sự tập trung cho việc thực hành Thiền,.. Sự việc này có thể đến với Bạn trong vòng một, hai hoặc ba tháng đầu thực tập. Đó là các phản ứng bình thường trong vỏ não của Bạn. Sự thay đổi các bước sóng tác động lên vỏ não khi Thiền làm cho Bạn có sự thay đổi như vậy. Bạn để cho cơ thể mình phản ứng và đáp trả theo cách mà cơ thể mình muốn, không gượng ép với chính cơ thể mình. Cho dù các phản ứng trên, sự việc trên kéo dài bao lâu, kết quả ra sao cũng không quan trọng.

Cũng bình thường khi Bạn ăn một món mới, tiếp nhận một món ăn mới vào cơ thể. Cảm giác ăn ngon, thèm ăn thêm. Ăn món đó Bạn có thể cảm thấy khỏe ra, thân hình cân đối, tướng mạo đẹp đẽ, da dẻ hồng hào, người đầy sức sống. Cảm giác “ngon”, “cảm thấy khỏe”,.. là thân ý hòa hợp làm cho Bạn có cảm nhận đó. Cũng như vậy, vỏ não của Bạn khi Thiền, vỏ não thấy “ngon”, “cảm thấy khỏe” hơn nên “ăn” nhiều hơn. Mỗi khi thực tập Thiền, vỏ não “ăn uống” chọn lọc hơn. “Món” nào ngon, “ăn uống” càng nhiều (tinh tấn) làm cho tuệ giác phát triển. Đây là sự hướng đến an lành và tốt đẹp.

Hãy tập trung vào hơi thở. Khi hơi thở vào – hơi thở ra cân bằng và đều, Bạn sẽ nhận thấy nhẹ nhàng, thoải mái, thanh thoát, tự nhiên và có sự hân hoan trong hơi thở vào – hơi thở ra.

Bạn không phải lo sợ bị “tẩu”, bởi đây là hơi thở chánh niệm. Bạn vẫn là Bạn. Các phản ứng của cơ thể là do cơ thể tự phản ứng. Không ai can thiệp được vào Bạn, không ai điều khiển Bạn, không thế lực bên ngoài nào làm Bạn lay chuyển được. Không lo sợ tẩu tán ý nghĩ, tẩu tán tư tưởng, tẩu tán hành động hàng ngày của Bạn. Hãy buông bỏ để Thiền và đạt đến sự an tịnh trong tâm hồn. Đây là Thiền chánh niệm, chánh niệm từ hơi thở đến chánh tư duy. Những ảo giác gây ra khi Bạn thiền, Bạn hãy buông bỏ mọi suy nghĩ, chỉ chú ý đến hơi thở ở ngay giây phút hiện tại. Các ảo giác về sự tối tăm, về các hình hài kỳ dị, hình người quanh quẩn, đầu lâu xương cá,   hình hài hấp dẫn, thân hình nhẹ bay, nổ tung ánh sáng, lân tinh ẩn hiện, vút bay vào không gian, nghiêng nghiếng chới với,... đều là các cảm giác do tâm ý hàng ngày mà ra cả. Buông bỏ mọi suy nghĩ, chỉ quan sát nó, chỉ chú ý đến hơi thở.

Khi mới thực tập, tốt nhất Bạn nên mở mắt và chú ý đến hơi thở vào – hơi thở ra. Bạn có thể ngồi hoặc đi từng bước theo hởi thở vào – hơi thở ra. Khi Bạn đã có thể tập trung chú ý đến hơi thở và cảm nhận được nó, Bạn hãy tiếp tục thực tập cho nhuần nhuyễn. Tiếp tục mở mắt khi Thiền và quán chiếu vào cơ thể của chính mình khi hơi thở đi qua. 

Cảm nhận thật vững chãi hơi thở: thân và ý cùng có mặt ngay khi hơi thở đến phổi. Với các bài tập về Thiền sau này Bạn cũng sẽ tự cảm nhận được tim, gan, thận, bao tử, ruột,.. của mình qua hơi thở vào – hơi thở ra. Trang cuối của bài viết là các hình ảnh, bộ phận trên cơ thể người. Bạn có thể xem để biết rõ về vị trí từng bộ phận của cơ thể nhằm tránh các hiểu lầm trong tâm ý về chính cơ thể mình.

Thực tập “phải phí nhiều thì giờ, phải mất nhiều công phu mới có hiệu quả. Nếu nói rằng học cái gì mà không có hiệu quả ngay thì không nên học, nói như thế khác nào người nước Tống đời xưa, giồng lúa thấy cây lúa mọc chậm đem rút ngọn lúa lên thành ra lúa chết cả.”

Rất cơ bản, không phức tạp. Bạn có thể ngồi vững chãi như hình mô tả ở trên để tập hơi thở vào - hơi thở ra đến phổi. 

Khi Bạn đi, Bạn cũng có thể thực hành hơi thở này. Có thể bước chân trái cho hơi thở vào, chân phải cho hơi thở ra. Hoặc hai bước chân cho hơi thở vào, hai bước chân tiếp theo cho hơi thở ra.. 

Bạn chạy bộ, đi bộ trong công viên, tập thể dục với các dụng cụ hỗ trợ, Bạn hít đất, Bạn tập erobic,... Bạn hãy thực hiện hơi thở vào, hơi thở ra đến phổi một cách có ý thức và cảm nhận hơi thở từ nhanh đến đều đều và chậm lại dần, chậm lại dần, nhịp nhàng hơi thở vào – hơi thở ra.

Hơi thở nhanh hay chậm không quan trọng khi Bạn bắt đầu Thiền vì nó phụ thuộc vào cách Bạn đang vận hành cơ thể: ngồi, đi bộ, chạy bộ, nâng tạ hay hít đất,... quan trọng nhất là Bạn ý thức và cảm nhận được hơi thở của chính mình. 

Khi hơi thở đã nhuần nhuyễn thì việc điều tiết cho hơi thở vào – hơi thở ra đều đặn sẽ làm cho Bạn vào Thiền nhanh hơn. Ý thức được hơi thở: tốc độ nhanh chậm, hơi thở dài ngắn,.. là Bạn đã kiểm soát được tâm và thân của chính Bạn. 

Mỗi người thực tập thiền (mỗi Thiền sinh) là khác nhau nên việc phân định anh này nhanh hơn anh kia, anh này Thiền thì có cái này, anh kia có cái kia, sao anh ngồi được cả ba bốn giờ đồng hồ, tôi chỉ ngồi Thiền được một tiếng,... là các so sánh mang tính không tích cực. Bạn nên gạt bỏ các ý nghĩ đó ngay từ ban đầu khi thực tập Thiền.

Bạn cũng nên chuẩn bị cho mình thật kỹ (đọc kỹ, hiểu kỹ, hệ thống lại tư duy, quan điểm, lập luận,..) các kiến thức cơ bản về Thiền: các danh từ, các lý luận, các ví dụ, các phương pháp, các hình ảnh mô phỏng... đã trình bày trong bài viết này. 

Các danh từ về Thiền trong bài viết được gọi là “cơ bản”, bởi nó dùng để lập luận, lý luận và mang tính định hướng; hướng Bạn đến phương pháp thực tập Thiền chánh niệm của bài viết. Các danh từ này không được coi là bắt buộc trong phái Thiền Tông, nhưng hiểu nó cơ bản thì Thiền sẽ tốt hơn là không hiểu gì về sự tồn tại của các danh từ đó.
 
Nó là căn bản nhất để Bạn có thể tự mình thực tập Thiền.

Tâm ý và thân thể của Bạn phải cùng có mặt trong hơi thở. Tâm và thân chỉ quan tâm, chỉ chú ý đến hơi thở. Học về Thiền, Bạn phải hiểu được các danh từ, cách ghép từ,.. như học đánh vần, ghép từ của các em bé lớp một vậy. 

Mỗi một cá nhân
Thực tập tinh tấn
Mắt để mà nhìn
Tai để mà nghe
Miệng để mà nói
Tâm mình soi rọi
Sáng cả tấm thân
Tín niệm đã nhận
Định tuệ phải cần
Siêng năng tinh tấn
Khởi phát từ bi
Việc gì cũng hiểu
An lạc tuyệt đối
Ở cõi phàm trần
Không sinh không diệt
Quy luật thông hiểu
Muôn sự vô thường
Đạt ngay giác ngộ.

Hơi thở của Bạn là năng lượng nuôi dưỡng cơ thể Bạn. Bạn hãy “chuẩn bị”, “bắt đầu” và “chạy”. Bạn chạy nhanh hay chạy chậm không quan trọng, quan trọng nhất là Bạn chạy trong chánh niệm, trong sự vững chãi và thảnh thơi được hướng dẫn chi tiết thêm trong bài thực tập thiền 1.

Hơi thở hai chiều: Thở vào ra đến bụng dưới (xương cùng)

Khi đã cảm nhận đúng được hơi thở vào từ mũi đến phổi, từ phổi ra mũi. Bạn phải tiếp tục thực hành bài thở vào từ mũi, đến vòm miệng, đến cổ, đến phổi, đến bụng dưới; thở ra từ bụng dưới đến phổi, đến cổ, đến vòm miệng, đến mũi và đi ra ngoài.

Khi thực sự cảm nhận được, Bạn đã bước vào Thiền thực sự.

Khi Thiền, Bạn dùng con đường của Tứ Diệu Đế (được thắp sáng bởi Ngũ căn – Ngũ lực, Nhị Đế, Duyên Khởi và Tam Chuyển) và cách nhìn sự thật để quán chiếu vào một sự vật – hiện tượng – ý niệm mà Bạn muốn tìm hiểu.

Trước nhất, Bạn dùng Tứ Diệu Đế để tìm hiểu về chính bản thân mình, tìm hiểu về sức khỏe thực sự của mình và cảm nhận nó. 

Khi Bạn sử dụng Thiền để tìm hiểu về bản thân, Bạn phải nắm được các bộ phận cơ bản của cơ thể người: đầu, mắt, mũi, miệng, cổ, tay, chân; vị trí của phổi, vị trí của bao tử, vị trí của tim, của gan và của thận trong lòng (ổ) bụng...

Trong cách chữa nấc cục thông thường: Bạn uống 7 hoặc 9 ngụm nước nhỏ. Như vậy, khi Bạn uống vào Bạn phải chú ý đến việc đếm xem đã uống đến ngụm thứ bao nhiêu. Đó là sự kết hợp giữa thân và ý ngay trong phút giây hiện tại. 

Khi Thiền, Bạn quán chiếu ý nghĩ của mình đến từng bộ phận của cơ thể. Chỉ quán chiếu, chỉ nghĩ (đưa ý) về vị trí của từng bộ phận xem nó nằm ở đâu trong cơ thể mình. Chính Bạn phải cảm nhận được cơ thể mình trong ý nghĩ khi Thiền. Buông bỏ mọi ý nghĩ bên ngoài, ngưng mọi ý nghĩ, ý niệm. Chỉ quán chiếu về cơ thể mình. 

Cảm nhận rõ ràng các bộ phận cơ thể, Bạn sẽ tự biết nên làm gì với từng bộ phận cơ thể đó. Nếu răng Bạn đau, Bạn tự có cách Thiền về cái răng đau cho nó hết đau hoặc bớt đau. Điều này chỉ có được khi Bạn thực tập Thiền: chịu khó luyện tập Thiền, chịu khó quán chiếu về cơ thể mình. 

Có nhiều cách để đưa hơi thở và ý niệm của Bạn đến xương cùng. Bạn có thể đưa ý niệm qua tất cả các cơ quan trong ổ bụng, nhưng cũng có thể đưa ý dọc theo xương cột sống hoặc đưa ý ra bụng trước. Việc đưa ý và kiểm soát ý niệm gắn với hơi thở vẫn phải được Bạn thực tập các bài tập căn bản nhất và dễ thực tập nhất, có lợi cho cơ thể nhất. Sau khi đã có tâm và thân ổn định, Bạn sẽ tự điều hành, kiểm soát tâm và thân của mình theo Bạn muốn.

Bạn không thể mua được cái “Thiền” từ người khác (thuốc Tây, thuốc Nam, thuốc Bắc, thực phẩm chức năng,... thì Bạn mua được). Đó là sự thật. Bạn là sự thật của chính mình.

Khi nấc cục, Bạn chú ý đến hơi thở vào – hơi thở ra. Bạn cảm nhận hơi thở, cho dù khi nấc cục có bị cắt ngang hơi thở vào hơi thở ra. Bạn vẫn duy trì hơi thở và cảm nhận: phổi của mình có gì chăng, hay do hút thuốc, hay do lạnh, hay thiếu oxy, hay do bao tử quá lạnh,... Chỉ duy nhất Bạn trả lời được ngay lúc đó. 

Bạn uống 7 hay 9 ngụm nước cũng vẫn tốt; nhưng với Thiền, Bạn “uống” hơi thở vào - “đếm” hơi thở ra và quan trọng nhất là Bạn cảm nhận được chính cơ thể mình. Với hơi thở vào – hơi thở ra của Thiền, khi nấc cục, Bạn sẽ biết được Bạn nên uống 1 ly nước nóng ấm là tốt nhất. Hãy giữ ấm cho toàn thân thể, phổi và bao tử. Đó là sự khác biệt.

Khi thực tập Thiền, Bạn không nên mong chờ hay suy nghĩ về cơ thể mình phát “hào quang”, tỏa sáng ra không gian bên ngoài, chữa bệnh từ xa,.. Đó là lời nói của người khác, Bạn chưa thấy,... Hãy buông bỏ mọi ý nghĩ, mọi ý niệm và chỉ quan tâm đến hơi thở vào – hơi thở ra. Hãy bắt đầu từ chính sự trải nghiệm của mình. Bạn sẽ trả lời được mọi vấn đề thắc mắc và tự Bạn trả lời các câu hỏi của chính mình. Không ai trả lời sự thật bằng chính Bạn trả lời cho chính Bạn.

“Muốn thành công cần nhất phải tự tin, tức là phải can đảm. Tự tin nơi mình có nghĩa là đủ sức thực hiện một mình... 

Thiếu tự tin không thể thực hiện được một điều gì cụ thể. Phát huy lòng can đảm và nghị lực là rất cần thiết để biến những gì trước kia có vẻ vô cùng khó khăn và phức tạp trở nên đơn giản và dễ dàng.”

Sau khi quán chiếu về cơ thể mình. Bạn có thể dùng Thiền để quán chiếu các sự vật – hiện tượng xung quanh mình, loại bỏ các khái niệm về không gian và thời gian. 

Các Thiền Sư hoặc Thiền giả cảm nhận vẻ đẹp của bông hoa, của ánh trăng, của cây cỏ, của ánh nắng mặt trời, của tâm hồn một con người, của vẻ đẹp tính cách một con người, những ánh mắt, nụ cười, những hành động, các cử chỉ, lời nói hoặc ý niệm về một con người đều có vẻ đẹp; có nhân ái; có tình yêu thương,.. Vẻ đẹp đó là bản chất của thiên nhiên, của sự sống đó đã có, đang có và đang tồn tại. Việc nhận ra vẻ đẹp đó chỉ có thể nhận biết thông qua thực tập về Thiền, thực tập về tư duy, thực tập về lòng tình yêu thương và bác ái, thực tập về từ bi hỉ xả,.. trong chính mình. 

Thực tập Thiền để cảm nhận chính mình và người khác, cảm nhận không gian và thời gian khác. Cảm nhận tinh tế sẽ dẫn đến nhận diện tinh tế một sự vật – hiện tượng hoặc ý niệm.

Với Bạn mới thực tập Thiền, các khái niệm, các ý niệm ban đầu rất quan trọng để có thể bước vào thực tập Thiền dễ dàng, ngay lúc bắt đầu thực tập và rồi các khái niệm, ý niệm đó cũng sẽ qua đi một cách nhanh chóng để còn lại trong chính Bạn sự trải nghiệm, sự cảm nhận và nhận diện sau khi tự bản thân Bạn có thể điều chỉnh và kiểm soát được chính thân và tâm của mình.

Các câu chuyện về Thiền, sự nhận diện và trải nghiệm của người khác cũng thực ra là những câu chuyện mà họ đã kể, họ kể về cách họ tiếp xúc, cách họ cảm nhận, cách họ mang tình yêu thương, mang từ bi hỉ xả đến cho mình và với người khác. Bạn nên chắc chắn rằng ý nghĩ của Bạn là khác họ, ý niệm và cách tiếp xúc của Bạn về một sự vật – hiện tượng là khác họ, Bạn ở một không gian và thời gian khác họ, Bạn có các mối tiếp xúc xã hội khác họ,.. nên việc giữa Bạn và họ có sự khác nhau, âu cũng là bình thường. Cũng cùng trên một dòng suối, Bạn cũng không thể tắm được lần thứ hai trên dòng suối đó. Dòng nước trôi đi, dòng nước vẫn trôi. Con suối chỉ là cái tên, dòng nước chỉ là cái tên, Bạn hiện hữu là do Bạn đang hiện hữu. Sự vật – hiện tượng – ý niệm là vô thường là như vậy.

Bạn có thể thắc mắc rằng: sao cứ phải dùng từ “vô thường”, “vô ngã”,  “chánh niệm”, “định”, “tuệ”, “từ bi hỉ xả”... Đây cũng chỉ là các danh từ dùng để mô tả một sự vật – một hiện tượng – một ý niệm,.. Không có gì đặc biệt hoặc khó hiểu trong các danh từ này. Cũng tương tự như Bạn học về Tiếng Anh, về chữ nghĩa thì “table” là “cái bàn”. Ai biết Tiếng Anh thì hiểu theo “table”, ai biết Tiếng Việt thì hiểu “cái bàn”. Ai biết cả Tiếng Anh và Tiếng Việt thì hiểu “table” cũng là “cái bàn”, “cái bàn” cũng là “table”. Bản chất của cái bàn vẫn là cái bàn. Cho dù gọi cái bàn theo Tiếng Pali, Tiếng Hoa, Tiếng Nga,.. thì cái bàn vẫn là cái bàn. Lại một lần nữa “vô thường” được hiểu cũng chỉ là vô thường.

Hơi thở hai chiều: Thở vào ra đến chân

Bài thực tập thở bụng khi được Bạn áp dụng, cảm nhận dễ dàng và nhuần nhuyễn, Bạn phải tiếp tục thực hành bài thở vào từ mũi, đến vòm miệng, đến cổ, đến phổi, đến bụng dưới, đến chân; thở ra từ chân đến bụng dưới, đến phổi, đến cổ, đến vòm miệng, đến mũi và đi ra ngoài.

Đến được với hơi thở này, Bạn cảm nhận hơi thở của mình như một máy scanner, máy photocopy, máy CT trong Y Khoa, quét từ đầu (khi Bạn thở vào) đến chân và từ chân lên đầu (khi Bạn thở ra) hoặc ngược lại.

Thật sự là màu nhiệm của hơi thở! Mỗi hơi thở vào, hơi thở ra như một cái máy CT quét đến từng bộ phận trong cơ thể. Dựa vào hơi thở đó, Bạn sẽ cảm nhận được ngay bộ phận nào trong cơ thể Bạn đang ổn định. Bộ phần nào cần tưới thêm ánh sáng của sự thật. 

Con đường mà Tứ Diệu Đế mang lại: Bạn đã áp dụng để tìm hiểu chính sự thật trong cơ thể Bạn. Mỗi bộ phận trong cơ thể nó là cái gì, chức năng của nó ra sao, dùng để làm gì, cái gì gây ảnh hưởng đến cái gì, khi nào nó ảnh hưởng,.. Vậy Bạn phải tập luyện, tập luyện quán chiếu về chính mình. Dùng “Tín – Niệm – Định – Tuệ – Tấn” để khai thác hết khả năng của Bạn về sự thật. Khi đã trả lời hết được các câu hỏi mà Bạn muốn hỏi về cơ thể mình. Vấn đề của Bạn đã được giải quyết: Bạn tự diệt được cái đau nhức, những thao thức, những ước muốn, những ý niệm về chính cơ thể Bạn.

Với hơi thở vào ra đến chân, Bạn sẽ cảm nhận được ngay những luồng “điện” của hơi thở đi theo ý của Bạn từ đỉnh đầu đến chân. Bạn mới thực tập đến hơi thở này, Bạn nên nằm thẳng, nằm ngửa để Thi̓
loading...