Kiến thức

Hãy học theo Thánh Nữ Bà La Môn cách cúng dường trong Kinh Địa Tạng

Thứ bảy, 11/01/2024 12:00

Hình thức cúng dường có hiệu quả hay chăng? Phải coi cách dụng tâm bên trong và ngoài có tương ứng hay không? Nếu trong và ngoài tương ứng thì có công đức, nếu không tương ứng thì chẳng có công đức.

Audio

Cúng Phật, phải ghi nhớ chỉ dùng tài vật của mình, nếu dùng tài vật của người khác để tu phước thì sai, tự mình chẳng được phước gì hết; nhất định phải dùng vật của mình, không thể dùng vật của người khác.

Cô Bà La Môn chẳng có tài lực nên phải bán nhà rồi dùng tiền ấy ‘sắm nhiều hương hoa và những vật lễ cúng’ đem vào chùa cúng dường. Cách cúng dường này là hình thức, hình thức này chúng ta ngày nay rất nhiều, ai cũng biết. Hình thức cúng dường có hiệu quả hay chăng? Phải coi cách dụng tâm bên trong và ngoài có tương ứng hay không? Nếu trong và ngoài tương ứng thì có công đức, nếu không tương ứng thì chẳng có công đức.

Còn có nhiều người cúng dường nhưng lại tạo tội nghiệp, không những chẳng có phước mà lại là họa. Cúng dường như thế nào? Ðến trước mặt Phật, Bồ Tát tu cúng dường to lớn, cầu phát tài, cầu thăng quan, trước bàn thờ Phật, Bồ Tát ‘khấn vái’ khi được thăng quan, được phát tài thì sẽ trở lại cúng thêm nhiều nữa.

Thế nào là cúng dường đúng pháp?

01

Ðặt điều kiện, hối lộ với Phật, Bồ Tát, coi Phật, Bồ Tát như tham quan, cách cúng dường như vậy không những chẳng có phước mà lại tạo ra vô lượng vô biên tội nghiệp. “Nếu Ngài phò hộ cho con được phát tài, con kiếm được một triệu thì nhất định sẽ đem một vạn đến cúng dường cho ngài”; Phật, Bồ Tát đâu có ‘khờ’ như vậy, cho người này lời chín mươi chín vạn, đâu có đạo lý như vậy! Bạn xem Phật, Bồ Tát là hạng người nào?

Thế nên cách cúng dường như vậy sẽ tạo nên vô lượng vô biên tội nghiệp. Ðừng thấy người ta đến tu cúng dường rồi cho là việc tốt, chưa chắc như vậy đâu, bạn phải biết động cơ của họ là gì rồi mới biết họ tạo phước hay họa. Cúng dường như vậy xong nhưng không được thăng quan, không phát tài nên quay lại trách móc, nói Phật, Bồ Tát này không linh, [họ nói:] “Tôi cúng dường nhưng ngài không phò hộ cho tôi phát tài, tôi oán hận, hủy báng Tam Bảo”, tội nghiệp ấy càng tạo càng nặng.

Kinh văn: “Lúc đó cô gái Bà La Môn chiêm lễ tôn dung, bội phần kính ngưỡng.”

Ðây là chân thành, những phẩm vật lễ cúng là vật bên ngoài, bên trong có tâm chân thành, hiển thị trong - ngoài như nhau. Cúng dường một chút phẩm vật giống như khi chúng ta gặp một người nào đó, bất luận là người thân hay người lạ, lâu quá chẳng gặp thì khi gặp lại phải có một chút lễ vật, lễ vật chẳng quý ở chỗ nhiều hay ít chỉ dùng để biểu lộ ý cung kính.

Biểu lộ chúng ta đối với người này chẳng quên, thường ghi nhớ trong tâm, biểu lộ lòng kính ngưỡng. Cúng Phật, và còn vì mẹ tu phước, thế nên tâm này càng chân thành, càng khẩn thiết; lòng chí thành có thể cảm, Phật bèn ứng, liền phát sanh cảm ứng đạo giao.

Trích Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh giảng ký - tập 6 / trang 88.

loading...