Sống an vui

Hãy trở về với chính mình

Thứ bảy, 30/11/2023 11:50

Người chịu quay trở về sống với chính mình sẽ tinh tấn học hỏi giáo lý tuyệt vời của Phật; tuy nhiên, người ấy không mắc chứng trầm kha của những kẻ túy sanh mộng tử, chỉ một bề oang oang với lý thuyết.

Đức Thích Tôn Từ Phụ đã từng dạy dỗ tứ chúng trong các kinh điển của Ngài: “Khổ đau phiền não hay an vui hạnh phúc là tự nơi chính mình, chứ không phải hướng ngoại cầu hình cầu tướng mà được. Tất cả chúng sanh mọi loài đều do bởi nghiệp lực của chính mình làm sở hữu, làm nhân duyên, làm thân thuộc, cũng như tất cả những gì đang xãy ra quanh mình.” Phật đã dạy quá rõ ràng trong bài pháp ngắn nầy. Do chính mình tạo nghiệp mình phải lăn trôi trong luân hồi sanh tử, thì cũng tự mình phải quay trở về với chính mình chuyển hóa, cải tạo những nghiệp chướng sâu dầy nầy, chứ không ai khác có thể làm được điều nầy, ngay cả Phật. Bên cạnh sự trình bày thật rõ ràng về giáo lý của “khổ tập diệt đạo,” Đức Thế Tôn còn xác nhận rằng bằng nỗ lực riêng của mình, nghĩa là tự trở về với chính mình, con người có thể thực hiện được giải thoát ngay trong đời nầy. 

Theo đạo Phật, trong con người có một khả năng gần như vô tận, có thể tiếp nhận nhiều kiến thức và có thể điều chỉnh mọi lệch lạc của tâm lý, vật lý, sinh lý và tư duy của tự thân. Đây chính là khả năng giác ngộ mà Đức Phật hằng nhắc nhở tứ chúng. Con người có thể quay trở về với chính mình, tận dụng khả năng nầy qua nỗ lực của tự thân bằng cách tu tập theo Đạo đế mà Đức Phật đã chỉ dạy trong Kinh Chuyển Pháp Luân. Tuy nhiên, con người có những căn trí bất đồng, có người chóng hiểu, có người chậm hiểu, có người nặng nghiệp tham, có người nặng nghiệp sân, có người nặng nghiệp si, có người tâm tạp loạn, và có người tâm tánh đoan chánh, vân vân, nên con người phải được giáo hóa tùy theo căn cơ trình độ. Chính vì thế mà Đức Phật đã đặt ra rất nhiều pháp môn làm phương tiện thiện xảo cho chúng ta có thể quay trở về với chính mình mà tu tâm dưỡng tánh. 

Kỳ thật nghiệp là cái gì chúng ta không thể thấy được, nhưng tác động của nó là một sức hút không thể chối cãi được. Chính sức hút nầy đã cuốn trôi chúng sanh trong vòng luân hồi sanh tử triền miên. Người con Phật chơn thuần muốn chấm dứt khổ đau phiền não sẽ không có con đường nào khác hơn là hãy trở về với chính mình để tự chuyển hóa. Chư Phật, chư Bồ Tát và chư Tăng Ni chỉ là những đạo sư dẫn dắt chúng ta trong lúc si mê u muội, khi đã thấy đã biết vì đâu mà có khổ đau phiền não và làm sao diệt khổ để có cuộc sống an lành hạnh phúc, chúng ta phải quay trở về với chính mình mà tự độ. Hãy nhìn lại chính mình với đoạn đời đã qua, có thể tóc ta hãy còn đen, có thể tóc ta đang điểm sương, hay có thể tuyết đã phủ đầy trên mái tóc ta… Ai trong chúng ta rồi sẽ phải kinh qua những móc thời gian không tránh được nầy. 

Người con Phật chơn thuần hãy cố quay trở về với chính để thấy phiền não tham sân si là cội rễ của bất thiện, từ ái nhiễm, mong cầu, phẫn hận, não, tật đố, hoài nghi, bất tín, hôn trầm…

Người con Phật chơn thuần hãy cố quay trở về với chính để thấy phiền não tham sân si là cội rễ của bất thiện, từ ái nhiễm, mong cầu, phẫn hận, não, tật đố, hoài nghi, bất tín, hôn trầm…

Dù đi quanh đi quẩn như thế nào trong tam đồ lục đạo, ai trong chúng ta rồi cũng sẽ phải một lần quay trở về với chính mình để tự chuyển hóa những nợ nần năm cũ. Thế sao mãi đến giờ nầy chúng ta hãy còn lang thang trong vô định? Đã gần hết cuộc đời vẫn chưa biết mình sẽ đi về đâu mà vẫn chưa chịu tìm trở về với chính mình. Hỡi những người con Phật chơn thuần! Hãy quay về với chính mình để tìm lại sự sống thực, để từng sát na ta tỉnh thức cả tư tưởng lẫn hành vi, để luôn cảm nhận cái thấy biết chơn thật mà tự thuở giờ mình vẫn có. Hạnh phúc của một con người chịu quay trở về với chính mình là cả một vũ trụ bao la không một vẩn mây, là sống hài hòa với thiên nhiên và mọi người, là tình yêu thương không phân biệt thân sơ bạn thù, là sự linh mẫn tuyệt vời để thích ứng với mọi hoàn cảnh.

Chính niềm an lạc và hạnh phúc của người biết quay về với chính mình sẽ đưa người ấy tới tuyệt đỉnh của nhân đạo và thiên đạo để chuẩn bị cho một cuộc hành trình trở về với chân thiện mỹ mà mình đã một lần dại dột xa rời. Người con Phật chơn thuần hãy cố quay trở về với chính để thấy phiền não tham sân si là cội rễ của bất thiện, từ ái nhiễm, mong cầu, phẫn hận, não, tật đố, hoài nghi, bất tín, hôn trầm… Chúng chính là những nhân tố xấu khiến chúng ta luôn bị não loạn, bất an, không hài hòa, không tự tại… và cuối cùng đi đến gây tội tạo nghiệp. 

Người chịu quay trở về sống với chính mình sẽ tinh tấn học hỏi giáo lý tuyệt vời của Phật; tuy nhiên, người ấy không mắc chứng trầm kha của những kẻ túy sanh mộng tử, chỉ một bề oang oang với lý thuyết. Ngược lại, con người ấy luôn phản quang tự kỷ để luôn chuyển những lỗi lầm của mình. Thế nên con người ấy luôn tự cải thiện, luôn thấy lỗi mình chứ không thấy lỗi người, luôn hành trì những giáo lý của Đức Từ Phụ để có một cuộc sống đáng sống, sống mà không hổ thẹn với chính mình và những người quanh mình. Người con Phật chơn thuần! Đức Từ Phụ đã chỉ dạy quá rõ ràng những gì cần thấu triệt, cần trau dồi và cần buông bỏ để được thực sự trở về với chân tâm thật tánh của chính mình. Giờ đến lượt chúng ta phải phát đại hùng, đại lực, đại trí và đại từ bi mà quay về với chính mình. 

Chúng ta đã lăn trôi từ vô thỉ, dong ruổi đó đây gây tội tạo nghiệp ngất trời, lấy khổ làm vui, lấy não phiền làm an lạc…Chúng ta đã nói một đàng làm một nẻo nhiều lắm rồi quý vị ơi! Hãy bình tâm mà suy gẫm lại coi chúng ta đã bao lần miệng nói thương mà tâm vẫn ghét, bao lần miệng nói buông bỏ mà tâm nầy ý nầy vẫn bám víu, bao lần miệng nói từ bi hỷ xả mà thân tâm ý vẫn tham sân si, bao lần miệng nói khiêm cung từ tốn mà thân tâm ý vẫn ngã mạn cống cao, bao lần miệng nói quân tử mà tâm địa lại tiểu nhân hèn hạ, miệng nói quảng đại bao dung mà tâm địa bỏn xẻn keo kiết… Làm sao kể cho xiết cái khẩu Phật tâm xà của chúng sanh đây quý vị ơi! Chúng ta đã từ vô thỉ sống trong huyễn ảo của Ta Bà, xin hãy cố một lần quay lại với chính mình để sống thật đơn giản mà cao thượng, trong đó sẽ không có tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng, không có dục vọng chiếm hữu để phải mắc kẹt vào những mắc xích vô minh. 

Phật tử chơn thuần phải luôn cảnh giác cuộc đời nầy nào khác chi một đấu trường, có không, còn mất, hư nên, phải quấy, thành bại, giàu nghèo, sang hèn, vân vân. Hãy quay về sống với chơn tâm thật tánh của chính mình rồi sẽ thấy ngay cả cái mà bấy lâu nay chúng ta ôm ấp cũng không có thật, huống là những thứ viễn vông như tài sản, sự nghiệp, danh vọng, quyền uy, công hầu khanh tướng. Hãy quay về với chính mình để thấy rằng không có thứ gì trường cửu. Hãy quay về mà sống tu với chính mình để cho dù còn đang ở trong trần ai mà không lem lấm bụi trần ai. Tất cả đều như tuồng ảo ảnh, tất cả rồi sẽ qua đi, chỉ có chân tâm thật tánh là tài sản duy nhất theo với chúng sanh cho dù chúng sanh ấy có vào địa ngục hay lên thiên đàng. 

Hãy quay ngay trở về với chính mình để tự thấy mình đang vướng gì và đang cần tu những gì. Một khi đã quay lại được với chính mình thì mình sẽ thấy rõ tự thuở giờ mình đã lăn trôi trong sanh tử tử sanh chỉ vì tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng, con đường duy nhất để chấm dứt lăn trôi là từ bỏ những thứ nầy, con đường độc đạo để chấm dứt sanh tử tử sanh là không làm các việc ác, chỉ làm các việc lành và luôn giữ cho tâm ý thanh sạch. Quay lại với chính mình để có khả năng buông bỏ những câu chấp mà bấy lâu nay ta hằng ôm ấp. Đức Phật đã nhiều lần dạy dỗ: “Chớ nên chấp pháp, Chánh pháp mà có lúc còn phải bỏ, huống là phi pháp.” Thật vậy, nếu chúng ta không chịu quay lại với chính mình thì khó lòng mà chúng ta thấy được những thứ nầy lắm vì không ai biết mình hơn chính mình hết quý vị ơi! 

Nói gì thì nói, con đường trở về với chính mình thật là thiên nan vạn nan. Con người có kẻ phàm phu nhưng cũng có bậc Thánh trí, nếu phàm phu chúng ta biết xử dụng cái khả năng giác ngộ mà Phật đã chỉ dạy, biết về nương nơi Phật là đấng toàn giác, biết về nương nơi giáo pháp thậm thâm vi diệu của Ngài, biết vận dụng khả năng sẳn có để rảo bước theo các vị trưởng tử Như Lai, biết tương tức tương nhập thì Thánh có thể dắt dìu phàm đi về vùng đất Phật. Chính vì thế mà Đức Phật hằng nhắc nhở tứ chúng: “Khi mê thầy độ, khi ngộ thì tự độ độ tha.” Hàng hậu bối chúng ta dù biết rằng con đường “Trở về với chính mình” là con đường độc đạo, nhưng trước khi biết đường biết nẻo mà quay trở về với chính mình, chúng ta cần có những bậc Thánh nhơn làm người hướng đạo đưa đường dẫn lối chứ không “đui tu mù luyện” để sa hầm sụp bẫy của tà ma ngoại đạo. 

Bước “trở về với chính mình” đòi hỏi người Phật tử nhiều đấu tranh và nghị lực của chính mình, đòi hỏi chúng ta phải bằng mọi cách tự chiến thắng lấy mình. Chính vì thế mà Đức Phật đã từng nhắn nhủ với tứ chúng: “Chiến thắng vạn quân không bằng tự chiến thắng mình. Tự chiến thắng mình để được quay về sống với chơn tâm thật tánh là một chiến thắng vẻ vang nhất.” Đạo Phật nói dễ khó làm. Nói quay về thì dễ, mà quay được về hay không mới là khó. Mặc dù Phật đã khẳng định: “Phật tánh ở Phật thế nào thì Phật tánh ở chúng sanh cũng như thế ấy.” 

Tuy nhiên, chúng sanh có hùng lực trí lực đâu để mà tìm trở về với cái Phật tánh mà mình đã một lần dại dột xa lìa? Nói như vậy không có nghĩa là bi quan yếm thế, nhưng nói để cùng nhau tự hiểu và tự cố gắng thêm nữa. Phật là một chúng sanh chịu tìm về với chính mình và đã thành Phật. Thế mà chúng ta giờ nầy vẫn còn đây! Dù mai mắn được thân người, nhưng có ai trong chúng ta có thể đoan chắc là chúng ta sẽ không là trùng dế, trâu ngựa ở kiếp lai sanh??? Thấy như vậy để một lần quyết tâm tìm về với chính mình. Mong lắm thay!!! 

loading...