Kiến thức

Hãy xả bỏ những cố chấp riêng tư

Chủ nhật, 15/09/2023 08:45

Trong kinh Phật dạy, người khi sắp bỏ thân này qua đời khác thì nghiệp thương và nghiệp ghét sẽ đi theo. Bởi vì thương ai thì ta nhớ người đó, ghét ai cũng nhớ kẻ đó. Như chúng ta ngồi ôn lại trong lòng, thì nhớ những người mình thương và những người mình ghét nhiều nhất phải không?

Ghét không mất, thương cũng không mất. Vì vậy càng chứa sâu thì khi nhắm mắt các nghiệp đó dẫn mình đi đến chỗ thương hoặc chỗ ghét.

Do đó khi chúng ta thọ thân sau, nếu ôm ấp nghiệp ghét nhiều quá thì đến những gia đình gặp toàn chuyện buồn phiền, hờn giận, không vui.

Có bao giờ chúng ta muốn gặp những người mình ghét không?

Không muốn.

Ai cũng muốn gặp người mình thương.

Nhưng trong lòng thù oán nhiều quá thì nó sẽ dẫn mình gặp lại những người thù oán.

Nhận diện tính cố chấp trong ta

01

Nên hiện tại khổ mà vị lai cũng khổ luôn.

Điều này rất thiết yếu.

Chúng ta phải khéo đừng nuôi dưỡng oán thù trong lòng, nên buông bỏ hết.

Cái gì qua rồi không chứa chấp nữa.

Hơn thua, phải quấy, chuyện đó không có gì quan trọng.

Quan trọng ở chỗ làm sao cuộc sống mình bình an, thanh thản, tươi vui.

Đó mới là điều đáng lưu tâm.

Chúng ta sống muốn hạnh phúc, muốn được an lạc thì nên giữ hay nên xả?

Nên xả.

Vì vậy tôi nói tu muốn cho hết khổ thì phải xả, đừng chứa chấp.

Đó là điều thứ hai.

Điều thứ ba, chúng ta đừng cố chấp ý kiến mình là đúng, ý kiến người khác là sai.

Bởi vì ở thế gian này không có gì là đúng cố định mà cũng không có gì là sai cố định.

Chúng ta mở miệng nói với ai cũng “Tôi nghĩ thế này là đúng”.

Nếu nói tôi nghĩ như vậy là đúng, người thứ hai nói tôi nghĩ thế khác mới đúng, thì hai cái đúng nó đụng nhau.

Mình đúng theo cái nghĩ của mình, người khác đúng theo cái nghĩ của họ.

Ai cũng đúng hết thì cãi lộn hay huề?

Thế gian không ai chịu thua ai, mình đúng thì người khác sai, mà người khác đúng thì mình sai.

Cho nên khi người ta nghĩ khác với mình, mà họ cho rằng họ đúng thì mình bực lên liền, và người kia cũng nổi tức vậy.

Hai cái nổi tức sẽ đi đến khẩu chiến.

Khẩu chiến không xong thì tới thân chiến.

Quí vị thấy những người cãi nhau, đánh nhau khi được hỏi:

“Tại sao quí vị đánh nhau?”

Họ nói:

“Tôi nói cái này đúng mà nó cứ cãi hoài.”

Có khi nào hai người cãi lộn mà chúng ta hỏi “tại sao”, họ nói “tại tôi sai” đâu.

Nhất định là đúng. Hai cái đúng không giống nhau thì nhất định cãi lộn, cãi lộn không xong thì tới đánh lộn.

Như vậy thì khổ hay vui?

Không bao giờ vui được. Những điều này xảy ra rất nhiều.

Gia đình vợ chồng, mỗi người thấy một lối, ai cũng cho là đúng thì gia đình đó cãi lộn hoài.

Trong xã hội, nhóm này thấy thế này là đúng, nhóm kia thấy thế khác là đúng thì cũng gây ra cuộc đấu chiến.

Cả trên thế gian đều như vậy.

Nếu cố chấp cái nghĩ của mình đúng, cái nghĩ của người khác sai là gốc của đấu tranh, của tiêu diệt nhau.

Cho nên chúng ta đừng có cố chấp.

Cái đúng này là đúng của tôi, cái đúng kia là đúng của anh.

Mỗi người giữ phần của mình, cãi nhau làm chi.

Vậy là yên.

Xả hết cố chấp, đừng bắt người khác phải nghĩ, phải thấy như mình mới đúng. Đó là điểm đặc biệt của đạo Phật.

loading...