Kiến thức

Hiện tượng tái sinh là gì?

Chủ nhật, 22/09/2020 08:13

Hiện tượng tái sinh không phải là kết quả của một chu trình sinh diệt duy nhất, mà nó là gạch nối luân hồi của vô số chu trình sinh diệt nơi một cá nhân cho chính họ, và giữa họ với toàn thể những chu kỳ sinh diệt của rất nhiều chúng sinh khác.

Hiện tượng tái sinh trong Phật giáo là gì?

Hiện tượng tái sinh hay tái sanh trong Phật giáo đề cập đến giáo lý cho rằng nghiệp của một con người sẽ dẫn dắt đến một cuộc sống mới sau khi chết, là sự chuyển hóa sự sống của một con người qua nhiều kiếp trong một vòng không bao giờ chấm dứt gọi là luân hồi.
Vòng luân hồi này được xem là khổ, không thỏa mãn và luôn đau đớn. Vòng luân hồi chỉ dừng lại nếu đạt được giải thoát bằng giác ngộ và dập tắt tham, sân, si. Tái sinh là một trong những học thuyết quan trọng của Phật giáo, cùng với nghiệp, niết bàn và giải thoát.

Chết không phải là hết mà sẽ tiếp tục tái sinh dưới các quy luật nhất định, để đi sang kiếp sống mới.

Chết không phải là hết mà sẽ tiếp tục tái sinh dưới các quy luật nhất định, để đi sang kiếp sống mới.

Câu chuyện về tái sinh ở Bhutan

Học thuyết về hiện tượng tái sinh trong Phật giáo đôi khi được đề cập đến như là đầu thai hoặc luân hồi, xác nhận rằng việc tái sinh không nhất định phải thành một con người, mà vào một trong sáu cõi gọi là hữu luân. Sáu cõi luân hồi bao gồm Thiên, A-tu-la, Nhân, Súc sinh, Ngạ quỷ, và Địa ngục. Sự tái sinh này được quyết định bởi nghiệp lực, với thiện nghiệp thì sinh vào cõi tốt, và ác nghiệp thì bị sinh vào cõi xấu. Trong khi niết bàn mới là mục đích sau cuối của giáo lý Phật giáo, nhiều pháp môn lại tập trung vào việc đạt được phước đức và hồi hướng công đức, nhờ đó con người có thể tái sinh vào cõi thiện và tránh tái sinh vào cõi ác.

Tiềm lực 'tái sinh' qua sự nghiên cứu não bộ

Hiện tượng tái sinh diễn ra như thế nào?

Có hai cách mà ở đó người ta có thể tái sinh sau khi chết: tái sinh dưới sự tác động của nghiệp và những cảm xúc tiêu cực và tái sinh ngang qua năng lực từ bi và thệ nguyện.

Phật giáo đã khẳng định chết không phải là hết mà sẽ tiếp tục tái sinh dưới các quy luật nhất định, để đi sang kiếp sống mới.

Phật giáo đã khẳng định chết không phải là hết mà sẽ tiếp tục tái sinh dưới các quy luật nhất định, để đi sang kiếp sống mới.

Về cái đầu, do vì vô minh, nghiệp tích cực và tiêu cực được tạo tác và những dấu vết của chúng lưu giữ trong thức. Những thứ này được kích hoạt lại thông qua tham ái và chấp thủ, xô đẩy ta vào đời sống kế tiếp. Chúng ta theo đó tái sinh không chủ tâm vào những cảnh giới thấp hoặc cao. Đây là cách những chúng sinh thông thường trôi lăn không ngừng ngang qua sự hiện hữu giống như sự xoay của một bánh xe. Cho dù ở trong những tình cảnh như vậy, người thông thường vẫn có thể tinh tấn dấn thân với một khát vọng tích cực hành thiện trong đời sống hàng ngày của họ. Họ tự làm quen với đức hạnh mà vào lúc chết nó có thể đem lại phương tiện cho họ có sự tái sinh vào cảnh giới hiện hữu cao hơn.

Trong khi đó, những bậc Bồ tát, những người đã đạt đạo, không còn tái sinh qua hành nghiệp và những cảm xúc tiêu cực của họ, mà do sức mạnh của từ bi đối với chúng sanh và được đặt cơ sở trên thệ nguyện làm lợi ích kẻ khác của họ. Họ có thể chọn nơi chốn và thời gian tái sinh cũng như cha mẹ tương lai của họ. Một sự tái sinh như vậy, mà nó cốt yếu vì lợi ích của kẻ khác, là tái sinh bằng năng lực từ bi và thệ nguyện.

Quan niệm của Phật giáo về cái chết và sự tái sinh

loading...