Kiến thức

Hiểu đúng ý nghĩa ngày cúng ông Công, ông Táo

Thứ hai, 19/01/2021 06:19

Ngày 23 tháng Chạp, theo truyền thống, các gia đình lại sắm sửa lễ vật cúng tiễn ông Công, ông Táo về trời. Đây cũng là thời điểm nhắc nhở mỗi người về một năm mới sắp đến, về những phút giây sum họp; nhưng theo thời gian nhiều người cố sắm sửa lễ vật cúng rất lãng phí và không cần thiết.

Một phong tục đẹp của người Việt

Sự tích “ông Công, ông Táo” và ý nghĩa của ngày 23 tháng Chạp đến nay vẫn có nhiều cách hiểu và lý giải. Phong tục thờ cúng Táo quân của dân tộc ta là một tín ngưỡng văn hóa dân gian có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Nhưng theo thời gian đã được Việt hóa thành huyền tích “2 ông 1 bà” - vị thần Đất, vị thần Nhà, thần Bếp núc. Vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm các gia đình lại dọn dẹp nhà cửa, ban thờ sạch sẽ, trang nghiêm, sắp mâm cỗ, mua vàng mã, cá chép, hương hoa... để tiễn ông Táo về chầu trời.

Đây cũng là dịp để tỏ lòng biết ơn với vị thần đã cho lửa, mang lại no ấm cho gia đình trong suốt một năm. Đồng thời cũng là lúc để mọi người trong gia đình cùng đoàn tụ bên mâm cơm - nét đẹp truyền thống vẫn được trao truyền từ đời này qua đời khác.

Sự tích “ông Công, ông Táo” có từ thời huyền thoại, xuất phát từ mô típ “một bà hai ông”, khi loài người đang ở chế độ quần hôn chuyển sang chế độ hôn nhân một vợ một chồng.

Sự tích “ông Công, ông Táo” và ý nghĩa của ngày 23 tháng Chạp đến nay vẫn có nhiều cách hiểu và lý giải.

Sự tích “ông Công, ông Táo” và ý nghĩa của ngày 23 tháng Chạp đến nay vẫn có nhiều cách hiểu và lý giải.

Thư chúc Tết xuân Tân Sửu của Đức Pháp chủ

Từ mô típ đó, chủ thể của hoạt động văn hóa dân gian đó chính là người nông dân, gắn liền với nghề trồng lúa nước. Cái tối thượng đối với họ là đất, nên gia đình nào cũng thờ ông thần đất. Ngoài ra, trong bếp của các gia đình người Việt xưa thường có 3 ông đầu rau - tức là 3 hòn đất nặn dùng để kê nồi đun bếp. Thời điểm còn một tuần nữa là đến Tết Nguyên đán, người dân sẽ dọn dẹp nhà cửa, bếp núc và phải đắp 3 ông đầu rau mới thay 3 ông đầu rau cũ đi. Sau đó người dân tổ chức cúng để 3 ông đầu rau bay lên trời, bẩm báo với Ngọc Hoàng những cái được và những gì chưa may mắn, bất hạnh của gia đình trong một năm qua. Theo thời gian, người dân sáng tạo và lưu truyền thêm những câu chuyện khác liên quan đến nguồn gốc của ngày lễ ông Công, ông Táo. Tuy nhiên tất cả đều ca ngợi tình nghĩa con người trong xã hội.

Tục cúng ông Công, ông Táo, cũng như các phong tục tốt đẹp khác của dân tộc luôn luôn hướng con người tới những điều thiện, điều tốt lành. Tục lệ này cũng nhắc nhở mọi người cần phải cố gắng làm những việc tốt, làm ăn lương thiện, các thành viên trong gia đình sống hoà thuận, yêu thương nhau.

Theo tâm thức dân gian, lễ cúng ông Công, ông Táo bao giờ cũng phải có cá chép.

Theo tâm thức dân gian, lễ cúng ông Công, ông Táo bao giờ cũng phải có cá chép.

Báo tường ngày tết

Tránh lãng phí, tốn kém

Tục thờ cúng tổ tiên, các vị thần là một nét văn hóa đẹp của người Việt, nhưng ngày nay do phú quý sinh lễ nghĩa, nhiều người đã hiểu sai, hoặc lạm dụng để cúng lễ rình rang quá mức. Có người còn sắm sửa cho ông Táo đủ thứ, nào là quần áo, nhà lầu, xe hơi... Có người đi “săn lùng” cá chép vàng, chép đỏ quý hiếm, nghĩ, sắm lễ vật càng lớn, càng đắt tiền sẽ được thần linh phù hộ nhiều hơn. Với suy nghĩ đó, cứ gần đến dịp 23 tháng Chạp, trên thị trường, các mặt hàng liên quan đến lễ cúng ông Công, ông Táo lại tăng giá chóng mặt.

Theo tâm thức dân gian, lễ cúng ông Công, ông Táo bao giờ cũng phải có cá chép. Bởi người dân quan niệm cá chép sẽ hóa thành rồng, sau đó rồng bay được lên trời. Trước đây ở các vùng quê, người dân thường dùng cá chép giấy, tức là đồ mã, cùng với mũ áo và mâm cỗ mặn để cúng. Sau đó sẽ hóa để ông Công, ông Táo cưỡi cá chép bay lên trời. Ngoài ra, trong tâm thức người Việt, hình tượng cá chép - “cá vượt vũ môn” - còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí chinh phục tri thức để đi tới thành công.

Mỗi người dân, Phật tử cần nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, vừa thực hành tiết kiệm, vừa gìn giữ được những nét văn hóa của dân tộc.

Mỗi người dân, Phật tử cần nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, vừa thực hành tiết kiệm, vừa gìn giữ được những nét văn hóa của dân tộc.

Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán 2021: Liệu có rét đậm, rét hại?

Tuy nhiên, hiện nay nhiều gia đình đốt quá nhiều vàng mã, việc làm này không chỉ tốn kém tiền của mà còn ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống. Nhất là ở các khu đô thị, chung cư, việc đốt quá nhiều vàng mã sẽ gây phiền phức cho người khác. Tôi thấy có người còn cho rằng thả càng nhiều cá chép, hay cá chép càng to sẽ càng tốt. Việc này không đúng, thực ra nhiều nhất chỉ 3 con là đủ. Lễ nào cũng vậy, quan trọng nhất là tấm lòng thành chứ không phải mâm cao cỗ đầy, càng nhiều lễ vật thì càng được phù hộ.

Ngoài ra, vào những ngày này trên các phương tiện truyền thông cũng liên tục xuất hiện những hình ảnh không đẹp, khi người dân thực hành nghi lễ thờ cúng, thả cá phóng sinh nhưng lại không có ý thức bảo vệ môi trường. Thực tế cho thấy, sau ngày Tết ông Công, ông Táo, các hồ ở Hà Nội và nhiều địa phương lại ngập trong rác, bởi sự thiếu ý thức của nhiều người dân.

Để có một cái Tết ông Công ông Táo thật đẹp và ý nghĩa, mỗi người dân, Phật tử cần nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, vừa thực hành tiết kiệm, vừa gìn giữ được những nét văn hóa của dân tộc.

loading...