Hỏi - Đáp

Họa hình tượng Phật để quán tưởng và chiêm bái có đúng không?

Thứ sáu, 10/09/2020 07:25

Tâm quán niệm Phật khởi, tức không, tức giả, tức trung. Hoặc là căn hoặc là trần đều là pháp giới; Một niệm khởi lên duyên cõi nước chư Phật; Nhất niệm chiếu sáng lục đạo chúng sinh. Không có trước hay sau, liễu ngộ tánh giác xưa nay là như vậy.

Kinh Đại Bửu Tích chương 89 có dạy: Lúc bấy giờ Thường Tinh Tấn Bồ tát muốn họa hình tượng Phật, đi vào chốn núi rừng thâm sâu vắng lặng, không có bóng người qua lại, xa rời nơi có cầm thú, để chuyên tâm làm việc này. Ngài lấy cỏ làm bồ đoàn mà ngồi trước bức họa tượng, đoan tâm chánh niệm quán hình tượng Phật. Quán sát xong rồi, khởi niệm như vầy: Như lai hi hữu vi diệu, hình tượng còn đoan nghiêm vi diệu như thế, huống gì là pháp thân thực của Đức Như Lai!

Lại khởi niệm như sau: Làm sao mà quán Phật. Lúc bấy giờ, Lâm Thần biết rõ tâm niệm của Bồ tát Thường Tinh Tấn, liền bạch Bồ tát rằng: Này thiện nam tử! Có phải ông đang nghĩ cách như thế nào để quán Phật?; Và bảo rằng: Nếu muốn quán Phật, nên quán hình tượng Phật, quán hình tượng này như quán Phật không khác, gọi là quán Phật, quán Phật như vậy, gọi là sự quán tưởng tuyệt hảo nhất.

Hình tượng chẳng phải ấm, giới, nhập, chẳng phải đầu tiên, chẳng phải giữa, chẳng phải sau. Tất cả các pháp cũng là như vậy, thân tướng Như Lai cũng lại như vậy.

Hình tượng chẳng phải ấm, giới, nhập, chẳng phải đầu tiên, chẳng phải giữa, chẳng phải sau. Tất cả các pháp cũng là như vậy, thân tướng Như Lai cũng lại như vậy.

Mười công đức họa vẽ hình chư Phật - Bồ tát

Lúc bấy giờ Đại Tinh Tấn Bồ tát khởi niệm như sau: Quán tưởng hình tượng Phật, chẳng phải giác, chẳng phải tri, tất cả pháp đều như vậy, như là văn tự, văn tự như thế, bản tính không tịch, vốn không tướng nắm bắt, thân tướng của Như Lai cũng lại như thế. Hình tượng chẳng phải chứng, chẳng phải quả, chẳng phải đắc, chẳng phải trụ, chẳng phải đi, chẳng phải đến, chẳng sinh, chẳng diệt, chẳng phải tịnh, chẳng phải sắc, chẳng phải tham, sân và si.

Hình tượng chẳng phải ấm, giới, nhập, chẳng phải đầu tiên, chẳng phải giữa, chẳng phải sau. Tất cả các pháp cũng là như vậy, thân tướng Như Lai cũng lại như vậy. Như hình tượng này, chẳng phải giác, chẳng phải tri, chẳng phải tạo tác, tất cả chư Phật cũng lại như thế, cho đến lục căn cũng lại như thế. Bồ tát quán thân Như Lai như vậy, ngồi kiết già, ở trong tam thất nhật (21 ngày) thành tựu ngũ thông, cúng dường chư Phật. Chư thiên cũng rãi hoa cúng dường chư Phật. Từ công đức tán thán chư Phật, trong pháp hội có hai vạn người chứng trú vào đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, vô số người trụ trong công đức của hàng Nhị thừa. Đại Tinh Tấn, chính là đức Thích Ca Mâu Ni Phật đã từng như vậy. Văn này đã rõ ràng.

Tâm quán niệm Phật khởi, tức là pháp giả danh, từ cạn đến sâu thông suốt, vô lượng danh tướng, thấy rõ như nắm trong lòng bàn tay

Tâm quán niệm Phật khởi, tức là pháp giả danh, từ cạn đến sâu thông suốt, vô lượng danh tướng, thấy rõ như nắm trong lòng bàn tay

Phát hiện tranh vẽ Phật ẩn giấu trong ngôi đền cổ 1.300 năm tuổi

Ước theo Tứ giáo mà luận, phàm tâm không thể tự độc lập mà sinh, tất phải nương vào giả duyên mà hiện khởi. Hành giả lúc niệm Phật, ý tưởng làm nhân; hào quang của Như Lai là duyên, cũng gọi là pháp trần, thuộc đối tượng của ý căn. Niệm khởi lên, tức là pháp sinh khởi, quán căn trần, năng niệm và sở niệm này, cả ba tướng đều lay động, sinh diệt liên tục, niệm niệm không dừng nghỉ. Tất cả là không, tức thuộc quan điểm của tiểu thừa tạng giáo.

Tức là tâm quán niệm Phật khởi, hay phát khởi cái đối tượng, nó vốn là không, do vọng tâm khởi, tâm thật không khởi, niệm khởi vốn không tự tánh, thể nó vốn là không. Quán tướng Phật, như hình tượng phản ánh trong tấm kính, như hoa đốm giữa hư không, không có Phật, không có niệm, tức là thuộc quan điểm của Đại thừa thông giáo.

Nhất niệm chiếu sáng lục đạo chúng sinh.

Nhất niệm chiếu sáng lục đạo chúng sinh.

Lễ bái, cúng kính, họa vẽ, tạc tượng Bồ tát Địa Tạng có giúp xóa được ác nghiệp không?

Tức tâm quán niệm Phật khởi, tức là pháp giả danh, từ cạn đến sâu thông suốt, vô lượng danh tướng, thấy rõ như nắm trong lòng bàn tay; Thấu rõ tâm này là Như Lai tạng, đoạn trừ hạt giống mê hoặc có từ nhiều kiếp mới chứng chân thường. Xa rời chấp ngã nhị biên, vô Phật và vô niệm, đó là quan điểm của Đại thừa biệt giáo.

Tức tâm quán niệm Phật khởi, tức không, tức giả, tức trung. Hoặc là căn hoặc là trần đều là pháp giới; Một niệm khởi lên duyên cõi nước chư Phật; Nhất niệm chiếu sáng lục đạo chúng sinh. Không có trước hay sau, liễu ngộ tánh giác xưa nay là như vậy.  Như người đại phước giữ đá hóa ngọc, không cần xả niệm, chẳng cầu ly niệm, nhị biên tức trung đạo, vô Phật vô niệm, là quan điểm của Đại thừa viên giáo; Kinh Anh Lạc nói rõ sự chứng ngộ của Như Lai là ý nghĩa này vậy.

Trích: Ngũ phương tiện niệm Phật môn, 1 quyển Thiên Thai Trí Giả Đại Sư biên soạn nguyên bản Hán (Đại chính tân tu đại tạng kinh Vol. 47, No. 1962)

Mời quý Phật tử xem thêm video: "Khắc phục lòng sân hận":

loading...