Kiến thức

Hoằng pháp trong xã hội thông tin

Chủ nhật, 04/02/2022 10:03

Bên cạnh đó, công nghệ phát triển, các ứng dụng kết nối xuất hiện và ngày càng phát triển, tiện lợi. Tăng Ni và Phật tử có thể sử dụng mạng xã hội để trao đổi trực tiếp với nhau một cách nhanh chóng, bất kể thời gian và địa điểm thay cho cách gửi thư truyền thống.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã ảnh hưởng rất lớn đối với tất cả các lĩnh vực trong đời sống, khiến cuộc sống con người thay đổi rất nhiều. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có rất nhiều sản phẩm: trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI), vạn vật kết nối (Internet of Things – IoT) và dữ liệu lớn (Big Data). Đối với công tác hoằng pháp nói chung và hướng dẫn Phật tử nói riêng, thì sản phẩm vạn vật kết nối (gọi tắt là mạng Internet) hiện nay được xem là ứng dụng thực tiễn nhiều nhất.

Trước nhất, có thể nói Internet là công cụ giúp tìm kiếm thông tin một cách nhanh nhất. Internet có thể nói là một kho chứa đựng những kiến thức khổng lồ. Nó giúp cho Tăng Ni và Phật tử dễ dàng, nhanh chóng tìm kiếm những thông tin, tin tức dù mới hay đã cũ. Tất cả mọi người có thể tìm kiếm một vấn đề nào đó quan tâm bằng cách search trên không gian mạng sẽ có rất nhiều tư liệu hiện ra chứa đựng những thông tin liên quan.

Hoằng pháp trong kỷ nguyên số cần phải kiểm duyệt chính xác nội dung hoằng pháp.

Hoằng pháp trong kỷ nguyên số cần phải kiểm duyệt chính xác nội dung hoằng pháp.

Người trụ trì với công tác hoằng pháp

Qua đó, Tăng Ni cũng như Phật tử tiếp nhận thông tin, học hỏi kiến thức và kỹ năng, giúp hoàn thiện bản thân mình hơn nữa. Đặc biệt với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay thì Internet và mạng xã hội giúp cho việc học hỏi các kiến thức là vô hạn. Giúp cho mọi người nhìn xa trông rộng, tìm hiểu giáo lý cao thượng của Đức Thế Tôn. Internet có đầy đủ tất cả những thông tin cơ bản cần thiết cho nhu cầu của quý Phật tử. Qua những bài viết chia sẻ kêu gọi, quý Phật tử cũng có thể khai mở tâm từ, có được những hiểu biết thông tin quan trọng trong xã hội cũng như về đạo pháp.

Bài giảng Hoằng pháp cũng được đến với Phật tử một cách nhanh chóng và gần gũi. Ngày trước, Phật tử muốn nghe được bài thuyết pháp của các Giảng sư phải đến tận nơi, có khi là rất xa và mất rất nhiều thời gian cho việc nghe thuyết giảng, ngày nay với công nghệ vạn vật kết nối giúp cho việc thuyết giảng đến với Phật tử thật dễ dàng, bất cứ thời gian nào Phật tử đều cũng có thể nghe được một cách đầy đủ và rõ ràng.

Kỷ nguyên số đã giúp rất nhiều đối với công tác hoằng pháp.

Kỷ nguyên số đã giúp rất nhiều đối với công tác hoằng pháp.

Vận dụng truyền thông số để hoằng pháp trong thời đại mới

Còn riêng đối với Tăng Ni sinh, việc học từ xa cũng trở nên phổ biến, tiết kiệm được thời gian, chi phí rất nhiều và quan trọng các Giáo Thọ Sư bảo vệ được sức khỏe của mình trong công tác hoằng dương chánh pháp. Đặc biệt, trong thời điểm dịch Covid-19 đang hoành hành thì việc trao đổi, thuyết giảng trực tuyến là một trong những biện pháp hữu ích của việc hoằng dương chánh pháp. Đạo Phật ngày càng gần gũi và gắn bó thực tế với người dân hơn. Từ đó, giúp con người sống tốt và lạc quan hơn trong cuộc sống.

Bên cạnh đó, công nghệ phát triển, các ứng dụng kết nối xuất hiện và ngày càng phát triển, tiện lợi. Tăng Ni và Phật tử có thể sử dụng mạng xã hội để trao đổi trực tiếp với nhau một cách nhanh chóng, bất kể thời gian và địa điểm thay cho cách gửi thư truyền thống, vừa mất thời gian và vừa xoá bỏ trở ngại do khoảng cách địa lý. Ngoài ra, Phật tử còn nắm rõ được những thông tin thuyết giảng, tu học của những đạo tràng mình đang quan tâm. Họ không còn phải truyền miệng nhau, mà chỉ cần thông báo trong group mạng xã hội là có thể nắm bắt được tất cả.

Bên cạnh phát huy được những mặt tích cực của mạng xã hội thì cần loại bỏ và ngăn chặn được những mặt tiêu cực của nó.

Bên cạnh phát huy được những mặt tích cực của mạng xã hội thì cần loại bỏ và ngăn chặn được những mặt tiêu cực của nó.

Nhiệm vụ hoằng pháp cho thanh thiếu niên hiện nay

Song song với những lợi ích đó, thì cũng có những hạn chế mà Internet gây ra. Cụ thể, quý Phật tử không còn thường xuyên đến chùa lễ Phật, nghe kinh nữa. Xã hội ngày một phát triển, con người ngày càng bận rộn, việc có thể nghe bài giảng trực tuyến hoặc nghe bài giảng trên mạng làm cho Phật tử cảm thấy như vậy là đủ, không thường xuyên đến chùa lễ Phật, tụng kinh, khiến cho tâm từ ngày càng mai một.

Việc có thể nghe được nhiều bài giảng trên Internet, nhưng căn cơ không đủ để tiếp thu khiến Phật tử có những nhìn nhận không đúng khi so sánh bài giảng của những vị giảng sư. Từ đó dẫn đến có những suy nghĩ và phê phán không chính xác.

Việc tiếp xúc quá nhiều thông tin trên mạng xã hội, và sự tiếp nhận thông tin không có chọn lọc dẫn đến sự tiếp nhận thông tin của Phật tử dễ sai lầm, không biết đâu thực đâu giả, ảnh hưởng đến cái nhìn không tốt đối với Phật giáo trong lòng mọi người. Nguy hiểm nhất là nhiều thế lực đang tận dụng các website, blog, mạng xã hội, để tạo ra các thông tin giả mạo nhằm chống phá, tuyên truyền sai lệch, xuyên tạc hệ thống giáo lý đã tồn tại hơn 2000 năm của Phật giáo, triệt để lợi dụng các vấn đề thời sự, nhạy cảm, được dư luận quan tâm, nhưng chưa được giải quyết rõ ràng, để lôi kéo, kích động, làm cho mọi người mất đi niềm tin Tôn giáo.

Việc sử dụng mạng xã hội vào công tác hoằng pháp trong những năm gần đây được xem là biện pháp hữu hiệu, giúp lan toả giáo lý Phật đà đến đông đảo Phật tử.

Việc sử dụng mạng xã hội vào công tác hoằng pháp trong những năm gần đây được xem là biện pháp hữu hiệu, giúp lan toả giáo lý Phật đà đến đông đảo Phật tử.

Tăng ni trẻ chuẩn bị cho sứ mệnh hoằng pháp trong tương lai

Những thông tin được báo chí đăng hay được truyền tải từ mạng xã hội đã được lan tỏa rộng rãi và được dư luận hết sức quan tâm, mặc dù người đọc hãy chia sẻ thông tin đó trên mạng xã hội, đều chưa biết thực hư sự chính xác của thông tin đó ra sao. Xét về góc độ này, chúng ta có thể thấy được mặt trái của mạng xã hội, mọi người đều có thể đọc và chia sẻ những thông tin mà không hiểu rõ về vấn đề, chính điều này đã vô tình gây ra những rắc rối, những ảnh hưởng xấu tới cuộc sống cá nhân của những người trong cuộc.

Ngoài ra, mạng xã hội là phương tiện hiệu quả nhất có thể bị lợi dụng để làm tê liệt và giết chết quá trình sáng tạo. Nhiều trường hợp người dùng Internet không còn chủ động động não suy nghĩ, cứ dựa vào Internet để tìm câu trả lời giải đáp thắc mắc của mình.

Như vậy, bên cạnh phát huy được những mặt tích cực của mạng xã hội thì cần loại bỏ và ngăn chặn được những mặt tiêu cực của nó. Và không có giải pháp nào hiệu quả và tối ưu hơn đó là từ sự nhận thức mục đích của người sử dụng. Đặc biệt là với công tác hoằng dương, hướng dẫn Phật tử, Tăng Ni và Phật tử, cần có cách nhìn và sử dụng mạng xã hội một cách đúng đắn để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Ngôn ngữ trong hoằng pháp

loading...