Kiến thức

Học hạnh Bồ tát Quan Âm

Thứ năm, 17/07/2022 12:40

Bồ tát Quán Thế Âm thành tựu giác ngộ giải thoát khỏi mọi nỗi khổ đau, có đầy đủ năng lực trí tuệ và từ bi lớn, có thể cứu giúp muôn vạn chúng sinh thoát khổ, bớt khổ chính là nhờ tu tập pháp "Nhĩ căn viên thông".

Con người có nhiều phiền não khổ đau, một phần là do từ "cái nghe" mà ra

Nói và nghe; nghe và nói mà không có sự tỉnh giác chánh niệm sẽ gây ra phiền não khổ đau cho bản thân mình và những người xung quanh

Không ít người đụng đâu nói đó, thấy gì nói đó, nghe đâu chấp đó.

Nói theo nghiệp, nghe thêm chấp, khổ não sẽ theo sau như hình với bóng

Bồ tát Quán Thế Âm thành tựu giác ngộ giải thoát khỏi mọi nỗi khổ đau, có đầy đủ năng lực trí tuệ và từ bi lớn, có thể cứu giúp muôn vạn chúng sinh thoát khổ, bớt khổ chính là nhờ tu tập pháp "Nhĩ căn viên thông".

Tu pháp "Nhĩ căn viên thông" là gì? Pháp này cao siêu uyên áo không thể trong vài lời nói hết được, nói đơn giản "Nhĩ căn" là lỗ tai của ta," viên thông" là tròn đầy, sáng suốt, thông tỏ. Nói một cách đơn giản là biết nghe một cách tỉnh giác, trí tuệ, sáng suốt và thông tỏ, không vướng, không chấp.

Hạnh nguyện Bồ Tát Quan Thế âm - Giải pháp vượt qua những khủng hoảng thời đại

abo12.phatgiao.org.vn

Ai có lỗ tai, thì sẽ nghe được mọi lời nói và âm thanh trong môt phạm vi nhất định.

Nhưng có người không biết cách nghe và có người biết cách nghe:

Người không biết cách nghe là người thường để những lời nói không hay, những âm thanh không tốt, lọt vào lỗ tai ta, tác động tâm ý ta, khiến ta bực mình, khó chịu tức giận, ưu phiền khổ não.

Ví dụ, như tai của ta nghe lời nói xấu, đâm thọc, hoặc lời mắng chửi của người khác khiến ta tức giận rồi tự mình khổ đau. Nói dễ hiểu là ta bị nô lệ, bị sai sử bởi những âm thanh xấu ác khi lọt vào tai ta. Người này chưa có trí tuệ, thiếu sáng suốt, chưa biết học cách nghe của Bồ tát Quan Âm

Người biết cách nghe là người không để những lời nói không hay, đâm thọc, chỉ trích, những âm thanh không tốt tác động đến tâm ý, cảm xúc của ta, không bị sai sử bởi những lời nói và âm thanh xấu đó.

Tức là người biết sống tỉnh giác, sáng suốt khi nghe, biết phân biệt, biết chọn lọc, đưa những lời hay, lẽ phải hướng thiện, thanh tịnh, giác ngộ của Phật, hiền thánh, thiện tri thức vào tâm mình. Biết quán xét, biết thanh lọc, không giữ lại tâm ý mình những lời xấu ác, làm ô nhiễm tâm ý mình. Đương nhiên, muốn làm được điều này phải biết tu tập sửa đỗi hàng ngày, không phải bỗng dưng mà có được khả năng này.

Quán Thế Âm bồ tát biến những phiền não khổ đau qua cái nghe của thế gian, thành phương tiện thần thông nghe tiếng kêu cứu khổ đau của chúng sinh mà ra tay cứu độ giúp đỡ

Tóm lại, ta học tập pháp nghe của Quan Âm bồ tát một cách cụ thể như sau:

1 là, Tập lắng nhiều hơn nói, không nói nhiều

2 là Tập nghe một cách tỉnh giác sáng suốt, chú tâm và chân thành

3 là Tập lắng nghe để hiều, để thương, để thông cảm chứ không phải nghe để phán xét, để chỉ trích, hơn thua

4 là Tập chỉ nghe lời thiện, lời hay, lời giác ngộ và nghe mà không nhiễm ô, không chấp trước, không dính mắc, không đưa vào tâm những lời xấu ác, bất thiện...

Đôi khi, những lúc chướng nạn, khổ đau bất an, chỉ cần chú tâm thành ý niệm: Nam mô Quan Thế Âm bồ tát đã giúp ta an ổn bớt khổ rồi

Vì chúng ta biết chỉ cần chúng ta biết cách lắng nghe một cách tỉnh giác thì đã làm cho cuộc đời của chúng ta, của người xung quanh và chúng sinh bớt khổ, thêm vui. 

Người trong thế gian nếu cùng học theo hạnh Quan Âm thì có thể biến nhân gian thành Tịnh Độ

Tập pháp nghe

Quán Thế Âm

Chú tâm, chân thành

Hỷ xả cảm thông

Không dính mắc

loading...