Hỏi - Đáp

Hỏi đáp nhanh và dễ hiểu về tái sinh, thần thức theo Đạo Phật (phần 2)

Thứ bảy, 09/06/2020 05:26

Hạng người hiền lành, từ ái thì có khuynh hướng tái sinh vào thiên đàng hoặc cõi người có ưu thế được hạnh phúc. Hạng người hay sầu lo, đau khổ và độc ác có xu hướng rơi vào địa ngục hoặc tái sinh vào kiếp người trong hoàn cảnh khổ đau.

Các cảnh giới tái sinh giúp người trợ niệm vãng sinh tìm hiểu

Hỏi: Có phải con người thường tái sinh trở lại kiếp người không?

Chúng sanh ở thiên đàng phần lớn trải qua sự vui sướng, chúng sanh ở địa ngục và ngạ quỷ thường trải qua sự khổ đau cùng cực, và cõi người thì lẫn lộn với hai trạng thái này: khổ và vui. Như thế, chỗ khác nhau chính yếu giữa cõi người và cảnh giới khác là ở chỗ hình dạng thân xác và tính chất thọ báo.

Chúng sanh ở thiên đàng phần lớn trải qua sự vui sướng, chúng sanh ở địa ngục và ngạ quỷ thường trải qua sự khổ đau cùng cực, và cõi người thì lẫn lộn với hai trạng thái này: khổ và vui. Như thế, chỗ khác nhau chính yếu giữa cõi người và cảnh giới khác là ở chỗ hình dạng thân xác và tính chất thọ báo.

Đáp: Không. Có nhiều cõi giới mà con người sẽ có thể tái sinh. Có người tái sanh lên cõi trời, có người tái sanh xuống địa ngục, có người tái sanh làm quỷ đói.... Cõi trời không phải là nơi chốn nào đó mà là một trạng thái hiện hữu trong con người mang thân xác và tâm hồn phần lớn trải qua sự vui sướng. Một số tôn giáo cố gắng để được đầu thai vào cõi trời (thiên đàng) và thật là lầm lẫn tin rằng đó là nơi vĩnh hằng. Kỳ thật không phải vậy. Giống như tất cả điều kiện nhân duyên, thiên đàng vẫn phải chịu sự đổi thay và thọ mạng người ấy sẽ chấm dứt, vị ấy có thể tái sinh trở lại kiếp người. Địa ngục cũng thế, không có một chỗ nào đó rõ ràng mà chỉ là một trạng thái hiện hữu nơi mỗi con người mang hình dạng vi tế và tư tưởng chủ yếu luôn trải qua trong sầu khổ và lo âu. Ngạ quỷ, một lần nữa cho ta thấy cũng chỉ là một trạng thái hiện hữu với thân xác và tâm thức liên tục bị cấu xé bởi những tham ái và không như ý.

Như vậy, chúng sanh ở thiên đàng phần lớn trải qua sự vui sướng, chúng sanh ở địa ngục và ngạ quỷ thường trải qua sự khổ đau cùng cực, và cõi người thì lẫn lộn với hai trạng thái này: khổ và vui. Như thế, chỗ khác nhau chính yếu giữa cõi người và cảnh giới khác là ở chỗ hình dạng thân xác và tính chất thọ báo.

Hỏi: Cái gì quyết định cho việc tái sinh?

Hiện tại, nếu bạn là một người nhẫn nhục và từ bi, rõ ràng và chắc chắn là bạn sẽ không dễ bị người khác quấy nhiễu, bạn không có ác cảm với người, mọi người đều thích bạn và như thế bạn cảm thấy hạnh phúc hơn.

Hiện tại, nếu bạn là một người nhẫn nhục và từ bi, rõ ràng và chắc chắn là bạn sẽ không dễ bị người khác quấy nhiễu, bạn không có ác cảm với người, mọi người đều thích bạn và như thế bạn cảm thấy hạnh phúc hơn.

Đáp: Đó là yếu tố tối quan trọng nhất, nhưng không phải cái duy nhất ảnh hưởng nơi ta sẽ được tái sinh và cuộc sống ta sẽ có thuộc loại nào, đó là nghiệp (karma). Nghiệp nghĩa là hành động có liên hệ tới những hành động có tác ý. Nói cách khác, những gì chúng ta đã quyết định là do chúng ta đã nghĩ và hành động trong quá khứ. Cũng thế, bây giờ chúng ta nghĩ và hành động thế nào thì nó sẽ ảnh hưởng đến ta như thế ấy trong tương lai.

Hạng người hiền lành, từ ái thì có khuynh hướng tái sinh vào thiên đàng hoặc cõi người có ưu thế được hạnh phúc. Hạng người hay sầu lo, đau khổ và độc ác có xu hướng rơi vào địa ngục hoặc tái sinh vào kiếp người trong hoàn cảnh khổ đau. Hạng người bị ám ảnh về tham ái, thèm khát mãnh liệt có khuynh hướng tái sinh vào loài ma đói hoặc sinh làm người luôn thất vọng bởi sự thèm muốn và khát vọng của họ. Nói chung, bất cứ một thói quen tinh thần nào phát triển một cách mạnh mẽ ở đời này, sẽ tiếp tục có mặt ở đời sau , tuy nhiên, phần lớn người ta đều tái sinh vào kiếp người.

Hỏi: Như thế chúng ta không bị nghiệp chi phối, chúng ta có thể thay đổi được nó chăng?

Đáp: Cố nhiên chúng ta có thể. Đó là một trong những tầng bậc củaBát Chánh Đạo, là Chánh Tinh Tấn. Nhưng còn tùy thuộc vào sự nhiệt tâm, nghị lực và thói quen của chúng ta nữa. Quả thật, có một số người đơn giản đã trải qua cuộc sống của họ dưới sự ảnh hưởng nặng nề của thói quen quá khứ, mà không cố gắng để chuyển hóa chúng nên trở thành nạn nhân cho những hậu quả khổ đau. Người như vậy sẽ tiếp tục khổ đau cho đến khi nào họ chịu thay đổi những thói hư tiêu cực của họ. Bao lâu những thói quen tiêu cực còn tồn tại thì việc thay đổi chúng càng khó bấy nhiêu. Người Phật tử biết rõ điều này và tận dụng mọi cơ hội để loại bỏ những thói quen tiêu cực của tinh thần và phát triển những thói quen tinh thần thuộc về kết quả hạnh phúc. Thiền định là một trong những kỹ thuật làm giảm bớt những thói quen đã định hình trong quá khứ của ta như nói năng hay chế ngự nói năng hoặc hành động hoặc chế ngự hành động. Đời sống của người người Phật tử là rèn luyện, thanh lọc tâm, và giải thoát. Chẳng hạn, nhẫn nhục và từ bi là một phần rõ ràng trong cá tính của bạn ở kiếp trước, những cá tính ấy sẽ tái xuất hiện ngay trong đời này. Nếu nó mạnh mẽ và được phát triển trong đời này thì chúng sẽ có mặt, thậm chí còn mạnh hơn và rõ rệt hơn ở những kiếp sau. Điều đó căn cứ trên sự kiện đơn giản và dễ dàng quan sát rằng những thói quen hình thành lâu đời thì có khuynh hướng khó thay đổi..

Hiện tại, nếu bạn là một người nhẫn nhục và từ bi, rõ ràng và chắc chắn là bạn sẽ không dễ bị người khác quấy nhiễu, bạn không có ác cảm với người, mọi người đều thích bạn và như thế bạn cảm thấy hạnh phúc hơn.

Bây giờ xem xét một ví dụ khác, hãy cho là bạn sinh ra với cá tính nhẫn nhục và tử tế, vì đó là thói quen tinh thần của bạn có từ kiếp trước. Nhưng trong đời này, bạn lãng quên việc phát triển những thói quen ấy. Chúng sẽ dần dần yếu đi, mất hẳn và có lẽ hoàn toàn không còn nữa trong tương lai. Kiên nhẫn và tử tế trong trường hợp này đã yếu đi, có thể hoặc đời này hoặc đời sau, nóng tánh, sân hận và độc ác, có thể được hình thành và phát triển trong bạn mà chính nó sẽ mang đến cho bạn những sầu muộn và khổ đau.

Ta hãy xem một ví dụ khác, vì thói quen tinh thần từ kiếp trước nên trong đời sống hiện tại bạn có khuynh hướng hay cáu gắt, nóng giận và khi bạn nhận ra những thói quen ấy chỉ làm cho bạn khổ đau và như thế bạn cố gắng hóa giải chúng. Bạn thay thế chúng bằng những cảm xúc tích cực . Nếu bạn có thể loại bỏ chúng hoàn toàn thì có thể với nỗ lực bạn có, bạn sẽ tự tại trước những cơn nóng giận và thất vọng. Nếu bạn chỉ có thể làm cho những khuynh hướng ấy yếu đi thì chúng sẽ tái xuất hiện trong đời sau, nếu bạn nỗ lực hơn nữa thì chúng có thể bị đoạn tận và bạn sẽ được giải phóng khỏi những hậu quả bất an của chúng.

Tự tử sẽ gặp khó khăn trong việc tái sinh

Nguyên tác: Ven. Shravasti Dhammika

Việt dịch: Thích Nguyên Tạng

loading...