Chùa Việt
Huyền thoại Bồng Lai tự vùng Bảy Núi
Thứ bảy, 29/06/2017 11:45
Nằm trên độ cao khoảng 350m và tựa lưng vào vách núi, Bồng Lai Tự (ấp Tô Trung, xã Núi Tô) trở thành “danh lam thắng cảnh” độc đáo ở núi Cô Tô. Trong những năm chiến tranh, ngôi chùa từng là “cơ sở nuôi quân” khá vững chắc của du kích và bộ đội huyện Tri Tôn, vừa là “trạm giao liên” đáng tin cậy của cán bộ tỉnh An Giang thời bấy giờ.
Bà chủ chùa gan dạ
Bồng Lai Tự được xây dựng khoảng 1945, chênh lệch với thời gian hình thành chùa Vân Long (di tích lịch sử - cách mạng tại vồ Mô Côi, núi Cô Tô) không xa. Hồi ấy, ngôi chùa cất bằng cây và lợp lá, do vị thầy quê quán từ ngọn Mặc Cần Dưng (xã Bình Hoà, huyện Châu Thành) lên đây dựng lên và ở trông coi nhang khói.
Bà Trần Thị Luận (thương binh ¾, ngụ trên núi Cô Tô) kể, mặc dù mưa bom đạn pháo dữ dội và bị giặc đốt phá nhiều lần, nhưng ngôi chùa vẫn được sửa chữa và giữ gìn bàn thờ Tam Bảo tôn nghiêm. “Thầy Mười Khối là người chủ chùa đời thứ hai, thứ ba… gì đó. Rồi, ông bệnh qua đời, mới tới bà Bảy Ân đứng ra trông coi. Suốt thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, một mình bà lo trong, lo ngoài Bồng Lai Tự” – bà Luận nhớ lại. Bà Bảy Ân tên thật là Lê Thị Ân, quê quán xã Bình Hòa, huyện Châu Thành.
Bà Trần Thị Luận (thương binh ¾, ngụ trên núi Cô Tô) kể, mặc dù mưa bom đạn pháo dữ dội và bị giặc đốt phá nhiều lần, nhưng ngôi chùa vẫn được sửa chữa và giữ gìn bàn thờ Tam Bảo tôn nghiêm. “Thầy Mười Khối là người chủ chùa đời thứ hai, thứ ba… gì đó. Rồi, ông bệnh qua đời, mới tới bà Bảy Ân đứng ra trông coi. Suốt thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, một mình bà lo trong, lo ngoài Bồng Lai Tự” – bà Luận nhớ lại. Bà Bảy Ân tên thật là Lê Thị Ân, quê quán xã Bình Hòa, huyện Châu Thành.
Thời kỳ chiến tranh ác liệt, nói tới vách Suối Vàng (núi Cô Tô) thì từ người dân đến du kích, bộ đội, cán bộ… cũng đều sợ. Vậy mà, bà Bảy Ân “một mình” bám trụ ngôi chùa, vững chãi với sự tàn sát khốc liệt ở chốn non cao! Nhắc lại kỷ niệm xưa, ông Đặng Văn Xuân (thương binh ¾, xã Núi Tô) còn nhớ quang cảnh Bồng Lai Tự và hình ảnh bà Bảy Ân như vừa mới gặp. “Tôi không nằm chung… đường dây này, nhưng biết Bồng Lai Tự là hậu phương… tại mặt trận vách Suối Vàng. Do đây là chỗ anh em mình liên lạc, đôi khi nghỉ tạm chờ chuyển tiếp, sau những trận đánh nhừ tử thì mọi người lại tụ họp về chùa…” – hồi còn công tác ở huyện Tri Tôn, ông Xuân nói. Bấy giờ, núi Cô Tô đâu có mấy ngôi chùa, hễ “mốc nối” được là quý lắm, vừa có chỗ nơi ẩn núp, vừa đảm bảo cho quá trình tích trữ lương thực, thực phẩm, thuốc men và hậu cần các thứ.
Đại tá Lê Thành Cư – Anh hùng LLVTND (cán bộ hưu trí xã An Hảo) cho hay, trong những năm chiến tranh chống Mỹ cứu nước, mỗi khi nhắc tới Bồng Lai Tự (núi Cô Tô) thì hầu hết cán bộ đều biết, nhất là huyện ủy Tri Tôn lại càng quen thuộc. Bởi, vị thế ngôi chùa độc đáo ở chỗ, mặt tiền ngó về đồng bằng hai xã Núi Tô và Cô Tô, còn sau hậu lại tựa lưng vào vách núi. Nhờ vậy, tầm quan sát địa hình rất rộng, cơ sở hoạt động thuận lợi và tương đối an toàn. “Thời kỳ đó, Bồng Lai Tự được tổ chức đánh giá rất cao, xem như một cơ sở bán công khai. Anh em khắp nơi cứ tụ họp về đây, cơm nước có một tay bà Bảy Ân lo hết” – Đại tá Lê Thành Cư kể. Ai cũng quý mến bà Bảy Ân, Nhà nước ghi nhận công lao bà trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, với tấm Huy chương Hạng nhất và Huân chương Hạng nhì.
“Bấy giờ, núi Cô Tô đâu có mấy ngôi chùa, hễ “mốc nối” được là quý lắm, vừa có chỗ nơi ẩn núp, vừa đảm bảo cho quá trình tích trữ lương thực, thực phẩm, thuốc men và hậu cần các thứ…” – Đại tá Lê Thành Cư, Anh hùng LLVTND – cán bộ hưu trí vùng Bảy Núi, nói. |
Lá rụng cũng… về cội
Bà Bảy Ân (Lê Thị Ân) qua đời cách nay trên 20 năm và hưởng thọ hơn 80 tuổi. Bồng Lai Tự vẫn được người đời tôn kính như thuở nào, trở nên thu hút người hành hương và du khách từ khắp nơi viếng núi Cô Tô. Nhiều chuyện kể về bà giống hệt huyền thoại ở chốn non cao. Bà Lê Thị Út (vợ liệt sĩ Nguyễn Văn Liêm, hy sinh năm 1964) hiện ngụ chợ Bình Hòa (huyện Châu Thành) xởi lởi: “Nhờ bà Bảy Ân, mà ba đứa con của tui còn sống nguyên vẹn đến giờ này. Trong đó, có thằng thứ tư là Nguyễn Văn Mọng bị lính Mỹ bắt, rồi đưa đi cô nhi viện ở cù lao Giêng cho đến 30-4-1975 mới được đoàn tụ”. Sự việc xảy ra lâu lắm, có kẻ quên, người nhớ, nhưng đối với bà không bao giờ nén được vết thương lòng!
Đó là đầu mùa mưa 1960, vào một sáng tinh sương, Nguyễn Văn Liêm và Lê Thị Út từ lò ảng bò ra sớm và gởi 3 đứa con cho bà Bảy Ân. Vợ chồng tức tốc lội qua Ô Lâm gánh gạo, muối về phục vụ bộ đội huyện Bảy Núi. Khi nắng lên chưa ráo ngọn cỏ, bọn lính từ Xà Tón đột ngột đổ bộ lên càn quét, đốt phá Bồng Lai Tự hòng tìm ra… tên Việt cộng Nguyễn Văn Liêm? Trước tình thế nguy ngập, bà Bảy Ân chỉ kịp bồng hai đứa lớn chui vào lo ảng (hang) thoát thân, còn bỏ lại Nguyễn Văn Mọng (mới biết đi chập chững) và cứ tưởng sẽ… không đến nỗi! Nào ngờ, sau mấy tiếng đồng hồ lùn sụt, không tìm ra mánh mối thêm, bọn lính ẵm thằng bé về luôn chợ Xà Tón. “Tới nửa đêm, vợ chồng mới dám về chùa và biết được thằng Mọng bị lính Mỹ bắt đi. Tui với ổng đâu dám ra mặt nhìn con. Bấm bụng chịu đựng!” – bà Út nói, mà như đang khóc. Một ngày, hai ngày, rồi lại đến ngày thứ ba chẳng thấy ai đến nhìn con, bọn chúng liền đưa Nguyễn Văn Mọng về dòng tu Chúa Quan Phòng (cù lao Giêng, huyện Chợ Mới).
Bà Trần Thị Luận (thương binh ¾, ngụ trên núi Cô Tô) bảo, hồi đó ở chợ Xà Tón này có bà mụ Hứa có người em đi tu bên cù lao Giêng, thấy vậy chòm xóm xúm nhau nói tiếp và nhờ… tìm lại đứa bé. Thương tình, bà ấy nhận lời và chỉ được sang nhìn lén, tìm cách “bấm tai” làm dấu.
Năm tháng trôi qua, Nguyễn Văn Mọng đi khắp các dòng tu ở Sài Gòn, Long Thành, Vũng Tàu và ra tận ngoài Đà Nẵng. “Ngày 30-4-1975 sắp cận kề, thằng Mọng cũng chuẩn bị xuống tàu sang Mỹ. Một lần nữa, bà mụ Hứa ở chợ Xà Tón lại giúp đưa nó trở về với tui. Mẹ con sum họp, phải nói hết sức mang ơn…” – bà Út xúc động.
Do chiến tranh khiến tuổi thơ Nguyễn Văn Mọng lưu lạc, khi lớn lên lại bồng bềnh theo con nước lớn ròng, rốt cuộc rồi cũng “trụ hình” bên cạnh Bồng Lai Tự, cùng vợ mua bán nhỏ và canh tác cả chục công vườn rừng. Năm nay, Nguyễn Văn Mọng được 58 tuổi, cuộc đời anh lắm gian truân giống như huyền thoại Bồng Lai Tự trên đỉnh núi Cô Tô, tỉnh An Giang.
Năm tháng trôi qua, Nguyễn Văn Mọng đi khắp các dòng tu ở Sài Gòn, Long Thành, Vũng Tàu và ra tận ngoài Đà Nẵng. “Ngày 30-4-1975 sắp cận kề, thằng Mọng cũng chuẩn bị xuống tàu sang Mỹ. Một lần nữa, bà mụ Hứa ở chợ Xà Tón lại giúp đưa nó trở về với tui. Mẹ con sum họp, phải nói hết sức mang ơn…” – bà Út xúc động.
Do chiến tranh khiến tuổi thơ Nguyễn Văn Mọng lưu lạc, khi lớn lên lại bồng bềnh theo con nước lớn ròng, rốt cuộc rồi cũng “trụ hình” bên cạnh Bồng Lai Tự, cùng vợ mua bán nhỏ và canh tác cả chục công vườn rừng. Năm nay, Nguyễn Văn Mọng được 58 tuổi, cuộc đời anh lắm gian truân giống như huyền thoại Bồng Lai Tự trên đỉnh núi Cô Tô, tỉnh An Giang.
Phan Trọng Ân