Kiến thức

Im lặng sấm sét: Vô ngã

Thứ hai, 11/12/2020 02:21

Ngoại đạo Bà la môn hỏi đức Phật 3 lần người có Ngã không? Đức Phật im lặng không trả lời. Cái im lặng sấm sét này được kinh Phật ghi lại trong Tương ưng bộ kinh (Samyutta Nikaya, 400).

Đức Phật 'im lặng' để trả lời có tự ngã không?

Vô ngã tướng là đề cao duyên khởi nên đạo Phật là đạo diệt khổ.

Vô ngã tướng là đề cao duyên khởi nên đạo Phật là đạo diệt khổ.

Phương Tây từ thế kỷ thứ 18 đã từng phát huy cái ngã cái tôi của con người như “tôi suy tư là tôi hiện hữu”. Từ đó đến nay người Phuơng tây phát triển cái tôi, đưa đến tôn trọng cái tính riêng biệt cũa cái tôi từ triết lý đến luật pháp. Nhưng đạo Phật lại diệt ngã thì làm sao mà hoằng pháp cho người phương Tây tu theo Phật được? Làm sao giải thích được ý nghĩa diệt ngã của đức Phật? Vậy ta có thể giải thích là không phải ngã?

Khi người ngồi thiền định dưới cội bồ đề 49 ngày, người đạt giác ngộ và đập tay xuống đất mà nói ta đạt được chánh đẵng chánh giác do trời chứng, ta chứng và đất chứng. Rồi người bảo: này hỡi anh thợ xây nhà, ta đã tìm ra được ngươi, ta sẽ phá bỏ toàn bộ căn nhà từ cột kèo các vách, mái che phá hết để ngươi không còn nhốt được ta nữa. Người thợ xây nhà ấy là 5 uẩn: sắc thọ tưởng hành thức. Sau đó người mới giảng bài pháp luân vô ngã tướng, đó là thuyết duyên khởi rất quan trọng theo suốt đạo Phật: cái này có cái kia có cái này diệt cái kia diệt, vạn vật không có tự tính tự nhiên mà có hiện hữu, chúng dựa vào nhau mà hiện hữu gọi là làm duyên cho nhau.

Thuyết duyên khởi ra đời và phát triển trong suốt đạo Phật gồm có 4 thuyết duyên khởi, nghiệp cảm duyên khởi, chân như duyên khởi, a lại da duyên khởi và cuối cùng là trùng trùng duyên khởi là Pháp giới duyên khởi. Câu hỏi được đặt ra là ai chịu trách nhiệm cho nghiệp lực dẫn đi đầu thai? Ai tu tập đi bằng con thuyền bát nhã đến bên kia bờ? Ai chèo thuyền đi? Ai chứng đắc chánh đẵng chánh giác? Ai giác ngộ? Nếu không có cái Tôi. Đạo Phật khởi đầu bằng vô ngã tướng rồi đi đến đại thừa là phát triển tánh không và duy thức nói về tâm. Tánh không cũng phát huy cái do duyên mà hội tụ và duy thức nói về Tâm cùng xác định thêm về giả danh của vạn pháp. Như vậy không có ai chịu trách nhiệm cho nghiệp quả hay chứng đắc, vì bản chất của chúng ta và vạn pháp chung quanh ta là không.

Vô ngã vô ưu là gì? Ý nghĩa của vô ngã vô ưu

Từ bi làm công quả chính là diệt ngã một cách thiết thực nhất.

Từ bi làm công quả chính là diệt ngã một cách thiết thực nhất.

Đạo Phật đưa ra hai góc nhìn tục đế và chân đế. Tục đế là cái nhìn của tương đối và hiện hữu còn chân đế là cái nhìn của tuyệt đối. Ta không thể giảng chân đế cho người đang ở tục đế để hiểu thấu chân đế được. Người ấy phải kinh qua quá trình tu tập và thực hành để đạt được tánh giác, thì mới hiểu thấu chân đế. Khi đó họ sẽ hiểu tánh cách vô ngã của chúng sanh và vạn pháp. Khi Cấp Cô Độc hấp hối trên giường bệnh gần chết, đức Phật cử Xá lợi Phất, đại đệ tử của Đức Phật nổi tiếng là người thông minh nhất đến giáo huấn khai thị tiễn đưa Cấp Cô Độc. Ngài nói: này hỡi Cấp Cô Độc, ông đã học theo Phật giảng về 5 uẩn, sự cấu tạo thành của nó do duyên mà ra, nay duyên diệt thì nó sẽ bị tiêu diệt, vậy 5 uẩn sẽ tan rã thì ông hãy trả các uẩn đó về cho chính nó như trả các pháp về lại cho pháp, đừng bám víu vào nó nữa. Ông hay chết đi cho 5 uẩn đi về lại của chính nó đi, chết tức thì và chết tận sâu cho 5 uẩn tiêu tan. Cấp Cô Độc ngộ đạo và chết thành A la Hán.

Vô ngã trong kinh Pháp Cú

Vô ngã tướng là đề cao duyên khởi nên đạo Phật là đạo diệt khổ, muốn diệt khổ là biết nó là không có cái tôi nên được diễn giải là không là tôi, không là của tôi và không là tự ngã của tôi tức là không là một phần trong cái tôi như bàn tay chân. Vì đi tu việc đầu tiên là giữ giới và diệt ngã sau mới đến trí tuệ giác, tu hành tinh tấn và từ bi. Khong diệt được ngã là không bao giờ từ bi với mọi người. Từ bi làm công quả chính là diệt ngã một cách thiết thực nhất.

Ngoại đạo Bà la môn hỏi đức Phật 3 lần người có ngã không? Đức Phật im lặng không trả lời. Cái im lặng sấm sét này được kinh Phật ghi lại: Trong Tương ưng bộ kinh (Samyutta Nikaya, 400) có một đoạn kể rằng một hôm có một vị Sa-môn, Vacchagotta, đến hỏi Đức Phật: “Có tự ngã phải không, thưa ngài Gotama?”. Đức Phật giữ im lặng. Vacchagotta hỏi lại một lần nữa: “Như vậy thì không có tự ngã phải không?”. Đức Phật vẫn giữ im lặng. Sau khi Vacchagotta bỏ đi rồi, Ananda mới hỏi Đức Phật tại sao Ngài lại không trả lời. Đức Phật lúc bấy giờ mới giải thích: “Nếu Ta trả lời là có, có tự ngã, thì “Vô ngã”? tức là Ta ủng hộ thuyết vĩnh cửu của đạo Bà-la-môn; nếu Ta trả lời là không, không có tự ngã, thì tức là Ta đi theo thuyết hư vô. Hơn nữa nếu trả lời có, thì làm sao phù hợp với sự hiểu biết của Ta là mọi pháp đều không có tự ngã? Và nếu Ta trả lời không, thì Ta sẽ đặt Vacchagotta trong một tình trạng vô cùng bối rối, vì ông ấy trước kia tưởng mình có ngã sẽ than vãn vì đã đánh mất ngã rồi. Để trả lời cho Vacchagotta, chúng ta nghiên cứu tài liệu tham khảo để có câu trả lời.

(Còn tiếp) 

loading...