Chùa Việt

Khám phá ngôi chùa lâu đời nhất của người Hoa tại TPHCM

Thứ bảy, 07/03/2023 07:40

Chùa ông Bổn toạ lạc tại quận 5 - khu vực đông người Hoa sinh sống. Đây là một trong những ngôi chùa miếu, có lịch sử lâu đời nhất của người Hoa ở TPHCM.

Chùa ông Bổn còn có tên là miếu Nhị Phủ  (Hội quán Nhị Phủ), nơi đây do người Hoa xây dựng trên đất Đề Ngạn xưa (nay là Chợ Lớn) vào khoảng đầu thế kỷ 18. Tọa lạc tại số 264 đường Hải Thượng Lãn Ông, phường 14, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.

Khám phá ngôi chùa lâu đời nhất của người Hoa tại TPHCM. Ảnh: Ngô Việt Anh

Khám phá ngôi chùa lâu đời nhất của người Hoa tại TPHCM. Ảnh: Ngô Việt Anh

Nhị Phủ Miếu thờ Ông Bổn, tức Chu Đạt Quan là một viên quan nhà Nguyên (Trung Quốc) được người Phúc Kiến (gốc Hoa) ở TP.HCM tôn là Bổn Đầu Công – vị thần bảo vệ đất đai và con người vùng Chợ Lớn. Hằng năm, miếu mở nhiều lễ hội, đặc biệt hai ngày lễ hội lớn nhất trong năm là hội rằm tháng Giêng và tháng Tám – ngày sinh và ngày hoá của Ông Bổn.

Hình ảnh đằng sau Chùa Ông Bổn được vẽ rất công phu. Ảnh: Cát Tiên

Hình ảnh đằng sau Chùa Ông Bổn được vẽ rất công phu. Ảnh: Cát Tiên

Miếu Nhị Phủ tọa lạc trong một khuôn viên rộng, kiến trúc tổng thể theo hình chữ "Khẩu", gồm bốn dãy nhà dài, vuông góc nhau, khoảng trống ở giữa tạo nên sân thiên tỉnh. Mỗi khối nhà đều có một lớp mái riêng, lợp ngói ống, diềm mái lợp bằng ngói men xanh. Tiền điện có hai tầng mái, trang trí công phu.

Chùa ông Bổn thu hút nhiều du khách đến tham quan và lễ bái, đặc biệt là các du khách người Hoa. Ảnh: Cát Tiên

Chùa ông Bổn thu hút nhiều du khách đến tham quan và lễ bái, đặc biệt là các du khách người Hoa. Ảnh: Cát Tiên

Miếu Ông Bổn hiện còn lưu giữ nhiều liễn đối và hoành phi bằng gỗ, có niên đại từ năm 1864 – 1901. Ngoài ra, miếu còn hai quả chuông, một bằng đồng và một bằng gang. 

Nơi chính điện thờ của Nhị Phủ miếu, ngoài việc được trang trí nhiều câu đối, hoành phi, bình phong thời cổ đại, nơi đây còn lưu giữ một số hiện vật quý như: trống chầu, chuông cổ, tượng kỳ lân bằng đá... tạo sự tò mò, thích thú cho khách du lịch phương xa, nên đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là một di tích văn hóa, lịch sử cấp quốc gia.

Hình ảnh bên trong Chùa Ông Bổn. Ảnh: Ngô Việt Anh

Hình ảnh bên trong Chùa Ông Bổn. Ảnh: Ngô Việt Anh

Bên cạnh giá trị về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hiện vật cổ nơi đây còn có một giá trị khác, đó không chỉ là nơi đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng mà còn là nơi quy tụ và tương trợ lẫn nhau của bà con người Việt gốc Hoa (Phúc Kiến).

loading...