Chùa Việt
Khánh Hòa: Chùa cổ An Dưỡng ở vùng quê Vĩnh Thái yên bình
Chủ nhật, 11/03/2014 09:30
Từ Trung tâm thành phố Nha Trang, dọc theo đường 23 tháng 10 về hướng Nam khoảng 3 km, qua khỏi cầu Dứa, đến ngã rẽ hương lộ Vĩnh Thái rẽ trái, rồi rẽ phải đi về hướng Nam khoảng 2 km nữa là đến chùa An Dưỡng.
Vô Ưu Các, chùa cổ An Dưỡng, Thái Thông, Vĩnh Thái, Nha Trang (Khánh Hòa) |
Chỗ làm nhà của chỗ trồng ngô khoai
Vẳng nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò.
(Sông Lấp- Tú Xương)
Tháp Tổ Khai sơn Thiệt Phú |
Theo Đại Nam Nhất Thống Chí: "Tấn Cửa Bé Cù Huân ở cách huyện Vĩnh Xương 29 dặm về phía đông nam cửa lạch rộng 190 trượng, thủy triều lên sâu 6 thước, thủy triều xuống sâu 4 thước. Ngoài cửa có hòn Lam Nguyên, hòn Tằm, hòn BaLa, hòn Lớn, hòn Môn, các đảo này bao quanh, tàu thuyền tụ tập. Gió Bắc thì tàu đổ phía Nam núi, gió tây tàu đổ phía bắc núi, đều được an ổn. Gần đó có thôn Trường Tây".
Theo đọan văn trên thì có thể Ngài Thiệt Phú từ Ninh Hòa, theo thương thuyền địa phương để vào Diên Khánh hóa đạo, thuyền đi vào ngã Cửa Bé Cù Huân theo sông Ngư Trường tiến lên Diên Khánh. Khi đi ngang qua vùng đất Vĩnh Thái, Ngài phát hiện thấy đây là cuộc đất sơn thủy hữu tình có thể kiến tạo chùa để hoằng hóa Phật pháp. Nhân đó Ngài dừng bước vân du ở lại đây lập chùa tu niệm và độ sinh.
Xét về mặt phong thủy, Chùa An Dưỡng tọa lạc trên một thế đất, sau lưng có hòn Dữ, hòn Ngang (xã Diên Điền) ở về hướng tây bắc làm "huyền vũ", tiền diện là hướng đông nam, gần thì có sông Ngư Trường làm "minh đường", xa thì có hòn núi Cấm làm án phong (núi Cấm thuộc địa phận thôn Thái Thông).
Bên hữu có dãy Cửu Khúc sơn chạy từ núi Bộc Bố (dân gian thường gọi núi Bộc Bố là Suối Đổ) theo hướng đông nam xuống đến núi Giáng Hương, tức "hữu bạch hổ". Bên tả có dãy núi hòn Thơm (xã Vĩnh Ngọc), cũng theo hướng đông nam xuống hòn Sạn, và dãy núi Cù Lao tạo nên thế "tả thanh long". Theo thuật phong thủy thì đây là một cuộc đất "đắc địa’.
Nhà Tây, chùa cổ An Dưỡng |
Tạm dịch:
HT.Thích Tâm Trí, trụ trì chùa cổ An Dưỡng, Vĩnh Thái Nha Trang |
Ngài Chương Huấn và việc in kinh Đại khoa Du Già
Ngài là người tổ chức in Kinh tại Chùa An Dưỡng, một Ngài làm nên một "kỳ tích cho Phật giáo Khánh Hòa", thế nhưng không thấy long vị của Ngài nơi Tổ đường. Ngài Chương Huấn thuộc đời 38 của dòng Thiền Chúc Thánh (Quảng Nam). Không rõ Ngài về trụ trì Chùa An Dưỡng năm nào, sau đó viên tịch tại đâu? Chỉ biết vào năm Minh Mạng thứ 13, Ngài tổ chức in Kinh "Đại Khoa Du Già "tại Chùa An Dưỡng. Năm 1993 nhân đi Diên Khánh, Thượng tọa Thích Tâm Trí được Hòa thượng Thích Như Pháp - trú trì chùa Thiên Lộc, xã Diên An (Diên Khánh) trao cho một bản in photocopy với những hàng chữ Hán:
"Đại Việt Quốc, Diên Khánh phủ, Vĩnh Xương huyện, Xương Hà tổng, Thái An xã tức hữu:
- An Dưỡng tự húy Chương Huấn , tự Tông Giáo trú trì thủ hộ Kinh.
- Long Quang tự, húy thượng Liểu hạ Đạt tự Bảo Hưng đại sư truyền thọ.”
Tạm dịch :
(Xã Thái An, tổng Xương Hà, huyện Vĩnh Xương, phủ Diên Khánh, nước Đại Việt có: Thích Chương Huân, tự Tông Giáo trú trì chùa An Dưỡng in ấn bảo hộ kinh. Hòa thượng Thích Đạo Nguyên, hiệu Viên Dung, trú trì chùa Thiên Lộc chứng minh "việc in Kinh". Đại sư Thích Liểu Đạt, tự Bảo Hưng, tọa chủ chùa Long Quang phát hành kinh.)
Khổ giấy 17x27. Kinh có cả thảy chín mươi ba (93) tờ kép, 186 tờ đơn… Phần chú giải những điều quan yếu trong Kinh trang áp chót ghi: "Minh Mạng thập tam niên, tuế thứ Nhâm thìn, ngũ nguyệt, sơ tam nhật (Ngày mồng ba tháng năm, năm Nhâm thìn, Minh Mạng thứ mười ba”
Khu vườn tháp chùa cổ An Dưỡng |
Ngài có rất nhiều đệ tử xuất gia, nhưng hiện giờ chỉ biết được hai vị: một là Ngài Chơn Dương, được cử giữ chức trụ trì chùa Kim Sơn ở thôn Ngọc Hội, xã Vĩnh Ngọc, huyện Vĩnh Xương (hiện nay là tp.Nha Trang), hai là Ngài Chơn Tạo, được cử giữ chức trụ trì Chùa Huê Quang ở thôn Vĩnh Điềm Trung, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Xương (Nha Trang).
Công cuộc trùng tu Chùa An Dưỡng năm 1893:
Tháp HT.Thích Trừng Minh - Hữu Thế |
Ngài Trừng Minh và tinh thần yêu nước kháng Pháp:
Năm 1971, Ngài kể lại một trong những việc làm quả cảm hiếm có với một nhà Sư. Đó là việc Ngài mắc võng cưa đà cầu. Đầu thôn Thái Thông có một cây cầu gọi là cầu Dài, cầu do người Pháp làm để họ hành quân chận đánh Việt Minh ở mật khu Đồng Bò với chủ đích là cưa đứt tất cả các cây đà cầu để "xe hơi của mấy thằng Tây trong đồn Thủy Tú chạy ra sụp xuống cho toi mạng", nhưng việc chưa thành.
Ngài bị lính Pháp phát hiện và bắt đánh cho một trận nhừ tử. Sau đó chúng dẫn Ngài lên huyện Vĩnh Xương ở Phú Vinh giam và tiếp tục tra tấn.Việc này tất cả các bô lão trong làng đều xác nhận là có thực. Ngoài ra, Ngài Trừng Minh còn đứng ra vận động dân trong làng góp gạo, mắm, heo, gà, thuốc men cho lực lượng kháng chiến. Có lần, cả năm mẫu ruộng, chùa gặt hái lên được bao nhiêu, Ngài hiến tất cho kháng chiến nuôi quân…
Chùa An Dưỡng với công cuộc trùng tu vào những năm 1974 và năm 1985
Sau khi ngài Trừng Minh viên tịch (1973), bổn đạo trong thôn Thái Thông thỉnh Hòa thượng Thích Như Ý về trụ trì, hòa thượng hứa khả nhưng không trực tiếp chăm lo tại chùa, mà cử đệ tử về quán xuyến mọi việc. Đến năm 1974, chùa An Dưỡng bị hư hại nghiêm trọng, nên hòa thượng Thích Như Ý cùng dân làng Thái Thông tiến hành đại trùng tu, công việc chỉ mới xây xong phần nền móng với kích thước 12x14m thì miền Nam Việt Nam được giải phóng.
Cuối năm 1975, thượng tọa Thích Tâm Trí được hòa thượng Thích Như Ý cử về trụ trì thì chùa đang trong tình trạng đổ nát trầm trọng, ban đêm cửa chùa không thể đóng được vì bị hư, nhà đông, nhà tây và nhà trù tất cả đều bị xuống cấp… Nhưng rồi một liều ba bảy cũng liều, năm 1985 bổn đạo đa số là các lão ông cùng thượng tọa Thích Tâm Trí một mặt lo xin phép chính quyền, mặt khác lo tháo dở toàn bộ ngôi Chánh điện.
Đúng là cái gì đến rồi sẽ đến, đó là niềm vui khi nhận được sự cho phép của chính quyền, không phải trùng tu mà cất mới hoàn toàn trên phần móng đã được xây từ năm 1974. Tuy khó khăn có thừa, nhưng nhờ sự phò trợ của Phật, Tổ cũng như sự cúng dường tịnh tài của Phật tử xa gần, nên việc xây dựng từng bước được hoàn thành với một ngôi chùa kiểu dáng cổ lầu, có mái uốn cong, bên trên nóc có "rồng bay phượng múa".
Năm 1987 Thượng tọa trú trì tận dụng cây gỗ của chùa cũ để phục chế lại ngôi chùa xưa để dùng vào việc thờ tổ và thờ tiên linh. Năm 1989, cất lại nhà đông và nhà trù, nhưng không cất trên nền cũ mà cất trên nền mới và xoay theo hướng chánh nam với chùa cũ. Điều cần ghi nhận là khi đào phá nền nhà đông và sau này (1997) là nhà tây, thì bên dưới nền độ 25cm lại có một nền nhà, mặt nền có nơi còn bằng phẳng và cả 4 viên đá tán trụ vẫn nằm y nguyên ở 4 vị trí giữa nền. Như vậy đây lần thứ ba chùa xây dựng lại.
Năm 1990, xây Vô Ưu Cát kiểu lục giác, một cột nằm giữa hồ sen với diện tích 14x24. Năm 1996, xây nhà Tăng. Năm 1997 cất lại nhà Tây. Năm 1998, Thượng tọa trụ trì cử hành Đại lễ Khánh thành, thể theo nguyện vọng của bổn đạo trong làng, và công cuộc trùng tu tôn tạo chùa An Dưỡng đến nay tạm thời ổn định.
Trú trì chùa An Dưỡng từ năm 1975 đến nay Hòa thượng Thích Tâm Trí, đời thứ 43 dòng Thiền Lâm tế Liễu Quán. Hòa thượng có công đại trùng tu, kiến thiết xây dựng ngôi chùa An Dưỡng phạm vũ huy hoàng trang nghiêm tú lệ. Xứng tâm với ngôi chùa cổ trên 300 năm.
Bia Di tích Lịch sử Văn Hóa cấp tỉnh |
Thật đúng là:
(Các pháp trong Vũ trụ không có pháp nào độc lập sinh khởi, mà các pháp phải tương duyên với nhau mới sinh khởi được. Cũng thế, sự tu hành cũng không phải là sự hư dối, không tưởng, mà sự tu hành sẽ được ứng nghiệm khi gặp cảnh ngộ thích nghi và tối cần)
Nhà Đông do HT.Thích Tâm Trí xây dựng |
Cây Bồ đề phía trước sân chùa |
Hồ sen bao quanh Vô Ưu Các |
Chánh điện chùa cổ An Dưỡng, thôn Thái Thông, xã Vĩnh Thái, Nha Trang (Khánh Hòa) |
Trí Bửu lược soạn theo bài viết của HT.Thích Tâm Trí, trụ trì chùa An Dưỡng - Tháng 3/2014