Hỏi - Đáp

'Khi tâm thanh tịnh thấy các Pháp đều thanh tịnh' là như thế nào?

Chủ nhật, 28/02/2022 03:18

Thưa Thầy như thế nào là thấy "Khi tâm thanh tịnh thấy các Pháp đều thanh tịnh"?

Hỏi:

Thưa Thầy như thế nào là thấy "Khi tâm thanh tịnh thấy các Pháp đều thanh tịnh"?

Khi tâm thanh tịnh thì thấy đúng là các Pháp đều thanh tịnh, tinh khiết, và thấy cái gì cũng đều hoàn hảo.

Khi tâm thanh tịnh thì thấy đúng là các Pháp đều thanh tịnh, tinh khiết, và thấy cái gì cũng đều hoàn hảo.

Trả lời:

Khi tâm thanh tịnh là thấy mọi chuyện diễn ra đều hoàn toàn đúng với nhân quả, với sự vận hành của Pháp. Như người uống rượu thì say, ăn nhiều thì no, cây xoài ra trái xoài v.v... Còn trong cơ thể con người thì tim tự đập, máu tự chảy, bao tử tự tiêu hoá, uống thuốc độc thì chết v.v... tất cả đều hoàn hảo.

Có thể nói cách khác: Khi tâm không thanh tịnh thì thấy các pháp không thanh tịnh, nên mới có câu “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Nhưng khi nào tâm thanh tịnh trong sáng thì liền thấy cái gì cũng tịch tịnh: “Chư Pháp tùng bản lai, thường tự tịch diệt tướng”.

Khi tâm thanh tịnh thì thấy đúng là các Pháp đều thanh tịnh, tinh khiết, và thấy cái gì cũng đều hoàn hảo. Cho nên, sau khi Chứng Quả đức Phật im lặng, không muốn nói gì cả. Hiểu được ý này Thiền Tông nói “há miệng mắc quai”, vì đã nói ra khó mà diễn đạt được sự thật, nhưng để chỉ bày cho người khác tự thấy ra sự thật thì tạm thời phải dùng ngôn ngữ để nói, hay có người yêu cầu mới nói.

Cho nên tại sao trong giới luật khi thuyết Pháp phải có người thỉnh mới được nói. Không có chân lý nào nói ra được mà phải tuỳ chỗ tuỳ lúc và tuỳ nhu cầu mới phải nói thôi. Như Aṅgulimāla là tên sát nhân giết hàng trăm nạn nhân nhưng Phật vẫn không nói gì cho đến lúc ông rượt theo Ngài để giết người cuối cùng, buộc Ngài dừng lại, lúc đó Ngài mới nói và chỉ lúc đó Aṅgulimāla mới có thể hiểu được Ngài nói gì.

Thực ra, dù có người giác ngộ hay không thì Pháp tánh vẫn thanh tịnh, nên đức Phật nói: “Dù Như Lai ra đời hay không ra đời thì Pháp vẫn vậy”.

loading...