Kiến thức

Không nên nói nặng lời thành ác khẩu

Thứ ba, 25/04/2021 11:11

Ác khẩu tức nói lời ác, lời cay độc để nhục mạ, đe dọa người khác, tốt nhất không nên nói, vì một khi nói ra sẽ gây tổn thương người khác.

Trong cuộc sống, để đánh mạnh vào tâm lí con cái, học trò các bậc phụ huynh, thầy cô giáo có thể nói nặng lời với mong muốn người nghe sẽ sửa sai, chừa bỏ thói hư tật xấu. Khi nói nặng lời có thể dùng ngữ điệu nghiêm khắc, lớn giọng hơn nhưng chưa hẳn đó là ác khẩu. Cũng có trường hợp nói nặng lời thành ác khẩu, khi đó sẽ gây tổn thương lớn đến người nghe, nhất là các em nhỏ. Ví dụ có người giận con, nhất thời không kìm được lớn tiếng mắng “mày chết đi”, lời trách mắng đã thành ác khẩu.

Nhiều người đến hỏi tôi về cách nuôi dạy con, có người hỏi “con tôi ham vui, không chịu học, không vâng lời, thầy bảo tôi phải dạy thế nào, có nên đánh mắng?”. Tôi nói, đánh hay mắng đều không tốt, chỉ nên tìm lúc thích hợp nói nặng lời để thức tỉnh là được. Có trường hợp tôi khuyên rằng các bậc phụ huynh nên nói với con “bố mẹ không thể ở mãi suốt đời bên con được, nếu lỡ bố mẹ không còn nữa, tương lai của con phải do con nỗ lực, phải tự lập”. Nói nặng lời nhưng hợp lí hợp tình, đúng nơi đúng lúc sẽ có tác dụng mạnh hơn chửi bới đánh đập. Nói có lí giúp con trẻ hiểu điều gì nên làm, điều gì không nên, giúp chúng ý thức được bản thân nhất định chúng sẽ biết cố gắng.

Luật nhân quả đối với người ác khẩu

Chúng ta cần nói lời dịu nhẹ, dễ nghe, nói khiêm tốn, tôn trọng người nghe thay cho cách nói nặng lời, lớn tiếng, đấy mới là bình thường.

Chúng ta cần nói lời dịu nhẹ, dễ nghe, nói khiêm tốn, tôn trọng người nghe thay cho cách nói nặng lời, lớn tiếng, đấy mới là bình thường.

Tôi có quen một người, khuyên thế nào anh cũng không chịu quy y Tam bảo nhưng hay đi chùa, hay tìm hiểu kinh phật và thường nói chuyện với tôi, có lần tôi nói “thầy già rồi, chắc sẽ đi trước con, có lẽ khi con như thầy, thầy sẽ không còn ở đây nữa, nếu giờ con không chịu quy y đợi đến khi thầy đi con có muốn cũng không kịp nữa”.

Từ khi nghe tôi nói thế, người đó bắt đầu nghĩ về việc quy y và cuối cùng đã quyết định theo Phật. Lời tôi nói với vị đó lúc ấy không phải là ác khẩu mà chỉ nói nặng lời. Ngoài ra, mắng người không hẳn là ác khẩu, tuy vậy khi mắng do ta thường lớn giọng nên rất dễ gây xung đột, mâu thuẫn. Nói lớn tiếng rất tổn sức nên tôi rất ít nói, trừ trường hợp khẩn cấp hoặc nói để người nghe nâng cao cảnh giác. Trường hợp học trò không nghe lời hoặc phớt lờ lời tôi, tôi thường nói lớn tiếng với họ.

Nói lớn tiếng hoặc nói nặng lời cần đúng lúc, đúng nơi, đúng đối tượng, nếu không rất dễ tạo thành hiểu lầm, gây tổn thương. Bạn bè, đồng nghiệp, cha con, vợ chồng cũng rất dễ mâu thuẫn nhau khi lớn tiếng, nặng lời. Vì “lớn tiếng”, “nặng lời” như liều thuốc mạnh, không nên dùng tùy tiện, thứ nhất sẽ phản tác dụng, thứ hai có khi nhờn thuốc.

Ác khẩu và quả báo

Nói lớn tiếng hoặc nói nặng lời cần đúng lúc, đúng nơi, đúng đối tượng, nếu không rất dễ tạo thành hiểu lầm, gây tổn thương.

Nói lớn tiếng hoặc nói nặng lời cần đúng lúc, đúng nơi, đúng đối tượng, nếu không rất dễ tạo thành hiểu lầm, gây tổn thương.

Lớn tiếng, nói nặng lời là biện pháp bất thường để đối trị trường hợp bất thường, không nên lạm dụng. Chúng ta cần nói lời dịu nhẹ, dễ nghe, nói khiêm tốn, tôn trọng người nghe thay cho cách nói nặng lời, lớn tiếng, đấy mới là bình thường. Bạn sử dụng cách nói “bình thường” hay “bất thường” đều được, điều quan trọng là bạn nên dùng nó lúc nào, dùng cho ai, trong trường hợp nào để nó phát huy tác dụng nhất. Để làm được điều này, đòi hỏi bạn phải có trí tuệ và biết vận dụng linh hoạt.

loading...