Kiến thức

Khuyến tu pháp môn Niệm Phật

Thứ bảy, 03/11/2020 06:05

Từ bậc thượng trí đến hàng hậu học độn căn kém cỏi, cũng đều có thể thực hành pháp môn niệm Phật, đều có thể thành tựu sở nguyện vãng sanh về Tây phương cực lạc, đạt ngôi Bất thối chuyển.

Điều này chứng tỏ pháp môn niệm Phật là pháp môn tối thắng, chẳng thể nghĩ bàn, chỉ có tín nguyện sâu dày, tha thiết chí thành, nhất tâm niệm Phật mới có thể chứng nghiệm sự mầu nhiệm, chứ chẳng thể nào dùng ngôn ngữ lý giải được.

Trong kinh Đại Tập, Đức Phật đã huyền ký: “Thời mạt pháp, muôn ức người tu hành, khó có người được giải thoát, chỉ nương nơi pháp môn niệm Phật mà được thoát khỏi luân hồi”. Trong kinh Niệm Phật Ba La Mật, Đức Phật dạy: “Niệm Phật là pháp môn vi diệu tối thắng đệ nhất mà chư Phật dùng để cứu độ hết thảy chúng sanh. Đây là môn tu thích đáng, kết hợp mọi căn cơ mà chư Phật dùng để đưa hết thảy chúng sanh xa rời nẻo khổ, chứng đắc Niết Bàn tại thế, thành Phật trong một đời” và “Đây là môn tu đại từ bi, đại dũng mãnh mà chư Phật dùng để giúp chúng sanh có được cái tâm bằng tâm chư Phật, có được cái nguyện bằng nguyện chư Phật, mau chóng vượt qua địa vị phàm phu và tự chứng pháp thân từng phần”.

Trong kinh Vô Lượng Thọ, chúng ta được nghe Đức Phật A Di Đà phát đại nguyện: “Chúng sanh ở mười phương nghe danh hiệu Ta, rồi chí tâm tin muốn nguyện sanh về cõi nước của Ta dẫn đến mười niệm, nếu chúng sanh ấy không được sanh, thời Ta không ở ngôi Chánh Giác, trừ kẻ tạo tội ngũ nghịch cùng hủy báng chánh pháp”(Bổn nguyện thứ 18 trong 48 đại nguyện của đức Phật A Di Đà - Kinh Vô Lượng Thọ).

Từ bậc thượng trí đến hàng hậu học độn căn kém cỏi, cũng đều có thể thực hành pháp môn niệm Phật, đều có thể thành tựu sở nguyện vãng sanh về Tây phương cực lạc, đạt ngôi Bất thối chuyển.

Từ bậc thượng trí đến hàng hậu học độn căn kém cỏi, cũng đều có thể thực hành pháp môn niệm Phật, đều có thể thành tựu sở nguyện vãng sanh về Tây phương cực lạc, đạt ngôi Bất thối chuyển.

Pháp tu niệm Phật trong thời Thế Tôn tại thế

Đây chính là những lời vàng ngọc trong kinh điển do Đức Phật Thích Ca thuyết giáo, là đệ tử Phật, lẽ nào chúng ta không tuyệt đối tin tưởng, vâng theo lời Phật dạy? Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật và đức Từ Phụ A Di Đà Phật, đại từ đại bi thương xót chúng sanh còn hơn cha mẹ thương con. Là đệ tử Phật, lẽ nào chúng ta cứ mãi làm đứa con bất hiếu, ngỗ nghịch, để rồi xuôi theo dòng đời tạo tác trả vay trôi lăn trong tứ sanh lục đạo, chuốc lấy khổ đau trong luân hồi sanh tử?

Đại sư Ấn Quang, Tổ sư thứ 13 Tịnh Độ tông, khai thị pháp môn “Trì danh niệm Phật” như sau: “Nhất tâm xưng danh hiệu Phật A Di Đà, điều cần thiết nhất là phải tin sâu chắc, nguyện tha thiết mới cảm thông với Phật, mới có thể quyết định hiện đời ra khỏi Ta bà sanh về Cực Lạc. Phương pháp “Trì danh niệm Phật” thực hành thì rất dễ, thành công lại rất cao. Nếu có thể nhiếp cả sáu căn, tịnh niệm nối nhau, quyết được “Niệm Phật Tam Muội”…

 Nếu như niệm Phật đến chỗ toàn tâm là Phật, toàn Phật là tâm, ngoài tâm không Phật, ngoài Phật không tâm, không niệm mà tự niệm, niệm mà vô niệm, tâm và Phật cả hai đều rõ ràng, năng sở cả hai đều vong, thì diệu lý thật tướng hiện bày, y báo và chánh báo ở Tây phương tròn đầy trong một niệm. Như vậy, ngay nơi “trì danh” mà thấu suốt được thật tướng, chẳng cần quán tưởng cũng thấy Tây phương.

Phương pháp “trì danh” nhiếp cơ rất rộng, lợi ích rất sâu, khế hợp với hàng sơ cơ, độn căn đời mạt pháp. Do vậy từ xưa các bậc thiện tri thức đều chú trọng nơi một môn “trì danh” vì đây là chỗ cùng cực của môn “niệm tha Phật” vậy.

Trì danh niệm Phật là pháp môn tối thắng, chẳng thể nghĩ bàn, chỉ có tín nguyện sâu dày, tha thiết chí thành, nhất tâm niệm Phật mới có thể chứng nghiệm sự mầu nhiệm, chứ chẳng thể nào dùng ngôn ngữ lý giải được.

Trì danh niệm Phật là pháp môn tối thắng, chẳng thể nghĩ bàn, chỉ có tín nguyện sâu dày, tha thiết chí thành, nhất tâm niệm Phật mới có thể chứng nghiệm sự mầu nhiệm, chứ chẳng thể nào dùng ngôn ngữ lý giải được.

Niệm Phật đoạn được phiền não

Khởi tâm niệm Phật cực kỳ quan trọng ở chỗ, phải tha thiết mong cầu liễu sanh thoát tử. Đã tha thiết giải quyết sanh tử, thì đối với sự khổ sanh tử tự sanh tâm nhàm chán; đối với sự vui ở cực lạc tự sanh tâm ưa thích. Như thế thì trong hai điều Tín và Nguyện ngay nơi một niệm đã đầy đủ. Lại thêm chí thành khẩn thiết như con nhớ mẹ mà chuyên cần niệm Phật, thì sức Phật, sức Pháp, sức công đức Tín - Hạnh - Nguyện, ba pháp đều đầy đủ rõ ràng giống như mặt trời giữa hư không, dù có tuyết sương từng lớp dày đặc chẳng bao lâu cũng tự tan rã.

Phương pháp “Trì danh niệm Phật” rất mau công hiệu, đó là “nhiếp cả sáu căn, tịnh niệm nối nhau”. Pháp nhiếp cả sáu căn đó là: Khi niệm Phật, tâm chuyên chú nơi danh hiệu Phật, tức nhiếp Ý căn. Miệng không tạp thoại mà phải niệm Phật cho rõ ràng tức nhiếp Thiệt căn. Tai nghe rành rẽ danh hiệu Phật do mình niệm tức nhiếp Nhĩ căn. Mắt phải khép lại, không nên mở to tức nhiếp Nhãn căn. Mũi cũng không ngửi mùi khác tức nhiếp Tỷ căn. Thân nghiêm trang cung kính tức nhiếp Thân căn. Sáu căn đã nhiếp nên tâm không tán loạn, không vọng niệm. Sáu căn nếu chẳng nhiếp thì tuy có niệm Phật nhưng trong tâm vọng tưởng lăng xăng, như thế khó được lợi ích thiết thực. Nếu thường hay nhiếp sáu căn mà niệm Phật, đó gọi là “tịnh niệm nối nhau”. Thường xuyên giữ được “tịnh niệm nối nhau” thì “nhứt tâm bất loạn” cùng “Niệm Phật Tam Muội” lần lần có thể chứng đắc vậy.

Niệm Phật, điều cần là thường xuyên đặt mình vào trường hợp sắp chết, sắp đọa địa ngục… thời không khẩn thiết cũng tự khẩn thiết. Dùng tâm sợ khổ để niệm Phật ấy là “xuất khổ diệu pháp đệ nhất” cũng là “tùy duyên tiêu nghiệp diệu pháp đệ nhất”. Tâm niệm Phật sở dĩ chẳng qui nhất là do lỗi của tâm đối với sự sanh tử chẳng tha thiết.

Trì danh niệm Phật mà tâm chẳng qui nhất, cần phải nhiếp tâm tha thiết mà niệm, thì mới có thể quy nhất.

Trì danh niệm Phật mà tâm chẳng qui nhất, cần phải nhiếp tâm tha thiết mà niệm, thì mới có thể quy nhất.

Phương pháp kỳ diệu nhất để tiêu nghiệp chướng là niệm Phật

Nếu thường nghĩ sắp bị nước cuốn trôi, lửa thiêu cháy, khó thể cứu vớt và tưởng sắp chết, sắp đọa địa ngục thời tâm tự quyết liệt, tâm tự quy nhất, ngoài pháp “trì danh niệm Phật” ắt sẽ không cầu đến diệu pháp nào nữa cả. Thế nên trong kinh thường nói: “Nhớ khổ địa ngục, phát Bồ đề tâm”. Đây là lời khai thị tối thiết yếu của đức Đại Giác Thế Tôn. Tiếc vì người đời không chịu suy nghĩ điều này. Xét kỹ sự khổ ở địa ngục khổ hơn vô lượng vô biên so với sự khổ của nước trôi, lửa cháy ở thế gian. Trong khi nghĩ đến sự khổ nước trôi lửa cháy ở thế gian thì sanh tâm vô cùng sợ hãi, thế nhưng khi nghĩ đến nỗi khổ ở địa ngục lại lơ là cho rằng không thiết thực. Ấy là suy nghĩ cạn cợt của hầu hết chúng sanh thời mạt pháp!

Khi niệm Phật chưa được nhất tâm, tuyệt đối không nên khởi vọng niệm mong muốn thấy Phật. Khi được nhất tâm rồi, khi đó tâm cùng Phật hợp nhau, tâm cùng đạo hòa nhau, thì muốn thấy Phật sẽ được thấy, chẳng thấy Phật thì cũng không ngăn ngại. Còn như gấp muốn thấy Phật, tâm niệm lăng xăng do vì muốn thấy Phật lâu ngày cố kết nơi tâm sẽ khiến thành bệnh nặng. Bấy giờ oan gia nhiều đời nương nơi vọng tưởng thô tháo này, hiện làm thân Phật để trả oán đời trước. Người tu chỉ cần nhất tâm, lo gì không thấy Phật?

Trì danh niệm Phật cần lấy sự tinh chuyên làm chủ. Nếu khi chưa được nhất tâm, không nên đem vọng tâm thô tháo cầu có sự cảm thông. Tâm nếu được chuyên nhất thì tự có sự cảm thông không thể nghĩ bàn. Đã có cảm thông, tâm lại càng tinh nhất.

Người niệm Phật phải thường xuyên giữ vững tâm niệm cầu vãng sanh, khi báo thân chưa dứt, thì cũng cứ tuỳ duyên mà sống. Nếu gấp vãng sanh, ví như công phu đã thuần thục thì không sao, còn như công phu chưa thành thục mà vọng tâm chấp cầu sẽ trở thành ma cảnh. Vọng niệm này một khi kết thành khối thì nguy hiểm vô cùng.

Phương pháp “Trì danh niệm Phật” rất mau công hiệu, đó là “nhiếp cả sáu căn, tịnh niệm nối nhau”.

Phương pháp “Trì danh niệm Phật” rất mau công hiệu, đó là “nhiếp cả sáu căn, tịnh niệm nối nhau”.

Pháp tu niệm Phật trong kinh điển Phật giáo nguyên thuỷ

Trì danh niệm Phật mà tâm chẳng qui nhất, cần phải nhiếp tâm tha thiết mà niệm, thì mới có thể quy nhất. Pháp nhiếp tâm không gì hơn là “chí thành khẩn thiết”. Nếu tâm chẳng chí thành mà muốn nhiếp thì không thể được. Đã nhiếp tâm rồi mà chưa thuần nhất thì cần phải lắng tai mà nghe cho thật kỹ tiếng niệm Phật. Không luận là niệm ra tiếng hay niệm thầm, tất cả đều phải “niệm niệm từ tâm khởi, tiếng phát ra nơi miệng, rồi tiếng niệm lại vào tai”. Tâm và miệng niệm được rành rẽ, tai nghe cũng rành rẽ rõ ràng, nhiếp tâm như vậy thì vọng niệm tự dứt.

“Niệm Phật thành khẩn cung kính”. Lời này thế gian ai cũng biết nhưng lý này thế gian không ai rõ. Tôi (Đại sư Ấn Quang) vì muốn tiêu tội chướng, muốn báo ân Phật, nên thường “chí thành cung kính niệm Phật”. Đây thật là bí quyết nhiệm mầu để siêu phàm nhập Thánh, liễu sanh thoát tử, nên đối với người có duyên tôi thường hay khuyên nhắc vậy”.

Giới luật không chỉ ngăn sự thô ác bên ngoài, mà từng ngày có khả năng làm sáng tỏ đạo quả. Ai cũng rõ, nhân quả là giềng mối của giới luật, là nền móng của Phật pháp. Nếu người chẳng biết nhân quả và mê muội nhân quả tức là sống ngược với Phật pháp. Người niệm Phật, một khi khởi tâm động niệm thường phải làm cho khế hợp với tâm Phật, thì “Luật giáo, Thiền, Tịnh” cùng một lúc đã thực hành rồi vậy.

Pháp môn trì danh niệm Phật lấy Tín, Nguyện, Hạnh làm cương chỉ, lấy sự “nhiếp cả sáu căn, tịnh niệm nối nhau” làm điều tối yếu khi hạ thủ công phu, lại dùng “tứ hoằng thệ nguyện” thường chẳng lìa tâm, do vậy tâm cùng Phật tương ứng, tâm cùng đạo khế hợp, hiện đời mau vào dòng Thánh, lâm chung thẳng lên thượng phẩm. Như thế chẳng uổng một đời tu hành vậy”.

Đại sư Luyến Tây dạy: “Khi trì danh niệm Phật, chỉ cần khiến âm thanh chẳng dứt, chẳng cần quá để ý đến “nhất tâm bất loạn”. Vì sao? Vì âm thanh chẳng dứt là nhơn, nhất tâm bất loạn là quả. Nhân hạnh nếu chơn thật, đạo quả ắt viên thành, chỗ này gọi là “hình ngay thời bóng thẳng, tiếng hòa thời âm vang”. Đáng tiếc người đời nay, chẳng chuyên cần niệm Phật mà ước mong nhứt tâm bất loạn. Há chẳng phải như “chim không cánh mà muốn bay, cây không rễ mà muốn xanh tốt”.

Diệu Hiệp Thiền sư khuyên: “Nếu có thể vận dụng thân, khẩu mà niệm, chỉ cần câu Phật hiệu không gián đoạn, tự có thể được nhất tâm. Chỉ cần thực hành không ngừng nghỉ, mà chẳng cần lo sợ tâm tán loạn”.

Người niệm Phật phải thường xuyên giữ vững tâm niệm cầu vãng sanh, khi báo thân chưa dứt, thì cũng cứ tuỳ duyên mà sống.

Người niệm Phật phải thường xuyên giữ vững tâm niệm cầu vãng sanh, khi báo thân chưa dứt, thì cũng cứ tuỳ duyên mà sống.

Niệm Phật như thế nào mới hợp với bản hoài của Phật?

Đại sư Ngẫu Ích Tri Húc khai thị: “Nếu niệm địa ngục, thời là người của chốn địa ngục, nếu niệm ngạ quỷ tức thời đã là ngạ quỷ, cho đến niệm Phật thời là công dân của Phật quốc vậy”. Lý này rất rõ ràng. Cho nên trong “Tông Cảnh Lục” có câu: “Một niệm tương ứng một niệm Phật, niệm niệm tương ứng niệm niệm Phật”.

Suốt cả ngày, niệm ra tiếng hoặc niệm thầm, liên tục không gián đoạn, cần phải lấy “nhất tâm bất loạn” làm kỳ hạn, thực hành tâm hạnh đơn giản này cần phải tin chắc, chớ nghi ngờ, giữ niệm luôn luôn chớ đừng dừng nghỉ giữa đường, tự sẽ được vãng sanh cực lạc.

Qua kinh nghiệm của nhiều bậc cao tăng và hành giả kiên trì tu theo pháp môn trì danh niệm Phật, nếu Tin sâu - Nguyện thiết - Hạnh chuyên, thì “cửu phẩm liên hoa” chắc chắn là chỗ quay về trong mai hậu. Như vậy niệm Phật quả là một pháp môn đơn giản nhưng rất đắc dụng. Hơn nữa đó cũng là con đường thẳng tắt nếu chúng ta hành trì đúng pháp, chắc chắn thành tựu ngay trong một đời. Chỉ cần chúng ta buông xả vạn duyên, giữ vững chánh niệm chuyên cần duy trì danh hiệu không để gián đoạn câu Phật hiệu và trì danh cho đến nhất tâm bất loạn. Sỡ dĩ công phu chúng ta chưa được đắc lực vì còn xen nhiều tạp niệm nên chướng ngại trên đường về không nhỏ. Chướng ngại này ngoài tự thân chúng ta không ai có thể giúp đỡ được. Duy nhất tự thân phải buông xả, không chấp giữ bất cứ mảy may điều gì ngoại trừ một câu “A Di Đà Phật”. Được như vậy chúng ta sẽ có chánh niệm. Nhân là chánh niệm thì quả ắt phải được nhất tâm. Nếu niệm Phật đến nhất tâm bất loạn thì hoa sen tự nở ngay trong cõi đời này chứ không cần phải đợi đến khi vãng sanh về Tây phương cực lạc.

loading...