Sách Phật giáo
Kinh Chuyển Pháp Luân từ bản khắc gỗ Càn Long
Chủ nhật, 03/12/2018 02:26
Phật tử Hoàng Phước Đại, Pháp danh Đồng An, xin gửi đến quý Phật tử bản Chuyển Pháp Luân Kinh, được dịch từ bản khắc gỗ Càn Long (Tiểu Thừa Kinh, A Hàm bộ 7, tập 55, 小乘經, 阿含部七第55册).
So với Kinh Chuyển Pháp Luân ghi ở Tương Ưng Bộ, V-420, Kinh Chuyển Pháp Luân từ bản khắc gỗ Càn Long có một điểm khác biệt là không đề cập đến năm vị tỳ kheo. Nội dung còn lại của hai Kinh giống nhau, đều nói đến Bát Chánh Đạo và Tứ Diệu Đế.
Nam Mô Bổn Sư Thích Mâu Ni Phật.
Bản gốc
轉法輪經
後漢安息三藏安世高譯
轉法輪經
後漢安息三藏安世高譯
聞如是。一時佛在波羅奈國鹿野樹下坐。時有千比丘諸天神 , 皆大會畟塞空中。於是有自然法輪。飛來當佛前轉。佛以手撫輪曰。止往者吾從無數劫來。為名色轉更受苦無量。今者癡愛之意已止。漏結之情已解。諸根已定生死已斷。不復轉於五道也。輪即止。於是佛告諸比丘 ! 世間有二事墮邊行。行道弟子捨家者。終身不當與從事。何等二 ? 一為念在貪欲無清淨志。二為猗著愛不能精進。是故退邊行。不得值佛道德具人。若此比丘不念貪欲著身愛行 , 可得受中。如來最正覺得眼得慧。從兩邊度自致泥洹。何謂受中 ? 謂受八直之道。一曰正見 , 二曰正思。三曰正言 , 四曰正行 , 五曰正命。六曰正治 , 七曰正念 , 八曰正定。若諸比丘本末聞道。當已知甚苦為真諦。已一心受眼受禪思受慧見覺所念令意解。當知甚苦集盡為真諦。已受眼觀禪思慧見覺所念令意解。如是盡真諦。何謂為苦 ? 謂生老苦 , 病苦憂悲惱苦。怨憎會苦, 所愛別苦, 求不得苦。要從五陰受盛為苦。何謂苦集 ? 謂從愛故而令復有樂性。不離在在貪憙。欲愛色愛不色之愛。是集為苦。何謂苦盡 ? 謂覺從愛復有所樂。婬念不受。不念無餘無婬。捨之無復禪。如是為集盡。何謂苦集盡欲受道 ? 謂受行八直道。正見 , 正思 , 正言 , 正行 , 正命 , 正治 , 正念, 正定。是為苦集盡受道真諦也。又是比丘 ! 苦為真諦。苦由集為真諦。苦集盡為真諦。苦集盡欲受道為真諦。若本在昔未聞是法者.當受眼觀禪行受慧見受覺念令意得解。若令在斯未聞是四諦法者。當受道眼受禪思受慧覺令意行解。若諸在彼不得聞是四諦法者。. 亦當受眼受禪受慧受覺令意得解。是為四諦三轉合十二事。知而未淨者吾不與也。一切世間諸天人民 , 若梵若魔沙門梵志。自知證已受行戒定慧解度知見成。是為四極。是生後不復有。 長離世間無復憂患。佛說是時。賢者阿若拘鄰等及八千姟天。皆遠塵離垢諸法眼生。其千比丘漏盡意解皆得阿羅漢。及上諸集法應當盡者一切皆轉。眾祐法輪聲三轉。諸天世間在法地者莫不遍聞。至于第一四天王忉利天焰天兜術天。不驕樂天化應聲天。至諸梵界須臾遍聞。爾時佛界三千日月萬二千天地皆大震動。是為佛眾 祐。始於波羅奈以無上法輪轉未轉者。照無數度諸天人從是得道。佛說是已皆大歡喜.
Dịch Nôm
Chuyển Pháp Luân Kinh
Chuyển Pháp Luân Kinh
Hậu Hán An Tức Tam Tạng An-thế-cao dịch.
Văn như thị. Nhất thời Phật tại Ba La Nại quốc Lộc Dã thọ hạ tọa. Thời hữu thiên tỳ kheo chư Thiên thần, giai đại hội tắc tắc không trung. Ư thị hữu tự nhiên Pháp luân. Phi lai đương Phật tiền chuyển. Phật dĩ thủ phủ luân viết. Chỉ vãng giả ngô tòng vô số kiếp lai. Vi danh sắc chuyển cánh khổ vô lượng. Kim giả si ái chi ý dĩ chỉ. Lậu kết chi tình dĩ giải. Chư căn dĩ định, sinh tử dĩ đoạn. Bất phục chuyển ư ngũ đạo dã, luân tức chỉ. Ư thị Phật cáo chư tì kheo! Thế gian hữu nhị sự đọa biên hành. Hành đạo đệ tử xả gia giả. Chung thân bất đương dữ tòng sự. Hà đẳng nhị? Nhất vi niệm tại tham dục vô thanh tịnh chí. Nhị vi y trước ái bất năng tinh tiến. Thị cố thoái biên hành. Bất đắc trực Phật đạo đức cụ nhân. Nhược thử tỳ kheo bất niệm tham dục trước thân ái hành, khả đắc thọ trung. Như Lai Tối Chánh giác đắc nhãn, đắc tuệ. Tòng lưỡng biên độ tự trí nê hoàn. Hà vị thọ trung ? Vị thọ Bát trực chi Đạo. Nhất viết chánh kiến, nhị viết chánh tư. Tam viết chánh ngôn, tứ viết chánh …hạnh, ngũ viết Chánh Mệnh, lục viết chánh Trị, thất viết Chánh Niệm, bát viết Chánh Định. Nhược chư tì kheo bản mạt văn Đạo. Đương dĩ tri thậm khổ vi chân Đế. Dĩ nhất Tâm thọ, Nhãn thọ, Thiền tư, thọ Tuệ kiến giác, sở Niệm linh ý giải. Đương tri thậm Khổ Tập tận vi chân Đế. Dĩ thọ nhãn quán Thiền Tư Tuệ Kiến Giác sở Niệm linh ý giải. Như thị tận chân Đế. Hà vị vi khổ ? Vị sinh lão khổ, bệnh khổ ưu bi não khổ. Oán tắng hội khổ, sở ái biệt khổ, cầu bất đắc khổ. Yếu tòng ngũ ấm thọ thịnh vi khổ. Hà vị khổ tập ? Vị tòng ái cố nhi linh phục hữu lạc tính. Bất ly tại tại tham hí. Dục ái sắc ái bất sắc chi ái. Thị tập vi khổ. Hà vị khổ tận ? Vị giác tòng ái phục hữu sở lạc. Dâm niệm bất thọ. Bất niệm vô dư vô dâm. Xả chi vô phục thiền. Như thị vi tập tận. Hà vị khổ tập tận dục thọ đạo ? Vị thọ hành Bát trực Đạo. Chánh Kiến, Chánh Tư, Chánh Ngôn, Chánh Hạnh, Chánh Mệnh, Chánh Trị, Chánh Niệm, Chánh Định. Thị vi Khổ Tập tận thọ Đạo chân Đế dã. Hựu thị tỳ kheo ! Khổ vi chân Đế. Khổ do tập vi chân Đế. Khổ tập tận vi chân Đế. Khổ tập tận dục thọ đạo vi chân Đế. Nhược bản tại tích vị văn thị pháp giả. Đương thọ nhãn quan thiền hành, thọ tuệ kiến, thọ giác niệm linh ý đắc giải. Nhược linh tại tư vị văn thị Tứ Đế Pháp giả. Đương thọ Đạo Nhãn, thọ Thiền Tư, thọ Tuệ Giác linh ý hành giải. Nhược chư tại bỉ bất đắc văn thị Tứ Đế Pháp giả, diệc đương thọ Nhãn, thọ Thiền, thọ Tuệ, thọ Giác, linh ý đắc giải. Thị vi Tứ Đế, tam chuyển hợp Thập Nhị sự. Tri nhi vị tịnh giả ngô bất dữ dã. Nhất thiết thế gian chư Thiên Nhân dân, nhược Phạm, nhược Ma, Sa Môn Phạm Chí. Tự tri chứng dĩ thọ hành Giới Định Tuệ giải độ tri kiến thành. Thị vi tứ cực. Thị sinh hậu bất phục hữu. Trường ly thế gian vô phục ưu hoạn. Phật thuyết thị thời. Hiền giả A Nhã Câu Lân đẳng cập bát thiên, cai thiên. Giai viễn trần ly cấu chư Pháp nhãn sinh. Kỳ thiên tỳ kheo lậu tận ý giải giai đắc A La Hán. Cập thượng chư tập pháp ứng đương tận giả nhất thiết giai chuyển. Chúng hựu Pháp luân thanh Tam chuyển. Chư thiên thế gian tại Pháp địa giả mạc bất biến văn. Chí vu đệ nhất Tứ Thiên vương, Đao lợi Thiên, Diệm Thiên, Đâu thuật Thiên. Bất kiêu lạc Thiên, Hóa ưng thanh Thiên. Chí chư Phạm giới tu du biến văn. Nhĩ thời Phật giới tam thiên nhật nguyệt vạn nhị thiên thiên địa, giai đại chấn động. Thị vi Phật chúng hựu. Thủy ư Ba La Nại dĩ vô thượng Pháp luân chuyển vị chuyển giả. Chiếu vô số độ chư thiên nhân tòng thị đắc Đạo. Phật thuyết thị dĩ, giai đại hoan hỉ.
Dịch Việt
Kinh Chuyển Bánh xe Pháp
Kinh Chuyển Bánh xe Pháp
Tam Tạng An Thế Cao đời Hậu Hán An Tức dịch.
Nghe như vầy. Một thời Phật ngồi dưới cây trong vườn Lộc Dã tại nước Ba La Nại. Thời có một ngàn vị tỳ kheo, các vị thiên thần đều đến đầy dẫy bên cạnh đại hội, ở trong hư không. Lúc đó tự nhiên có bánh xe Pháp bay đến xoay chuyển ngay trước mặt Phật. Phật dùng bàn tay vỗ về bánh xe, nói rằng: “Hãy dừng đi! Ta từ vô số kiếp đến nay, bị Danh Sắc mà chịu khổ vô lượng. Nay ý niệm về si mê, ái dục đã dừng lại, phiền não kết buộc đã tháo bỏ, các căn đã định, sinh tử đã cắt đứt, chẳng còn luân chuyển trong năm đường vậy”. Bánh xe liền dừng lại.
Khi ấy Phật bảo các tỳ kheo: “Thế gian có hai việc đọa xuống rìa biên. Đệ tử hành đạo buông bỏ nhà cửa, suốt đời chẳng nên làm theo. Nhóm nào là hai? Một là ý niệm không thanh tịnh còn ưa nhớ tham dục. Hai là nương dựa, dính mắc vào sự luyến ái thân chẳng thể tinh tiến tu tập. Thế nên bị đọa xuống rìa biên, chẳng được gặp Phật, người có đầy đủ đạo đức. Nếu vị tỳ kheo mà chẳng nghĩ nhớ tham dục, thân không dính mắc vào hành động luyến ái, thì có thể được thọ nhận chính giữa. Như Lai là bậc Tối Chánh Giác có được mắt trí tuệ, từ hai ven bờ, vượt qua, tự mình đến niết bàn. Thế nào gọi là thọ nhận chính giữa? Đó là con đường Bát Chánh Đạo.
Một là nhìn thấy đúng, hai là suy nghĩ đúng, năm là Chánh Mệnh, sáu là Chánh Tinh Tiến, bảy là Chánh Niệm, tám là Chánh Định. Nếu các tỳ kheo, đầu cuối nghe Đạo, nên biết sâu xa khổ là chân. Dùng một tâm thọ nhận con mắt, thọ nhận sự vắng lặng suy nghĩ, thọ nhận sự sáng suốt, thấy biết chỗ nghĩ nhớ khiến cho ý hiểu biết rõ. Nên biết sâu xa khổ tập tận hết là chân Đế. Đã thọ nhận con mắt quán sát, vắng lặng suy nghĩ, sáng suốt, thấy biết chỗ ghi nhớ khiến cho ý hiểu biết rõ. Như vậy tận hết là chân Đế.
Thế nào gọi là Khổ? Ấy là sinh ra, già yếu là khổ, bệnh tật là khổ. lo buồn bực bội là khổ. Oán ghét mà thường gặp nhau là khổ. Đã yêu thương nhau mà phải chịu xa lìa là khổ. Mong cầu mà chẳng được là khổ. Chủ yếu từ năm uẩn thọ nhận chịu đựng là khổ. Thế nào gọi là Khổ Tập. Ấy là từ sự luyến ái mà khiến cho lại có tính ưa thích chẳng lìa mọi chỗ tham, vui. Sự luyến ái vướng vào tham dục, sự luyến ái vướng vào hình sắc, sự luyến ái vướng vào vô sắc. Tập này là khổ. Thế nào gọi là Khổ Tận? Ấy là hiểu biết từ sự luyến ái lại có chỗ ưa thích. Nghĩ nhớ sự dâm dục thì chẳng thọ nhận, chẳng nghĩ nhớ, không có điều gì khác, không có dâm dục, buông bỏ, lặng nghĩ suy xét vùi lấp cái có. Như vậy là Tập tận hết. Thế nào gọi là Khổ Tập Tận Dục Thọ? Ấy là thọ nhận, hành tám con đường ngay thẳng: Chính Kiến, Chính Tư, Chính Ngôn, Chính Hạnh, Chính Mệnh, Chính Tri, Chính Chí, Chính Định. Đây là Khổ Tập Tận Thọ Đạo Chân Đế vậy.
Lại nữa Tỳ Khưu! Khổ là Chân Đế. Khổ Tập là Chân Đế. Khổ Tập Tận là Chân Đế. Khổ Tập Tận Thọ Đạo là Chân Đế. Nếu người vốn từ xưa, chưa nghe Pháp này, nên thọ nhận con mắt quán sát thiền hành, thọ nhận cái thấy sáng suốt, thọ nhận sự nghĩ nhớ khiến cho ý được hiểu biết rõ. Nếu người ở ngay chốn này, chưa nghe Pháp Tứ Đế đấy thì nên thọ nhận bằng mắt Đạo, thọ nhận bằng thiền định suy nghĩ, thọ nhận bằng sự hiểu biết sáng suốt, thọ nhận bằng sự giác ngộ khiến cho ý hiểu biết rõ.
Nếu các người ngay tại chỗ ấy, chưa được nghe Pháp bốn Đế này, cũng nên thọ nhận con mắt, thọ nhận sự lặng nghĩ suy xét, thọ nhận sự sáng suốt, thọ nhận sự hiểu biết khiến cho Ý được hiểu biết rõ. Đây là Tứ Đế, ba lần chuyển, hợp thành 12 việc. Người biết nhưng chưa trong sạch thì ta chẳng trao cho vậy. Tất cả thế gian, chư thiên, người dân, hoặc Phạm, hoặc Ma, Sa Môn, Phạm Chí tự mình biết, chứng xong thọ nhận hành Giới, Định, Tuệ giải độ tri kiến thành, đây là bốn Cực. Sau đời này chẳng còn có lại nữa, lâu dài lìa thế gian không có lo lắng nữa.
Khi Phật nói điều này thời nhóm Hiền Giả A Nhã Câu Lân với tám ngàn cai vị Trời đều xa bụi bặm, lìa dơ bẩn, các con mắt Pháp được sinh ra. Một ngàn vị Tỳ Kheo ấy Lậu Tận Ý Giải đều đắc A La Hán với các tập Pháp bên trên cần phải dứt hết, tất cả đều chuyển. Tiếng của Chúng Hữu Pháp Luân chuyển ba lần. Chư Thiên, thế gian ở tại Pháp Địa không có ai chẳng nghe khắp, cho đến cõi Tứ Thiên Vương thứ nhất, Đao Lợi Thiên, Diễm Thiên, Đâu Thuật Thiên, Bất Kiêu Lạc Thiên, Hóa Ứng Thanh Thiên cho đến các cõi Phạm trong phút chốc đều nghe khắp.
Bấy giờ cõi Phật, ba ngàn mặt trời mặt trăng, một vạn hai ngàn trời đất đều chấn động lớn. Đấy là vì có các Phật từ Ba La Nại dùng bánh xe Pháp vô thượng, chuyển những vị chưa giác ngộ. Chiếu soi vô số cõi, các Trời, người theo đây, được đắc Đạo. Đức Phật nói điều này xong, đại chúng đều rất vui vẻ.
Đồng An dịch
Khi ấy Phật bảo các tỳ kheo: “Thế gian có hai việc đọa xuống rìa biên. Đệ tử hành đạo buông bỏ nhà cửa, suốt đời chẳng nên làm theo. Nhóm nào là hai? Một là ý niệm không thanh tịnh còn ưa nhớ tham dục. Hai là nương dựa, dính mắc vào sự luyến ái thân chẳng thể tinh tiến tu tập. Thế nên bị đọa xuống rìa biên, chẳng được gặp Phật, người có đầy đủ đạo đức. Nếu vị tỳ kheo mà chẳng nghĩ nhớ tham dục, thân không dính mắc vào hành động luyến ái, thì có thể được thọ nhận chính giữa. Như Lai là bậc Tối Chánh Giác có được mắt trí tuệ, từ hai ven bờ, vượt qua, tự mình đến niết bàn. Thế nào gọi là thọ nhận chính giữa? Đó là con đường Bát Chánh Đạo.
Một là nhìn thấy đúng, hai là suy nghĩ đúng, năm là Chánh Mệnh, sáu là Chánh Tinh Tiến, bảy là Chánh Niệm, tám là Chánh Định. Nếu các tỳ kheo, đầu cuối nghe Đạo, nên biết sâu xa khổ là chân. Dùng một tâm thọ nhận con mắt, thọ nhận sự vắng lặng suy nghĩ, thọ nhận sự sáng suốt, thấy biết chỗ nghĩ nhớ khiến cho ý hiểu biết rõ. Nên biết sâu xa khổ tập tận hết là chân Đế. Đã thọ nhận con mắt quán sát, vắng lặng suy nghĩ, sáng suốt, thấy biết chỗ ghi nhớ khiến cho ý hiểu biết rõ. Như vậy tận hết là chân Đế.
Thế nào gọi là Khổ? Ấy là sinh ra, già yếu là khổ, bệnh tật là khổ. lo buồn bực bội là khổ. Oán ghét mà thường gặp nhau là khổ. Đã yêu thương nhau mà phải chịu xa lìa là khổ. Mong cầu mà chẳng được là khổ. Chủ yếu từ năm uẩn thọ nhận chịu đựng là khổ. Thế nào gọi là Khổ Tập. Ấy là từ sự luyến ái mà khiến cho lại có tính ưa thích chẳng lìa mọi chỗ tham, vui. Sự luyến ái vướng vào tham dục, sự luyến ái vướng vào hình sắc, sự luyến ái vướng vào vô sắc. Tập này là khổ. Thế nào gọi là Khổ Tận? Ấy là hiểu biết từ sự luyến ái lại có chỗ ưa thích. Nghĩ nhớ sự dâm dục thì chẳng thọ nhận, chẳng nghĩ nhớ, không có điều gì khác, không có dâm dục, buông bỏ, lặng nghĩ suy xét vùi lấp cái có. Như vậy là Tập tận hết. Thế nào gọi là Khổ Tập Tận Dục Thọ? Ấy là thọ nhận, hành tám con đường ngay thẳng: Chính Kiến, Chính Tư, Chính Ngôn, Chính Hạnh, Chính Mệnh, Chính Tri, Chính Chí, Chính Định. Đây là Khổ Tập Tận Thọ Đạo Chân Đế vậy.
Lại nữa Tỳ Khưu! Khổ là Chân Đế. Khổ Tập là Chân Đế. Khổ Tập Tận là Chân Đế. Khổ Tập Tận Thọ Đạo là Chân Đế. Nếu người vốn từ xưa, chưa nghe Pháp này, nên thọ nhận con mắt quán sát thiền hành, thọ nhận cái thấy sáng suốt, thọ nhận sự nghĩ nhớ khiến cho ý được hiểu biết rõ. Nếu người ở ngay chốn này, chưa nghe Pháp Tứ Đế đấy thì nên thọ nhận bằng mắt Đạo, thọ nhận bằng thiền định suy nghĩ, thọ nhận bằng sự hiểu biết sáng suốt, thọ nhận bằng sự giác ngộ khiến cho ý hiểu biết rõ.
Nếu các người ngay tại chỗ ấy, chưa được nghe Pháp bốn Đế này, cũng nên thọ nhận con mắt, thọ nhận sự lặng nghĩ suy xét, thọ nhận sự sáng suốt, thọ nhận sự hiểu biết khiến cho Ý được hiểu biết rõ. Đây là Tứ Đế, ba lần chuyển, hợp thành 12 việc. Người biết nhưng chưa trong sạch thì ta chẳng trao cho vậy. Tất cả thế gian, chư thiên, người dân, hoặc Phạm, hoặc Ma, Sa Môn, Phạm Chí tự mình biết, chứng xong thọ nhận hành Giới, Định, Tuệ giải độ tri kiến thành, đây là bốn Cực. Sau đời này chẳng còn có lại nữa, lâu dài lìa thế gian không có lo lắng nữa.
Khi Phật nói điều này thời nhóm Hiền Giả A Nhã Câu Lân với tám ngàn cai vị Trời đều xa bụi bặm, lìa dơ bẩn, các con mắt Pháp được sinh ra. Một ngàn vị Tỳ Kheo ấy Lậu Tận Ý Giải đều đắc A La Hán với các tập Pháp bên trên cần phải dứt hết, tất cả đều chuyển. Tiếng của Chúng Hữu Pháp Luân chuyển ba lần. Chư Thiên, thế gian ở tại Pháp Địa không có ai chẳng nghe khắp, cho đến cõi Tứ Thiên Vương thứ nhất, Đao Lợi Thiên, Diễm Thiên, Đâu Thuật Thiên, Bất Kiêu Lạc Thiên, Hóa Ứng Thanh Thiên cho đến các cõi Phạm trong phút chốc đều nghe khắp.
Bấy giờ cõi Phật, ba ngàn mặt trời mặt trăng, một vạn hai ngàn trời đất đều chấn động lớn. Đấy là vì có các Phật từ Ba La Nại dùng bánh xe Pháp vô thượng, chuyển những vị chưa giác ngộ. Chiếu soi vô số cõi, các Trời, người theo đây, được đắc Đạo. Đức Phật nói điều này xong, đại chúng đều rất vui vẻ.
Đồng An dịch