Kiến thức

Kỷ niệm ngày Đức Phật xuất gia

Chủ nhật, 26/02/2023 11:44

Ngày lễ kỷ niệm Phật xuất gia là ngày kỷ niệm sự hy sinh cao cả nhất, vĩ đại nhất, có một không hai trong lịch sử loài người. Bởi nếu không có ngày này thì sẽ không có ngày Đức Phật thành đạo, không có sự xuất hiện của bậc toàn giác Phật Thích Ca Mâu Ni sau này.

Audio

Nơi đất Ấn Độ linh thiêng hơn 2600 năm trước, Thái tử Tất Đạt Đa vì giác ngộ lẽ vô thường, vì muốn cứu khổ chúng sinh mà Ngài đã xả tục, xuất gia cầu đạo. Đây là một sự kiện vô cùng trọng đại trong lịch sử, bởi nếu không có ngày này thì sẽ không có ngày Đức Phật thành đạo, không có sự xuất hiện của bậc toàn giác Phật Thích Ca Mâu Ni sau này.

Một bậc đại giác đã viên thành đạo quả, một giáo pháp được lan truyền cứu độ vô số chúng sanh suốt chiều dài hai mươi sáu thế kỷ và mãi mãi về sau. Tất cả đã đươc khởi đầu bằng một cuộc chia ly đậm chất bi tráng và hào hùng. Bởi vậy có thế nói sự kiện thái tử Tất-đạt-đa xuất gia là biểu tượng của Từ bi, Trí tuệ và Dũng lực. 

Hàng năm, cứ đến ngày mùng 8 tháng 2 âm lịch, Phật tử khắp nơi lại thành tâm làm lễ kỷ niệm ngày xuất gia của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, tưởng niệm về sự từ bỏ vĩ đại nhất để tìm ra con đường giải thoát cho chúng sinh. Lịch sử đã ghi lại thái tử Tất-đạt-đa sinh ra trong một gia tộc vương quyền, phụ thân của ngài là quốc vương của thành Ca-tỳ-la-vệ.

Kính lạy Phật Từ bi, diệu giác

Đấng Đại Hùng giải thoát tử sinh

Đai Bi, Đại Trí trọn lành

Trời, Người quy ngưỡng..

Tứ sanh nương nhờ...

Đức Phật đã giác ngộ gì?

0

Ngày lễ kỷ niệm Phật xuất gia là ngày kỷ niệm sự hy sinh cao cả nhất, vĩ đại nhất, có một không hai trong lịch sử loài người. Đối với người tại gia, cử hành lễ kỷ niệm ngày Phật xuất gia là nhắc lại, tán thán công đức cũng như hạnh nguyện tu hành của Phật. Điều này giúp người tại gia tăng trưởng niềm tin, gia tăng sự tinh tấn cũng như trưởng dưỡng những yếu tố nuôi dưỡng tâm linh của mỗi một người con Phật, nhằm đem lại sự an lạc cho gia đình và người xung quanh.

Tiến hơn một bước nữa, người tại gia nuôi dưỡng ý chí xuất trần để khi đủ điều kiện họ cũng từ bỏ con đường thế tục và đứng trong hàng ngũ của Tăng đoàn, có thể ngay trong kiếp sống này cũng có thể trong kiếp sống vị lai. Đối với người xuất gia thì ý nghĩa của ngày Phật xuất gia không thể nghĩ bàn, bởi lẽ xuất gia là sự quyết định cho một lối rẽ của cuộc đời, tiến bước đi lên trên con đường giải thoát.

Ý nghĩa của ngày lễ Phật xuất gia giúp cho người Tu sĩ nhìn lại gương hạnh của Đức Từ Phụ mà rèn luyện thân tâm mình sao cho “con nhà tông không giống lông cũng phải giống cánh”, đừng quá chạy theo phương tiện mà bỏ quên “đạo Phật gốc”. Nếu tu giống Phật thì chắc chắn sẽ thành Phật, cũng như những đứa trẻ muốn lớn lên trở thành Thầy giáo thì ngay từ lúc nhỏ chúng phải bắt chước những cử chỉ, nhửng hành động của  người Thầy.

Tựu chung lại khi nói về một ngày kỷ niệm xuất gia của Đức Phật dù cho dưới muôn vạn hình thức, cũng không ngoài sự tán thán công đức cao vời của Đấng Từ Phụ. Thông qua những phương diện tán thán nhằm khuyến khích những người con Phật dù là xuất gia hay tại gia đều phải tinh tấn tu tập đễ có được niềm chân an lạc, cuối cùng là đạt được sự giải thoát có thể ngay trong đời này cũng có thể trong kiếp sống vị lai. Một niềm tin vĩ đại mà Đức Phật đã cho tất cả chúng sanh là: “Tất cả chúng sanh đều có thể thành Phật”.

Đức Phật đã khai thị cho loài người biết rằng: “Bất cứ một người nào, với sự nỗ lực của bản thân, đều có thể vươn lên tới đỉnh cao nhất của giác ngộ và giải thoát, như chính Đức Phật vậy”

Niên lịch của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Theo kinh điển đại thừa)

- Đức Phật giáng sinh ngày mùng 8 tháng 4 âm lịch

- 19 tuổi xuất gia, nhằm ngày mùng 8 tháng 2 âm lịch

- 5 năm tầm học các đạo

- 6 năm tu khổ hạnh

- 49 ngày nhập định

- 30 tuổi thành đạo, nhằm ngày mùng 8 tháng Chạp

- 49 năm thuyết pháp độ đời

- 80 tuổi nhập Niết bàn, nhằm ngày Rằm tháng 2 âm lịch

loading...