Đức Phật
La Hán Trầm Tư dù nghịch cảnh không khởi niệm bất bình
Thứ hai, 11/08/2020 08:19
La Hầu La Tôn Giả, hay La Hỗ La Tôn Giả, Trầm Tư La Hán, con trai ruột của Thái tử Tất Đạt Đa, xuất gia trở thành một trong 10 đại đệ tử, được xưng là Mật Hạnh Đệ Nhất, ngụ ở Dương Cù Châu, đạo hạnh Phật hiệu ở vị trí hàng đầu.
Tài hùng biện xuất chúng của Tôn giả Sư Tử
Vị Sa Di đầu tiên
Ngài là vị La Hán thứ mười một trong mười tám vị La Hán. Hiện tại, ngài đang cùng một ngàn một trăm đệ tử trú tại Tất Lợi Dương Cù Châu. Trong “Thập đại đệ tử Phật”, ngài được xưng tán là vị Mật Hạnh Đệ Nhất. Ba chữ “La Hầu La” hán dịch là Phú Chướng, nghĩa là “sự chướng ngại”. Tương truyền, khi chưa ra đời, ngài ở trong bụng vương phi Da Du Đà La suốt sáu năm.
Thông thường, trẻ con ở trong bụng mẹ lâu nhất cũng chỉ có mười tháng, thế mà ngài lại ở đến sáu năm, thật kỳ lạ! Nguyên nhân theo chuyện kể rằng, vì tiền kiếp của ngài lúc còn là một đứa trẻ ngây thơ chưa biết gì, có lần nghịch ngợm lấy đá và bùn lấp một cái hang chuột khiến lũ chuột trong hang khốn đốn sáu ngày không ăn uống gì cả.
Do đó, đời này ngài mắc quả báo ở trong bụng mẹ sáu năm. Khi ngài lên chín tuổi, đức Phật sai Tôn giả Mục Kiền Liên, vị đại đệ tử thần thông đệ nhất, về vương cung dẫn ngài đến sống bên mình. Rồi bảo Tôn giả Xá Lợi Phất thế độ cho ngài xuất gia. Vì vậy, trong sử Phật giáo, ngài là vị tiểu Sa Di đầu tiên.
Thời làm Sa Di, vì nghĩ mình là thái tử một nước nên ban đầu ngài chưa thoát khỏi tập quán xấu của thời quí tộc, đã bướng bỉnh lại còn hay gây sự phá rối, hay lừa gạt mọi người, không chịu dụng tâm tinh tấn tu hành đàng hoàng.
Tôn giả Xá Lợi Phật - trí tuệ đệ nhất, hiếu thảo vẹn toàn
Lúc ấy La Hầu La ở rừng Ôn Tuyền ngoài thành Vương Xá, có nhiều quan đại thần, trưởng giả, cư sĩ đến hỏi thăm đức Thế Tôn hiện ở đâu. Cậu thường tìm cách nói gạt để trêu ghẹo mọi người. Nếu đức Phật đang ở tinh xá Trúc Lâm, thì La Hầu La lại nói Ngài ở núi Kỳ Xà Quật. Đức Phật ở tại Kỳ Xà Quật thì cậu nói gạt rằng Phật ở tinh xá Trúc Lâm. Hai nơi ấy cách xa nhau khoảng hai dặm, khiến thiên hạ cứ đi tới đi lui mệt đừ, mà rốt cuộc không gặp được Phật.
Khi họ thất vọng quay về, La Hầu La còn cười nhạo những người ấy. La Hầu La gạt mọi người một lần, hai lần, thiên hạ còn bị lầm, nhưng sau vài lần mọi người đều biết và tiếng đồn La Hầu La nói dối, chọc ghẹo người đến tai Phật.
Một hôm, đức Phật bèn gọi ngài đến và kể cho ngài nghe câu chuyện: Thuở quá khứ, có một vị vua nuôi một con voi dũng mãnh thiện chiến. Mỗi lần giao chiến với kẻ địch không lần nào nó không đánh thắng. Vua rất thương mến voi nên mặc cho toàn thân nó giáp sắt rất dày, tai, chân cũng bịt sắt, nhưng riêng vòi thì không. Vòi của nó là phần mềm nhất toàn thân, nếu không cẩn thận để bị trúng tên hay bị chém thì sẽ tử vong.
Vì thế, để bảo vệ mạng sống mỗi lần tác chiến voi đều đặc biệt chú ý đến vòi. Này La Hầu La, con cũng nên bắt chước như con voi bảo vệ cái vòi vậy, phải hết sức thận trọng trong lời nói, việc làm. Con thấy đó, đời trước con nhỏ dại nghịch ngợm lấp hang chuột mà bị mắc quả báo ở trong bụng mẹ sáu năm không thấy ánh sáng.
Nếu như bây giờ con cũng như vậy, suốt ngày chỉ biết ăn chơi, quậy phá làm nhiều việc xấu, không chịu nỗ lực tinh tấn tu tập, con không sợ hậu quả sẽ là một chuỗi ngày dài bất hạnh sao?
Tôn giả Bà Tu Bàn Đầu và hành trình du hóa truyền thiền
Im lặng nhẫn nhục không ganh đua với đời
La Hầu La nghe lời Phật dạy tỉnh ngộ. Từ đó, ngài hạ thủ công phu dụng công tu tập không dám biếng nhác nữa. La Hầu La thể hiện trọn vẹn những mỹ đức khiêm cung nhẫn nhục, không thích tranh cãi hơn thua nên phòng của ngài thường bị người khác chiếm ở. Lắm lúc ngài phải vào nhà xí ngủ qua đêm. Một hôm, vì truyền đạo ngài bị tín đồ ngoại đạo đánh vỡ đầu.
Thế nhưng, ngài vẫn không một lời than oán, lặng lẽ đến bờ suối rửa sạch máu dơ rồi dùng khăn băng vết thương lại. Có lần, có một tín chủ cúng cho ngài một tịnh thất làm nơi tu tập tọa thiền, giảng kinh thuyết pháp. Nhưng chẳng bao lâu tín chủ đó đòi lại rồi đem cúng cho người khác, ngài vẫn bình thản dọn ra khỏi phòng không chút giận hờn.
Như thế đủ chứng minh hạnh nhẫn nhục của ngài thật sự là nhẫn nhục Ba La Mật, tức là sự nhẫn nhục đạt tới toàn hảo. Đức Phật thấy được lòng nhẫn nhục của ngài nên rất mừng và dạy thêm rằng: Người không biết nhẫn, sẽ không tiếp thọ được Phật pháp, giận đời oán người là trái với pháp, xa chư Tăng, thường luân hồi trong đường ác.
Hạnh nhẫn nhục mới là hạnh an ổn, mới có thể tiêu trừ tai nạn. Người Trí tuệ thấy được nhân quả sâu xa, khắc phục tâm sân hận, thường hành nhẫn nại. Tinh thần của Phật pháp, chân nghĩa của Phật pháp không giống như lối nhìn của người đời. Những gì thế gian cho là cao quý thì Phật pháp cho là hạ tiện, Phật pháp cho là tốt, là phải thì người đời không chịu làm theo.
Tôn giả Tu Bồ Đề đón Phật từ xa ngàn dặm khi an trụ trong Tính không
Trung không ưa nịnh, tà chẳng thích chánh, ác không thích đi chung với thiện. Người tham dục thì ghét người vô dục. Trong tình cảnh ấy, người tu hành chỉ có việc nhẫn nại. Nhẫn là duyên trợ đạo tốt nhất, có thể khiến người tu mau chứng Thánh quả. Nhẫn như thuyền bè trên sông biển, có thể vượt qua mọi sóng gió, nhẫn là thuốc lành trị bệnh, cứu mạng sống cho người trong cơn nguy.
Tu thành Chánh giác, vượt qua ba cõi, được trời người kính ngưỡng, là vì tâm ta đủ sức an ổn, phải biết rằng đức nhẫn rất quý vậy. Năm hai mươi tuổi, ngài chứng quả A La Hán. Tuy đã chứng quả nhưng sống trong chúng, ngài không thích phô trương mà chỉ lặng lẽ tu tập, lặng lẽ hoằng pháp nên được đức Phật Ðặc biệt chọn vào hàng mười sáu vị La Lán lưu lại nhân gian.
Mấy trăm năm sau, vua Thiết Thưởng Ca nước Câu Thi Na La không tin Phật pháp đến độ đập phá chùa chiền, thiêu kinh hủy tượng, số người xuất gia ngày càng giảm thiểu. Mọt ngày nọ, có một vị hòa thượng già chống gậy ôm bát vào thành đến từng nhà khất thực. Nhưng cả thành chẳng ai để ý tới, khó khăn lắm ngài mới gặp được một gia đình tin Phật. Họ cung kính cúng cho ngài một bát cháo nóng.
Sau khi hớp xong miếng cháo, ngài thở dài. Vị thí chủ thấy vậy liền hỏi: Thưa ngài! cháo không ngon sao? Ồ không, thời Phật pháp suy vi mà có một bát cháo để ăn là tốt lắm rồi. Không phải thế, vậy sao ngài thở dài? À, tôi chợt nhớ lại thuở xưa, lúc đức Thế Tôn còn tại thế, tôi thường ôm bát theo Ngài đến đây. Thời ấy, nhà nào cũng tin Phật, mọi người tranh nhau cúng dường, nhưng bây giờ thì khác hẳn, người tin Phật ngày càng ít, thật là chúng sanh phước mỏng nghiệp dày!
Vị Hòa thượng già không ngăn được nước mắt. Người thí chủ thấy lạ hỏi: Thưa hòa thượng! Ngài nói chính mắt ngài thấy đức Phật và từng ôm bát theo Ngài sao? Ðúng vậy! Xin hỏi ngài là ai? Này thí chủ, người có từng nghe nói La Hầu La con của thái tử Tất Tạt Đa không? Dạ có nghe. Tôi chính là La Hầu La, vị hòa thượng nói. Suốt mấy trăm năm nay, tôi luôn dốc sức hoằng dương Phật pháp.
Nói xong, Hòa thượng biến mất. Chuyện này được ngài Huyền Trang ghi lại trong tác phẩm nổi tiếng “Ðại Ðường Tây Vực ký”. Ðiều đó chứng tỏ việc ngài La Hầu La lưu lại nhân gian là không chút ngụy biện.
> Xem thêm video: "Khắc phục lòng sân hận":