Hỏi - Đáp

Làm nghệ sĩ có phước hay không?

Thứ bảy, 26/04/2023 01:03

Con từng nghe thế hệ trước trong giới văn nghệ nói rằng: "Nếu như nghệ nhân có thể ra sức biểu diễn ca hát, mang niềm vui đến cho mọi người, khiến cho người ta vui cười thỏa thích, thì với nhân duyên này, người nghệ nhân sau khi chết sẽ có thể được chuyển sinh lên cõi trời". Ngài xem có đúng không?

Có một lần, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đến hóa duyên ở nước Ma Kiệt Đà, ngài ở trong tinh xá Trúc Viên Già Lan Đà, phía bắc thành Vương Xá.

Ngày nọ, có một chủ gánh hát nổi tiếng thời bấy giờ đến tinh xá Trúc Viên Già Lan Đà. Ông hành lễ với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, cung kính hỏi rằng:

- Trước đây, con từng nghe các bô lão thế hệ trước trong giới văn nghệ nói rằng: "Nếu như nghệ nhân có thể ra sức biểu diễn ca hát, mang niềm vui đến cho mọi người, khiến cho người ta vui cười thỏa thích, thì với nhân duyên này, người nghệ nhân sau khi chết sẽ có thể được chuyển sinh lên cõi trời". Nói như vậy, Ngài xem có đúng không?.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bèn đáp lại rằng:- Đoàn chủ! Chúng ta không cần phải bàn luận chuyện này, không nên hỏi tôi cách nhìn đối với sự việc này.

Tại sao giới luật lại cấm ca hát và xem hát?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Người chủ gánh hát vẫn không nản lòng, đã hỏi liên tục ba lần, Đức Phật đành phải trả lời:- Để tôi hỏi ông, ông hãy trả lời theo đúng những gì mình nghĩ. Trước đây, thế gian chưa có người giải thoát, mọi người đều chưa rời bỏ khỏi tham sân si, cũng không biết rằng cần phải rũ bỏ tham sân si, đều vẫn bị trói buộc ở trong đó. Lúc bấy giờ nghệ nhân biểu diễn ca múa hí kịch, nội dung cũng không rời khỏi tham sân si, như vậy mới có thể phù hợp với thị hiếu của khán giả, thu hút mọi người đến xem.

Khi mọi người xem nghệ nhân biểu diễn, vui cười tùy thích, chẳng phải là làm mạnh thêm tham sân si trong mình, khiến cho bản thân càng bị trói buộc trong tham sân si hơn hay sao?Đoàn chủ, việc này giống như một người có hai tay bị dây gai trói ngược ra đằng sau lưng, lại có người ôm tâm muốn làm khó dễ y, muốn khiến y càng đau đớn hơn, nên không ngừng tưới nước lên sợi dây gai. Dây gai hễ hút nước sẽ nở ra, dây trói sẽ càng chặt. Như vậy, chẳng phải là khiến cho người đó bị trói càng chặt, càng đau khổ hơn sao?.

Người chủ gánh hát trả lời.- Quả đúng như vậy, thưa Đức Phật!

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni lại nói:- Đoàn chủ! Vậy nên chúng sinh còn chưa thoát khỏi sự trói buộc của tham sân si, lại còn chịu sự kích động của ca múa hí kịch kia, chẳng phải là càng làm tăng thêm tham sân si trong họ sao?.

Người chủ gánh hát nghe xong cũng phải thừa nhận Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói có đạo lý.

Đức Phật giảng tiếp:- Vậy nên, đoàn chủ! Các bô lão thế hệ trước trong giới văn nghệ xưa nay nói rằng, nghệ nhân biểu diễn ca múa hí kịch, mang niềm vui đến cho mọi người, khiến cho mọi người vui cười hả hê, với nhân duyên như vậy, sau khi chết có thể được sinh vào cõi trời vui vẻ, quan điểm như vậy, là tà kiến sai lầm! Thành thật mà nói, những người ôm giữ tà kiến, sau khi chết chỉ có đọa vào hai nẻo ác là địa ngục hoặc súc sinh, làm sao còn có thể thăng thiên được đây!.

Sau khi người chủ gánh hát nghe Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng Pháp xong, lập tức minh tỏ, sau đó đã quy y theo Đức Phật. Tương truyền rằng vị đoàn chủ gánh hát này về sau đã tu thành quả vị A La Hán.

Kỳ thực, nếu dùng các loại hình nghệ thuật để đi tuyên dương các loại tà kiến, quan điểm sai lầm, tuyên truyền vô thần luận, và các thứ làm bại hoại đạo đức nhân loại, các thứ văn hóa phẩm đồi trụy hạ lưu, các thứ kích động dục vọng … những thứ đó đều có hại đối với con người.

Ngày nay, thuận theo sự bại hoại của nhân loại, đại đa số tác phẩm văn nghệ đều có chứa hoặc nhiều hoặc ít những thứ bất chính, khiến người ta không còn phân biệt được đâu là nghệ thuật chân chính nữa.

Trái lại, nếu như là dùng văn hóa nghệ thuật truyền thống để ca ngợi Phật, ca ngợi những người tu luyện chân chính, ca ngợi vẻ đẹp của Phật Pháp, vạch trần việc xấu ác, thức tỉnh con người thế gian … những điều này đối với nhân loại, đối với chúng sinh đều là rất tốt, thậm chí là một việc đại thiện công đức vô lượng.

Vậy, làm nghệ sĩ có phước hay tội, còn tùy thuộc vào họ đem nghệ thuật phụng sự cho cái gì, hoặc phước vô lượng, hoặc tội khủng khiếp.

loading...