Kiến thức

Làm phước nhiều mà vẫn bệnh tật, không may mắn là vì đâu?

Thứ sáu, 15/11/2020 04:00

Có nhiều người sau một thời gian làm phước (làm việc thiện giúp đời, giúp người) sẽ gặp may mắn, thuận lợi. Nhưng cũng có những người làm phước nhiều năm, tinh tấn tu tập mà cuộc sống vẫn khó khăn, vất vả, hay gặp bất trắc, xui xẻo. Tại sao lại có sự khác biệt như vậy và nguyên nhân sâu xa ở đâu?

Khéo tích công bồi đức

May mắn

Mỗi người phải tự tu sửa thân tâm để thiện pháp ngày càng tăng trưởng, ác pháp ngày càng vơi bớt đi. Ảnh minh họa.

Mỗi người phải tự tu sửa thân tâm để thiện pháp ngày càng tăng trưởng, ác pháp ngày càng vơi bớt đi. Ảnh minh họa.

Theo Thượng tọa Thích Chân Quang, nguyên nhân thứ nhất là phước mình đã làm chỉ vừa đủ để trả những cái nợ mà những lúc mình gặp nguy biến đã cầu Phật cứu giúp. Ví dụ khi gặp tai nạn hay bị chìm thuyền trên sông, trong giây phút sinh tử, chúng ta cầu Phật xin được cứu giúp.

“Do mình niệm quá, Phật dùng Phật lực tạt mình vào bờ, khiến mình vướng vào bụi cây rồi được cứu sống, trong khi đáng lẽ mình chết rồi. Khi được sống, nhớ ơn Phật, mình tiếp tục tu và làm rất nhiều việc thiện nhưng làm bao nhiêu thì cái nghèo, cái xui xẻo vẫn đến, vì những việc thiện mình làm mới trả lại cái nợ mà Phật đã cứu mình sống thôi, chưa có đủ dư phước để mình hưởng sung sướng. Cho nên người hay vào chùa cầu nguyện xin đủ điều thì làm phước sẽ không gặp may.

Vì bây giờ mình làm phước là để trả những điều mình xin trước đó. Hiểu điều này thì khi đi chùa, đừng cầu xin những điều ích kỷ cho mình mà chỉ cầu cho quốc gia, dân tộc và cầu cho mình biết tu, có cơ hội làm phước thôi", Thượng tóa nói.

Nguyên nhân thứ hai khiến một người làm phước rất nhiều mà không gặp may là vì phải trả hết những ác nghiệp quá khứ. Theo Thượng tọa Thích Chân Quang, nhiều người gây ác nghiệp trong quá khứ, bây giờ làm phước để trả, không gặp may mắn là điều tất nhiên, không phải chuyện lạ.

Công đức xuất gia tu hành thật không thể nghĩ bàn

Làm phước không gặp may

Phước đức của mỗi người được tạo ra từ những nhân lành. Ảnh minh họa.

Phước đức của mỗi người được tạo ra từ những nhân lành. Ảnh minh họa.

“Trường hợp nữa khiến mình tu, làm phước mà không thấy may mắn chỉ bởi vì mình là cây đại thụ của chúng sinh. Vì là cây đại thụ che mát chúng sinh sau này nên mình đang được Phật dạy, mà không có gì dạy tốt bằng nghịch cảnh và đau khổ”.

Nguyễn Công Trứ đã từng nói: “Muốn đại thụ hãy ghìm cho lúng túng”. Khi còn nhỏ, vì quá khổ nên Nguyễn Công Trứ đã tự an ủi mình rằng bởi vì trời giao cho ông sứ mạng nào đó cho nên phải “đì” cho ông khổ để sau này làm được việc lớn.

“Muốn đại thụ hãy ghìm cho lúng túng” nghĩa là muốn trồng một cây đại thụ to cho cuộc đời thì phải gặp đủ chuyện hoạn nạn, khổ sở.

Đi đúng đường Phật dạy (con đường đạo đức, vô ngã, khiêm hạ, từ bi) mà càng lúc càng gặp nhiều chuyện khổ thì mình biết là mình đang được Phật dạy, những bài học đặc biệt để sau này mình biết thương yêu con người. Người đi qua hết những bất trắc, những sai lầm khổ sở thì sau này biết rất nhiều để dìu dắt, chỉ dạy cho những người đi sau mình.

Tin sâu nhân quả là người có trí tuệ

Nhờ kiên trì và tinh tấn chuyển nghiệp thì phước đức sẽ tăng tiến từng ngày. Ảnh minh họa.

Nhờ kiên trì và tinh tấn chuyển nghiệp thì phước đức sẽ tăng tiến từng ngày. Ảnh minh họa.

Thượng tọa nói thêm một trường hợp nữa khiến người hay làm phước, biết tu mà không gặp may mắn, an lạc là vì làm phước hai ba lớp. Nghĩa là sau khi làm phước, người đó đem hồi hướng công đức cho cửu huyền thất tổ, khắp pháp giới chúng sinh. Làm phước đến đâu, hồi hướng đến đó nên may mắn, hạnh phúc cũng đến muộn hơn. Nhưng qua những đời sau thì hưởng phước hai ba chục lớp, bù lại.

Tuy nhiên theo luật nhân quả thì không ai hưởng hết những quả mình đã gieo trong kiếp này, nếu có điều may mắn hiện ra thì chỉ là một chút thôi.

"Những điều may mắn ta gặp trong đời hầu hết của kiếp trước, còn những điều ta đã gieo trong kiếp này thường để dành đến cuối đời mới hiện ra báo hiệu một chút, qua đời sau ta mới hưởng cả vạn lần như vậy. Ví dụ, bây giờ, mình không khá giả lắm nhưng lúc nào cũng cố gắng làm phước, giúp đỡ mọi người, đưa ra lời khuyên để người bớt khổ hoặc san sẻ một chút tài vật ít ỏi của mình thì khi già cuộc đời mới được an lạc, sung sướng.

Cái thảnh thơi, an nhàn trong những ngày cuối đời chỉ là một phần ngàn của quả báo mà thôi, qua đời sau ta sẽ cực kỳ giàu, cực kỳ sung sướng". 

loading...