Chùa Việt

Lần theo vết sử Phật giáo Bạc Liêu thăm chốn tạo tự đời thứ nhất chùa Liên Hoa

Chủ nhật, 03/05/2019 08:40

Cách thành phố Cà Mau khoảng 16km, theo Quốc lộ 1A, Liên Hoa tự tọa lạc tại ấp Thành Thưởng A, xã An Trạch, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu, bên dòng sông hiền hòa thơ mộng, cây xanh in bóng, tạo cho lòng người sự khoan khoái, bình yên khi viếng chùa.

>>Những ngôi chùa Việt độc đáo 

Chùa Liên Hoa

Chùa Liên Hoa

Có dịp, tôi được xem tư liệu hình ảnh do Ban Trị sự Phật giáo Việt Nam tỉnh Bạc Liêu biên soạn và phát hành nhân đại hội Phật giáo tỉnh, tôi chú ý mấy chi tiết có tính thôi thúc khám phá: Chùa Đìa Chuối thuộc Nam Tông Khmer ở huyện Hòa Bình; Tháp cổ Vĩnh Hưng và Chùa Phước Bửu cạnh tháp. Đặc biệt là thông tin Ni sư Như Kỉnh khai sơn tạo tự chùa Liên Hoa (nay thuộc ấp Thành Thưởng, An Trạch, Đông Hải - Bạc Liêu) với dòng chú thích ngắn: “Khai sơn tạo tự chùa Liên Hoa đời thứ nhất...Có công đào tạo tăng tài cho tỉnh”. Chân dung Ni sư in trắng đen trang trọng ở mục “Các bậc tăng ni thiền đức có công với đạo pháp & dân tộc”.

Theo quốc lộ 1 đoạn Bạc Liêu - Cà Mau, gần đến chợ Khúc Tréo (Tân Phong), kênh đào 16 và quốc lộ song song, Liên Hoa trãi rộng thấp thoáng bên kia dòng nước.

Vẫn còn bến phà song cách bến cũ chút xíu, bến xưa thay bởi chiếc cầu do chùa vận động xây dựng, công trình có cấu kiện lạ mắt.

chùa Liên Hoa 6

Liên Hoa ngày nay khác hơn chùa cũ nhiều, theo lời nhân chứng trong dòng tộc Ni sư kể. Chú Hai,  một nông dân chân chất có 100 công đất nuôi tôm ở xã Nguyễn Huân – Đầm Dơi - Cà Mau, thủ thỉ với tôi những gì ông nhớ. Chú gọi Ni sư bằng bà cô ruột và chính huynh trưởng của Thượng tọa trụ trì đương thời, Thầy Thích Huệ Thành - Ủy viên Hội đồng trị sự TW Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Cà Mau, “Thầy thứ Bảy còn tôi thứ Hai”- Chú nói. Nhờ chú mà tôi có nhiều tư liệu sống động có độ chính xác cao.

Bài liên quan

Bà cô, Ni sư Như Kỉnh, được thân phụ cho 20 công đất và tu  từ nhỏ, lập chùa đơn sơ cột cây tạm bợ. Chiến tranh khốc liệt, khói lửa triền miên không dứt ở vùng có xã Điểm khét tiếng của “chính quyền bên kia” tức VNCH. Ni sư âm thầm chấp nhận hiểm nguy cho đào hầm bí mật dưới thánh tượng, nuôi giấu người bên cách mạng.

Thượng tọa Trưởng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Cà Mau ngày nay vào chùa tu học và chăm sóc Ni sư khi còn bé. Sự giác ngộ đến tự nhiên, “có căn”- Chú Hai nói giản dị. “Hồi nhỏ trên bờ ruộng đi mấy chục thước lại...quỳ lạy”- ông kể về người em trai tu sĩ. Thượng tọa ăn chay từ bé.

Nhưng hãy quay lại với nhân vật trong tài liệu phật giáo tỉnh Bạc Liêu nhấn mạnh tôn vinh Ni sư Như Kỉnh. Ở gian hậu tổ di ảnh ni sư được phụng thờ trang trọng, đúng phiên bản  ảnh tôi thấy trong tài liệu đã kể, phóng to.

Tượng Bồ Tát Quán Thế Âm được đặt trang trọng trước sân chùa

Tượng Bồ Tát Quán Thế Âm được đặt trang trọng trước sân chùa

Chùa Liên Hoa ngày nay có mấy cụm công trình tách biệt: mặt tiền hướng ra kênh đào 16, cổng cũ, chính điện sơn màu đỏ lấp lánh tuyệt đẹp và đường nét kiến trúc tinh tế, mái cong, ngói cũ, gọn gàng chuẩn mực. Bên trong đầy đủ các ban thờ cùng hồng chung cũ kỹ. Cạnh chính điện xưa ấy là gian bếp – nhà ăn, phòng kinh sách; chính điện mới hai tầng kiên cố vững vàng hiện ra dẫn đến cổng mới – và bên tả có  tăng xá, nhà vãn sanh; bên hữu có ni xá, phòng khách, các tịnh thất - chốn ấy mấy cội mận trĩu quả ngon lành, trái đu đưa sát ban công nhà khách.

Sân rộng, cổng mới lớn nhìn ra đường làng, dẫn vào khu thánh tượng lộ thiên và xa hơn, hồ nước rộng, nghĩa  địa do chùa quản lý, rộng...Phòng nghỉ và văn phòng của Thượng tọa trưởng ban ở dưới chính điện mới, thanh tịnh, bày trí đẹp.

chùa Liên Hoa 4
Bài liên quan

Tôi được nghỉ khi thì ở phòng khách có mấy cội mận ngọt lịm, lúc bên nơi Phật tử cư sĩ công quả và hôm qua ngay phòng cháu trai một hai gọi Thượng tọa trụ trì bằng Sư ông, một nam sinh khối 12 THPT Tân Phong gần đấy. Qua người cháu này, tôi có thêm câu chuyện ngắn về vị khai sơn tạo tự cách gián tiếp, chú kể theo hồi ức. Thực ra Ni sư viên tịch năm 1984, cũng chưa lâu lắm.

Vùng Cà Mau - Bạc Liêu và miền Tây, đề cập sử Phật giáo, pháp danh Ni sư Như Kỉnh, cô Hai Ngó, sư Ông Huệ Hà... không thể không chú tâm. Tiếc ở chỗ tư liệu về các vị, nói riêng ni sư Như kỉnh, còn ít và sự công bố còn ít hơn! Cá nhân tôi, ngoài chân dung ni sư trong tập sách ảnh đã kể, mấy mẩu chuyện rời rạc của người trong họ tộc cùng trải nghiệm tại chỗ trong mấy lần viếng chùa.  Thiển nghĩ, công việc khảo cứu, tập hợp và biên tập lời kể các nhân chứng cách khoa học, hệ thống và công bố là đương nhiên cần, thậm chí quá muộn. Ngay người cháu gọi ni sư bằng bà cô ruột, chú Hai, cũng lớn tuổi rồi.

chùa Liên Hoa 7

Làm truyền thông, đi, viết, nghe, hỏi...rồi vỡ ra: ngành sử Phật giáo bên mình sao vậy? Hụt hẫng, thiếu tư liệu hay tư liệu ngổn ngang. Vừa về từ chùa lưỡng Xuyên bên Trà Vinh, đắng lòng khi nghe kể: “kho sách quý của chùa từng bị lấy làm giấy quấn thuốc hút!”- Đấy là khi có dạo một phần công trình “dược” mượn làm nơi dạy bổ túc văn hóa. Quay lại Bạc Liêu, chính sư ông Thích Huệ Hà, một bậc đức cao vọng trọng, tư liệu cũng không nhiều cho dù Ngài viên tịch chưa lâu.

Ngành nghiên cứu sử Phật giáo, nói ở tầm địa phương - vùng, có quá nhiều việc phải làm và việc nào cũng khó. Tôi dành quan tâm cao, mấy lượt tìm đến nơi Ni sư từng sống, tu học và cống hiến, ngoài di ảnh và mấy mẫu tâm tình dung dị, không thu hoạch được gì nhiều hơn.

Chia sẻ, nhọc nhằn...

loading...