Hỏi - Đáp

Lễ Hằng thuận là ‘ngược lại giáo lý của Đức Thế Tôn’

Chủ nhật, 20/09/2022 06:16

Vấn: Gần đây con thấy có rất nhiều đám cưới được tổ chức ở chùa được gọi là lễ Hằng Thuận, thậm chí là có nhiều ca sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng tổ chức lễ hằng thuận ở chùa. Con là một Phật tử chỉ vừa biết đạo và con thấy đây là một điều rất tốt đẹp.

Tuy nhiên, nhiều bạn của con bảo rằng đó chẳng qua là cách bắt chước theo tôn giáo khác. Nhiều bạn còn bảo thật là phản cảm khi các vị tu hành, giải thích đời là vô thường, tu hành để giảm bớt nghiệp duyên lại tổ chức lễ hằng thuận cho Phật tử vì như thế là lại kết duyên làm cho họ phải tiếp tục đọa vào sinh tử luân hồi, tham đắm, nhìn rất phảm cảm. Làm như thế là đi ngược lại với giới luật nhà Phật. Thật sự con cũng muốn tổ chức lễ hằng thuận cho chính mình ở chùa nhưng lại vô cùng phân vân vì sợ phạm giới luật và đi ngược lại với lời Phật dạy. Vậy xin Sư cho con biết Phật Tử như con có nên tổ chức lễ Hằng thuận ở chùa không? Lễ hằng thuận có đi ngược lại với giới luật nhà Phật không? Con xin vô cùng cảm ơn và kính mong nhận được lời giải đáp của Sư ạ.

Lễ hằng thuận của một đôi bạn trẻ được tổ chức tại chùa. Ảnh minh họa.

Lễ hằng thuận của một đôi bạn trẻ được tổ chức tại chùa. Ảnh minh họa.

Đáp:

Trong Phật giáo không có các tổ chức đám cưới dù lớn hay nhỏ, ngày nay có một số chùa ở Việt Nam cho Phật tử tổ chức làm đám cưới trong chùa là không đúng, tổ chức nầy gần như giáo hóa ngược lại giáo lý Đức Thế Tôn.

Giáo lý Đức Phật là khuyến giáo thoát ly sanh tư luân hồi, chẳng lẽ các nhà sư lạnh lùng cho làm lễ hằng thuận (đám cưới nhỏ) trong chùa? Đó là nói chuyện chùa có chư Tăng Ni tu hành có nguyên tắc nghiêm túc.

Đại luật, giới thứ 5, trong 13 giới tăng tàn:"...làm mai mối cưới gả, đem ý người nam bảo với người nữ, đem ý người nữ nói với người nam, hoặc thanh hôn lễ, hoặc tư thông, cho đến trong giây lát, phạm tội hữu dư..."

Còn có một số chùa, Trụ trì đứng ra làm sui gia với hàng xóm, cưới vợ cho con trai (tu sĩ) của mình để nối "thạnh dòng pháp?" làm sao cho tài sản không rơi ra ngoài dòng họ khác. Những nơi nầy làm việc truyền thừa đạo nghiệp bằng cách tổ chức cưới vợ cho con trai (tu sĩ). Phải chăng, quý Thầy thị chứng cho hậu duệ bước vào đường sanh tử luân hồi, khổ đau triền miên nơi bến tục?

Ngày nay một số chùa trong nước cũng như nước ngoài, nhất là các chùa ở các nước phương Tây thường tổ chức lễ hằng thuận theo lời thỉnh cầu của Phật tử muốn cho gia đình 2 bên và các con mình có phước báu, nên xin phép Thầy Bổn sư trích quỹ thời gian của chùa, làm lễ "hằng thuận" cho đôi trai gái, xin Bổn sư chứng minh cho con cháu hai họ được an cư lạc nghiệp trăm năm hạnh phúc. Quý Thầy vì phương tiện lợi tha, sáng kiến tổ chức không bị ảnh hưởng các tôn giáo khác, chỉ vì làm lợi lạc chúng sanh trong thế kỷ 21 nên có chấp thuận, nhưng không thành thể thống tập quán theo nguyên tắc tòng lâm quy chế.

loading...