Kiến thức
Linh hồn những người tự tử sau khi chết thường khó siêu thoát
Chủ nhật, 28/12/2020 11:16
Ông trời có đức hiếu sinh, sinh mệnh con người vô cùng trân quý nên không thể tùy tiện vứt bỏ được. Vì không muốn con người tự làm hại tính mệnh mình nên những người tự sát thì linh hồn thường khó siêu thoát.
Cuối năm 2016 Keidi nhận được tin nhắn từ một người bạn đã lâu không liên lạc. Sau một vài lời chào hỏi, mình biết bạn đang sinh sống và định cư ở nước ngoài và đã em bé nhỏ. Bạn hỏi mình một câu: "Có bao giờ chị nghĩ đến cái chết không?". "Em hay nghĩ đến cái chết. Nhưng nếu em chết em sẽ mang con em đi, vì em sợ không ai lo cho nó". Người bạn này của mình cuộc sống vợ chồng rất tốt nhưng bạn có bế tắc trong định hướng cuộc sống, và lý do chính theo Keidi nghĩ, là bạn bị trầm cảm sau khi sinh.
Keidi nói với bạn: "Nếu em chết để giải thoát thì chị nói cho em biết rằng có khi em không được giải thoát mà em còn khổ hơn bây giờ gấp nhiều lần. Làm kiếp người khó lắm. Không biết kiếp sau em có được làm kiếp người không. Hay em chỉ là cô hồn dạ quỷ cô đơn lẩn quẩn không siêu thoát được? Con em cũng khó lắm mới có kiếp người, em đừng tước đi cơ hội sống của nó."
Trào lưu trẻ nhỏ bị ám ảnh bởi quái vật Momo hướng dẫn tự tử trên các kênh Youtube và Youtube kids
Cõi tâm linh vô hình có không? Keidi đã từng trải nghiệm và nói: "Có thật". Những người được cho là người âm họ sống rất khổ sở và không đủ phước để siêu thoát hay đầu thai làm người. Có khi đầu thai thành súc sinh, được nuôi lớn rồi bị sát, có khi đầu thai thành cây cỏ, có khi bị đọa xuống địa ngục...
Chúng ta sinh ra trong cuộc sống đều có sứ mạng của mình. Nếu vì thử thách, không dám đương đầu không vượt qua được mà quyên sinh chỉ là người hèn nhát, đang cố trốn tránh trách nhiệm của ta trong cuộc đời, lại ích kỷ, không nghĩ được sự ra đi của mình sẽ đem lại đau thương mất mát cho người thân. Nghiệp lại càng nặng thêm thì đừng mong rằng sau này sẽ có được cuộc sống tốt đẹp hơn bây giờ.
Hãy biết trân trọng sự sống của chính mình
Được may mắn mang thân người, hãy coi những thử thách là nghiệp phải trả, cố gắng sống có ý nghĩa, cống hiến, phụng sự, và làm nhiều điều thiện lành để tích nhiều phước. Nếu ta đang làm điều tốt mà vẫn gặp chuyện trái ý nghịch lòng, đó là quả báo đến từ quá khứ. Những điều tốt đẹp ta đang làm là ta đang gieo nhân cho tương lai, và sẽ gặt thành quả một ngày đẹp trời nào đó trong tương lai. Còn nếu ai sống không tốt, làm điều xấu nhưng vẫn thấy họ may mắn, là họ đang được hưởng phước báo họ đã làm điều lành trong quá khứ, những điều xấu xa họ làm bây giờ họ sẽ gánh đủ trong tương lai. Đừng quá bi quan. Cuộc sống không dồn ép ai vào đường cùng bao giờ. Tất cả vấn đề đều có cách giải quyết. Chỉ là chúng ta đừng quẩn quanh một mình, mà hãy chia sẻ ra bên ngoài và nhận lấy sự giúp đỡ của những người xung quanh.
Mọi chúng sinh trên thế gian dù là con người hay con vật đều có tính ham sống sợ chết, nếu không đến mức đau khổ tột cùng có lẽ chẳng có ai lại lựa chọn hủy hoại chính mạng sống của mình. Những người tự sát họ đâu biết được rằng hành động hủy hoại sinh mạng của mình không những không làm họ bớt khổ đau mà còn khiến họ mang trọng tội, chuốc thêm bao nhiêu nỗi thống khổ cho tâm linh của họ.
Nguyên nhân, phương pháp loại trừ 'Tự tử' theo quan điểm Phật giáo
Một sinh linh khi chào đời đã mang trong mình bốn ơn nặng, đó là ơn cha, ơn mẹ, ơn thầy dạy đạo và ơn chúng sinh (có thể thu nhỏ lại là ơn xã hội). Bốn ơn nặng dù cho trải qua muôn kiếp cũng khó đền. Rồi còn biết bao nhiêu khổ đau tìm đến, đó đều là những món nợ mà sinh linh cần phải trả, vậy mà người tự sát lại chọn con đường trốn chạy, tự kết thúc sinh mạng của mình để trốn nợ, không biết rằng nợ càng thêm nợ, khổ càng thêm muôn phần. Trừ những người tự sát vì nghĩa cử cao đẹp như tự sát để cứu người, người tướng sĩ tự sát vì quốc gia, người con gái tự sát vì bảo vệ danh tiết… thì được giảm nhẹ tội (vẫn tính là có tội), những người tự sát vì những lí do ngu si thì đều phải chịu những hình phạt rất thống khổ.
Quả báo của việc tự tử
Dưới góc nhìn Phật giáo, người tự tử là người có tội giết người mặc dù mình tự sát vẫn có tội như giết người khác. Thậm chí, tội giết mình còn nặng hơn tội giết người khác. Nói cách khác, tự tử là phạm tội sát sinh! Tội nặng nhất trong tội sát sinh!
Trong nhiều bài kinh Đức Phật dạy, chúng sinh nào tạo tội sát sinh thì có nhân quả đọa vào ba đường ác là địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh (kinh Nghiệp Báo Của Nghiệp Giết - Tương Ưng II, chương 8, phẩm 1, phần Đống xương; kinh Người Sinh Làm Nữ Dạ Xoa trích kinh Pháp Cú - tích truyện…). Trong năm điều đạo đức của người Phật tử tại gia, Đức Phật dạy không sát sinh, không giết hại sinh mạng của chúng sinh. Với quan điểm của đạo Phật tự sát cũng là một việc sát sinh, đó là giết hại chính thân mạng của mình.
Tự tử không giải quyết được nhân quả của mình, không giải quyết được tội lỗi của mình. Chúng sinh tạo tội xong sợ tội, chúng sinh buồn khổ vì tội, chúng sinh đi tự tử bảo là hết tội, chết là hết tội. Không có chuyện chết là hết tội. Nếu đã tạo tội, tạo ra nghiệp ác rồi thì chết các nghiệp ấy vẫn đi theo và sang kiếp sau nó vẫn trổ ra, chúng sinh vẫn trả nghiệp, trả ác, trả tội như thường và còn nặng thêm.
Tự tử sẽ gặp khó khăn trong việc tái sinh
Tự sát và giết người cũng là tội như nhau. Tự sát cũng là giết người, mà giết chính mình. Quả báo đều phải xuống địa ngục. Nếu nghĩ đời khổ quá, chán đời quá, chết đi cho hết khổ. Nhưng mà tự sát thì không hết khổ, chết rồi, cái khổ lại còn khổ hơn. Y cứ theo những lời dạy của Đức Phật chúng ta biết rằng người tự tử sẽ chịu quả báo rất đau khổ và linh hồn sau khi chết thường rất khó siêu thoát. Vì vậy, tất cả những ai đang có tư tưởng muốn tự tử hãy thay đổi quan điểm chết là hết, chết cho nhẹ người để không phải chịu quả báo khổ cho mình và ảnh hưởng đến những người xung quanh.
Luật nhân quả rất công bằng với tất cả. Khi một người làm ác thì phải trả quả khổ, có thể trả ngay, có thể kiếp khác, khi hội đủ duyên. Theo luật nhân quả thì bạn bị ốm yếu, bệnh hoạn, bị kẻ khác bắt nạt, đày đoạ, đánh đập, tóm lại là sống dở chết dở… tức là bạn đang phải trả những quả đã gieo nhân ác trong quá khứ.
Vì thế, nếu muốn tránh khổ đau bằng ách tự sát thì tức là bạn đang đi ngược lại luật nhân quả. Đó là điều không thể.
Chết có thể là hết khổ, nhưng là cái chết kiểu khác, chết thanh thản. Còn chết do tự sát, chắc chắn là một sự tiếp nối vòng xoáy khổ đau hơn. Chẳng hạn, một kẻ giết người, bị xử tù, và rồi tự sát chết, thì với luật pháp thế gian, là hết tội. Nhưng với luật nhân quả thì chết sẽ tiếp tục trả quả khổ và tội còn nặng hơn.
Người tự sát sau khi chết và thọ xong quả báo tự sát rồi thì phải đi đến các địa ngục lớn nhỏ mà thọ hình tiếp cho đến khi nghiệp tận rồi, họ mới có thể thoát ra và đi đầu thai. Nhưng tái sinh vào đâu, việc này còn tùy thuộc vào nghiệp đã tạo của họ.