Lời Phật dạy

Lời Phật dạy: Cách để có được hành vi tốt

Thứ bảy, 22/01/2020 07:40

Chỉ khi nào một người giữ được tâm thanh tịnh và tiếp tục làm điều thiện, khi tai họ phải nghe những lời khó chịu, khi người khác thể hiện ác ý với mình, hoặc khi anh ta thiếu thức ăn, quần áo và nơi trú ẩn, nhưng chúng ta có thể gọi anh ta là tốt.

> Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Lời Phật dạy 

Những ai đang tìm kiếm con đường giác ngộ phải luôn ghi nhớ sự cần thiết phải luôn giữ gìn cơ thể, lời nói và tâm thanh tịnh.

Những ai đang tìm kiếm con đường giác ngộ phải luôn ghi nhớ sự cần thiết phải luôn giữ gìn cơ thể, lời nói và tâm thanh tịnh.

Những ai đang tìm kiếm con đường giác ngộ phải luôn ghi nhớ sự cần thiết phải luôn giữ gìn cơ thể, lời nói và tâm thanh tịnh. Muốn giữ cho tâm thanh tịnh, người ta không nên sát sinh, không nên trộm cắp hay phạm tội thông dâm. Muốn giữ cho lời nói trong sạch người ta không nên nói dối, hay lặng mạ, lừa gạt, hay nuông chiều sở thích nói chuyện vu vơ. Muốn giữ cho tâm thanh tịnh, người ta phải loại trừ mọi tham, sân và đánh giá nhầm lẫn.

Nếu tâm trí ô uế thì chắc chắn việc làm của họ cũng sẽ ô uế. Nếu việc làm ô uế thì sẽ phải đau khổ. Vì thế điều quan trọng nhất là giữ cho thân tâm luôn thanh tịnh. Chỉ khi nào một người giữ được tâm thanh tịnh và tiếp tục làm điều thiện, khi tai họ phải nghe những lời khó chịu, khi người khác thể hiện ác ý với mình, hoặc khi anh ta thiếu thức ăn, quần áo và nơi trú ẩn, nhưng chúng ta có thể gọi anh ta là tốt. Vì thế những ai có việc làm tốt và giữ tâm thanh tịnh chỉ khi môi trường xung quanh thỏa mãn thì thật ra không phải là người tốt. Chỉ những người nghe lời dạy của Đức Phật và rèn luyện tâm trí thể xác của mình theo những lời dạy ấy mới thật sự gọi là người tốt, nhu mì và thanh thản.

Bài liên quan

Cũng như đối với tính thích hợp của từ ngữ được sử dụng, có năm cặp từ trái nghĩa: những từ thích hợp với hoàn cảnh của họ và những từ không thích hợp với hoàn cảnh của họ, những từ thích hợp với thực tế và những từ không thích hợp, những từ nghe thích thú và những từ nghe sông sượng, những từ có lời và những từ có hại, những từ đống cảm và những từ thù ghét. Cho dù chúng ta thốt nên từ nào chăng nữa cũng nên chọn lọc cẩn thận đối với người khác sẽ nghe và chịu ảnh hưởng của những từ ấy trong những việc làm tốt hay xấu. Nếu tâm trí của chúng ta tràn đầy sự cảm thông và lòng từ bi thì chúng ta sẽ ngăn chặn từ ngữ xấu. Chúng ta không nên để cho những từ xấu phát ra lỡ lời nếu không chúng ta sẽ kích thích cảm giác giận dữ và thù hận. Từ chúng ta nói ra lúc nào cũng phải là từ đồng cảm và trí tuệ. Chúng ta phải rèn luyện tâm trí mình và để cho con tim tràn ngập sự cảm thông, đồng came, sao cho chúng ta không bị lời lẽ do người khác thốt ra gây phiền muộn con người nên rèn luyện tâm trí của mình và nên rộng mở như đất, vô hạn như bầu trời, sâu như dòng sông lớn và mềm như da thuộc. Ngay cả khi kẻ thù bắt được và tra tấn bạn, nếu bạn cảm thấy oán giận thì bạn chưa theo lời dạy của Đức Phật. Trong mọi hoàn cảnh bạn nên học cách suy nghĩ “Tâm trí tôi không thể lay chuyển. Lời nói thù hận và giận dữ sẽ không vuột ra khỏi môi tôi”.

Chúng ta không nên để cho những từ xấu phát ra lỡ lời nếu không chúng ta sẽ kích thích cảm giác giận dữ và thù hận. Từ chúng ta nói ra lúc nào cũng phải là từ đồng cảm và trí tuệ.

Chúng ta không nên để cho những từ xấu phát ra lỡ lời nếu không chúng ta sẽ kích thích cảm giác giận dữ và thù hận. Từ chúng ta nói ra lúc nào cũng phải là từ đồng cảm và trí tuệ.

Những ai đang tìm sự giác ngộ phải thận trọng trong từng bước đi. Cho dù khát vọng có cao đến mấy đi nữa nhưng phải đi từng bước một. Các bước trên con đường dẫn đến Giác ngộ phải được chọn trong đời sống thường nhật của chúng ta. Ngay bước khởi đầu trên con đường dẫn đến sự giác ngộ, đối với chúng ta có 20 trở ngại cần khắc phục trên thế gian này.

1. Đối với người nghèo, khó mà rộng lượng

2. Đối với người tự phụ thật khó tìm hiểu con đường Giác Ngộ

3. Thật khó tìm sự giác ngộ bằng cái giá phải trả của sự hy sinh cái tôi

4. Thật khó sinh ra trong khi Đức Phật vẫn còn trên thế gian

5. Thật khó nghe lời dạy của Đức Phật

6. Thật khó giữ cho tâm thanh tịnh cưỡng lại bản năng của thể xác

7. Thật khó không ham muốn những gì không xinh đẹp và hấp dẫn

8. Thật khó đối với một người khỏe mạnh không dùng sức mạnh để thỏa lòng ham muốn của mình

9. Thật khó tránh được giận dữ khi người khác thóa mạ mình

10. Thật khó giữ được sự ngây thơ khi bị cám dỗ bằng những hoàn cảnh đột ngột

11. Thật khó buộc mình tìm hiểu rộng và thấu đáo

12. Thật khó không xem thường người mới học

13. Thật khó giữ mình khiêm tốn

14. Thật khó tìm được bạn tốt

15. Thật khó chịu đựng được sự rèn luyện kéo dài dẫn đến sự Giác ngộ

16. Thật khó không bị xáo trộn bởi những điều kiện và hoàn cảnh bên ngoài

17. Thật khó dạy người khác bằng khả năng của họ

18. Thật khó giữu được tâm hồn thanh thản

19. Thật khó không tranh luận về điều phải trái

20. Thật khó tìm ra và học hỏi phương pháp tốt

Trích Lời Phật dạy

Người dịch Nguyễn Văn Lâm

loading...