Lời Phật dạy
Rượu gây ra 36 tội lỗi nên đức Phật cấm uống, cấm mời, cấm buôn bán rượu
Nếu là một Phật tử đã thọ giới Bồ Tát, mà lại có tâm cố ý uống rượu là điều tuyệt đối không thể chấp nhận. Vì như vậy là trái tư cách của một vị Bồ Tát. Vì rượu là vực sâu của tội ác, là cửa ngõ sanh tử họa hại. Khi đã uống rượu vào thì dễ tạo các tội lỗi.
Đức Phật dạy về sự bình đẳng dù sinh con trai hay con gái
Với tuệ giác của Thế Tôn, Ngài đánh giá nhân cách một con người tốt hay xấu, hữu dụng hay vô dụng hoàn toàn không dựa vào giới tính, địa vị, giai cấp hoặc chủng tộc mà tùy thuộc vào nghiệp lực (nghiệp cũ và mới) của chính cá nhân ấy.
Tôi phải làm gì để cuộc sống hạnh phúc hơn?
Sống trong hiện tại, đừng quá nghĩ về quá khứ, và lo lắng về tương lai chưa tới. Sống lương thiện, minh bạch, tôn trọng mình, tôn trọng người khác. Sống không phải là nhẫn nhục, mà là vị tha. Đó là một số điều bạn cần cho cuộc sống của mình.
Lời Phật dạy sâu sắc về tác hại của lời nói dối
Đức Phật dạy, nói dối chia làm 4 loại: vọng ngữ, ỷ ngữ, ác khẩu, lưỡng thiệt. Đây là 4 loại nói dối khiến bản thân mỗi người tạo gây nghiệp ác. Chính những cách nói này là tội ác mà người nói khiến cho những người xung quanh bị hại hay xa lánh. Vì thế, cần phải tránh xa.
Đức Phật dạy về cách xa lìa ái dục, xử lý năng lượng tình dục
Vướng mắc vào sắc dục là căn nguyên của bao nhiêu si mê lầm lỗi. Thời xưa đã có đệ tử của Phật đặt câu hỏi về xử lý năng lượng tình dục và được đức Phật giảng giải. Bài giảng dưới đây của Thiền sư Thích Nhất Hạnh cho ta thấy rõ điều đó.
Vì sao đức Phật dạy ta nên kết bạn với người hiền trí
Đức Phật đã nói: không có điều gì gây ra những cá tính xấu ở một người bằng việc có bạn xấu, không có điều gì giúp ích cho việc tạo ra cá tính cao đẹp bằng việc có bạn tốt. Ngài cũng dạy rằng: phước đức cao quý nhất đến từ việc xa lánh kẻ u muội và kết giao với người hiền trí.
Lời Phật dạy sâu sắc về sự ích kỷ
Chúng ta sống ở thế gian này không nên vì chính mình, vì chính mình thì phạm vi đó quá nhỏ, đó chính là vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Ta sống ở thế gian này là vì ai vậy? Vì tất cả chúng sanh.
Những lời Phật dạy sâu sắc về tình yêu đôi lứa
Phật dạy, duyên sâu thì hợp, duyên mỏng thì tan, vạn pháp tùy duyên, không cầu sẽ không khổ. Vì thế, phải chăng là nên lấy tư thái an tĩnh, mỉm cười nhìn chuyện người chuyện đời chuyển biến, nhìn lá rụng rời cành hôm nay thành mầm non nảy xanh biếc trên đầu cành ngày mai.
Đức Phật dạy về cúng thí và ngạ quỷ
Vào mỗi dịp rằm tháng 7 và lễ Vu Lan, Phật tử thường có tục lệ cúng thí người đã mất. Vậy ý nghĩa của việc cúng thí này như thế nào? Liệu có thế giới bên kia không, và người thân đã mất có nhận được không? Trong giáo lý Phật giáo có kinh sách nào nói về ngạ quỷ hay không?
Lời Phật dạy sâu sắc về việc nhẫn nhịn trong cuộc sống
Đức Phật dạy rằng: “Nhứt thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh, như lộ diệc như điển, ưng tác như thị quán”. Có nghĩa rằng trong đời sống, chúng ta phải học chữ nhẫn, ấy là một phương pháp tu tập để tạo nên nghiệp lành, vãn sanh cực lạc và không oán trách trời cao.
Lời Phật dạy sâu sắc về việc hãy sống trọn vẹn hạnh phúc trong hiện tại
Đức Phật chỉ dạy rằng cứu chữa cho tâm quan trọng hơn là cho thân, vì đó là nguyên nhân gây ra bao điều tội lỗi. Người có tâm từ bi rộng lớn và hành vi thiện lành, tâm sẽ ít bị vẫn đục bởi phiền não tham, sân, si chi phối.
Lời Phật dạy sâu sắc về việc không nên ôm ấp những lời sỉ nhục
Trong kinh, Phật ví dụ người ác mắng chửi người thiện, người thiện không nhận lời mắng chửi đó thì người ác giống như người ngửa mặt lên trời phun nước bọt, nước bọt không tới trời mà rơi xuống ngay mặt người phun. Thế nên có thọ nhận mới dính mắc đau khổ, không thọ nhận thì an vui hạnh phúc.
Kinh Akkosa và bài học đức Phật dạy về sự nhục mạ
Qua bài học Akkosa Bharadvaja nhục mạ đức Phật, chúng ta hãy cùng xem đức Phật đã xử lý thế nào. Liệu có phải Ngài chịu lặng thinh, nhẫn nhịn, không thanh minh? Liệu ngài chịu mặc cho người ta nhục mạ? Không, đức Phật rất dũng cảm, thẳng thắn, và thường qua các tình huống để giáo hóa lại chúng sinh.
Lời Phật dạy sâu sắc về sự tôn trọng mọi người
Một trong những điều Đức Phật dạy con người chính là sự tôn trọng với mọi người, cũng như lời Đức Phật đã căn dặn: Cung kính đối với người là sự trang nghiêm cho chính mình.
Chưa buông được chỉ vì chưa đau thấu tận tâm can
Con người ta khi phải buông bỏ thứ gì đó thì luôn cảm thấy phiền não, cũng day dứt không yên. Có người dù muốn buông tay nhưng lại không thể hạ quyết tâm mạnh mẽ. Vậy phải làm sao? Hãy đọc câu chuyện sau và cùng chiêm nghiệm.
Phật dạy: Vợ chồng sống với nhau phải nhớ hai chữ tu khẩu
Vợ chồng sống với nhau, muốn hạnh phúc thì nhất định phải biết nhẫn nhịn, bao dung, phải để ý lời ăn tiếng nói hàng ngày tránh làm tổn thương nhau.
Thiền sư Norman cùng những lời khuyên về lời Phật dạy khi gặp khó khăn
Không phải cứ trốn tránh khó khăn là sẽ có một cuộc sống vui vẻ hạnh phúc. Ngược lại, nó chỉ làm cho nỗi đau trở nên sâu sắc hơn. Hãy đối mặt và đừng phủ nhận điều đó bởi những cảm xúc lo lắng, sợ hãi khi gặp khó khăn là khởi nguồn của sự không hài lòng về cuộc sống.
Có hiếu với mẹ cha tức là kính Phật
Đức Phật trong lúc du hành gặp một đống xương khô, ngài liền đảnh lễ sát đất. Đệ tử của Phật là ngài Anan ngạc nhiên hỏi Phật vì lý do gì mà lễ đống xương khô ấy. Đức Phật dạy rằng, đống xương khô này hoặc tổ tông kiếp trước, hoặc là cha mẹ nhiều đời của ta nên ta chí thành kính lễ.
Phật dạy: Con người ta gặp nhau nhờ duyên, yêu nhau bởi nợ và chia ly do phận
Người xưa có câu: “Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, vô duyên tương diện bất tương phùng.” Vì vậy, mọi sự đến và đi trong cuộc đời đều là duyên phận, không cần phải cưỡng cầu!
Lời Đức Phật dạy: Đi nhiều, khó tu!
Đức Phật luôn khuyến khích các Tỳ kheo nên du hành giáo hóa độ sanh nhưng 3 tháng mùa mưa, Thế Tôn thường khuyến tấn các Tỳ kheo nên dừng chân an cư, ở yên một chỗ tu học, thúc liễm thân tâm, trau dồi giới định tuệ. Bởi ở lâu một chỗ sinh ra dính mắc, mà du hành nhiều e lắm gian nan.