Sách Phật giáo
Lòng bồ đề tâm (P.2)
Thứ hai, 11/04/2015 10:53
Theo luận lý của khoa học, Trí tuệ, Tâm trí và Tiềm thức là ba chiều của không gian tâm thức. Tâm thức phát triển thì Trí tuệ phát triển. Nhưng Trí tuệ phát triển chưa làm cho Tâm thức phát triển.
2. Trí tuệ, Tâm trí và Tiềm thức
Giáo sư Gardner đề xuất 8 hình thái khác nhau để miêu tả phạm vi rộng lớn các tiềm năng Trí tuệ [Huệ] của con người. Những hình thái Trí huệ này bao gồm: (1)Trí tuệ ngôn ngữ; (2) Trí tuệ logic, toán học; (3) Trí tuệ không gian; (4) Trí tuệ vận động thân thể; (5) Trí tuệ âm nhạc; (6) Trí tuệ về tự nhiên; (7) Trí Tuệ giao tiếp và (8) Trí Tuệ nội tâm. Sự phân tích đa diện của Trí Tuệ là một khám phá thú vị, nhưng chưa phải là tất cả.
Tuy nhiên, Trí Tuệ Tâm Linh (siêu tâm lý,) chưa được Gardner biết đến để đề cập trong công trình nghiên cứu tâm lý học ở trên. Khoa học về trí tuệ nếu chỉ chú trọng đến triết học duy vật mà không đề cập tới triết học duy tâm củng như luận về mặt trái của đồng tiền mà không biết cái mặt phải nó như thế nào củng như người mù sờ voi chân lý. Những triết học Duy Tâm đã có những hiểu biết khá sâu sắc về Trí Tuệ nhưng vẫn chưa hoàn toàn, chỉ có Phật giáo mới biết về Trí tuệ rốt ráo này từ hơn hai ngàn năm trăm năm trước.
Tuy nhiên, Trí Tuệ Tâm Linh (siêu tâm lý,) chưa được Gardner biết đến để đề cập trong công trình nghiên cứu tâm lý học ở trên. Khoa học về trí tuệ nếu chỉ chú trọng đến triết học duy vật mà không đề cập tới triết học duy tâm củng như luận về mặt trái của đồng tiền mà không biết cái mặt phải nó như thế nào củng như người mù sờ voi chân lý. Những triết học Duy Tâm đã có những hiểu biết khá sâu sắc về Trí Tuệ nhưng vẫn chưa hoàn toàn, chỉ có Phật giáo mới biết về Trí tuệ rốt ráo này từ hơn hai ngàn năm trăm năm trước.
Theo luận lý của khoa học, Trí Tuệ, Tâm Trí và Tiềm Thức là ba chiều của Không Gian Tâm Thức. Tâm Thức phát triển thì Trí Tuệ phát triển. Nhưng Trí Tuệ phát triển chưa làm cho Tâm Thức phát triển. Tâm Thức phát triển chỉ khi cùng đồng thời với ba sự biến đổi của phát triển Trí Tuệ, buông xã Tâm Trí và khơi mở Tiềm Thức. Một chiều của Trí Tuệ biến đổi không thể làm phát triển Tâm Thức mà phải có cả ba chiều biến đổi thì Tâm Thức mới phát triển được.
Ở một phương diện khác, trong Tiềm Thức có Bản Năng và Trực Giác. Nếu Trí Tuệ thuộc về ý thức, thì Bản Năng thuộc về vô thức và Trực Giác thuộc về siêu ý thức. Cả ba cái thuộc về bên trong của con người. Trí Tuệ là tầng lầu thứ hai, Bản Năng là tầng dưới và Trực giác tầng trên cùng, tầng thức ba. Bắt đầu từ bên ngoài được tích luỹ từ tri thức, từ kinh nghiệm, tập quán, ngấm sâu vào máu thịt, vào hơi thở, vào từng tế bào rồi hình thành lên thành bản lĩnh Trí Tuệ. Bản năng và Trực giác, thuộc về siêu ý thức, nằm ở sâu thẳm bên trong và được hình thành từ nhiều kiếp sống, được hình thành từ quá trình tiến hoá của loài người. Bản năng gần với thuộc tính của con vật, Trí Tuệ làm cho con người khác với con vật, nhưng Trực giác mới thực sự làm cho con người trở thành Người. Một trong đặc tính của Trực giác là Cảm xúc. Cảm Xúc tích cực là cảm xúc phát triển. Cảm xúc tiêu cực là cảm xúc phá hủy. Cảm xúc có thể phát triển hay phá hủy Tâm Thức. Cảm xúc lôi kéo Tâm Trí, lôi kéo suy nghĩ, lôi kéo ý tưởng, lôi kéo tưởng tượng,... và rồi lôi kéo hành động đến ba độc (tham, sân và si,) đó là cảm xúc phá hủy. Đó là vô minh che mờ Trí Tuệ, làm tối tăm Tâm Thức. Tâm Trí luôn liên hệ với vô minh, với ngã chấp, luôn cho sự vật, những ý nghĩa theo ngã, ngã sở, theo các tâm tham, sân, si, đầy phiền não, mà lãng quyên đi thật tướng của sự vật. Tâm Trí luôn gây rối loạn cho Tâm Thức, luôn phụ thuộc vào trạng thái của tình cảm. Trong Tâm Trí cảm xúc là một yếu tố quan trọng nhất. Tâm Trí hiện lên đủ chuyện nhị nguyên: phải hay trái, đúng hay sai, đẹp hay xấu,... để rồi khởi lên mọi thứ tâm thiện hoặc ác. Tâm Trí không những khởi lên những vấn đề của hiện tại, mà còn nhớ lại các cảnh thuộc quá khứ, mơ ước, và tham vọng các cảnh trong tương lai.
Ở một phương diện khác, trong Tiềm Thức có Bản Năng và Trực Giác. Nếu Trí Tuệ thuộc về ý thức, thì Bản Năng thuộc về vô thức và Trực Giác thuộc về siêu ý thức. Cả ba cái thuộc về bên trong của con người. Trí Tuệ là tầng lầu thứ hai, Bản Năng là tầng dưới và Trực giác tầng trên cùng, tầng thức ba. Bắt đầu từ bên ngoài được tích luỹ từ tri thức, từ kinh nghiệm, tập quán, ngấm sâu vào máu thịt, vào hơi thở, vào từng tế bào rồi hình thành lên thành bản lĩnh Trí Tuệ. Bản năng và Trực giác, thuộc về siêu ý thức, nằm ở sâu thẳm bên trong và được hình thành từ nhiều kiếp sống, được hình thành từ quá trình tiến hoá của loài người. Bản năng gần với thuộc tính của con vật, Trí Tuệ làm cho con người khác với con vật, nhưng Trực giác mới thực sự làm cho con người trở thành Người. Một trong đặc tính của Trực giác là Cảm xúc. Cảm Xúc tích cực là cảm xúc phát triển. Cảm xúc tiêu cực là cảm xúc phá hủy. Cảm xúc có thể phát triển hay phá hủy Tâm Thức. Cảm xúc lôi kéo Tâm Trí, lôi kéo suy nghĩ, lôi kéo ý tưởng, lôi kéo tưởng tượng,... và rồi lôi kéo hành động đến ba độc (tham, sân và si,) đó là cảm xúc phá hủy. Đó là vô minh che mờ Trí Tuệ, làm tối tăm Tâm Thức. Tâm Trí luôn liên hệ với vô minh, với ngã chấp, luôn cho sự vật, những ý nghĩa theo ngã, ngã sở, theo các tâm tham, sân, si, đầy phiền não, mà lãng quyên đi thật tướng của sự vật. Tâm Trí luôn gây rối loạn cho Tâm Thức, luôn phụ thuộc vào trạng thái của tình cảm. Trong Tâm Trí cảm xúc là một yếu tố quan trọng nhất. Tâm Trí hiện lên đủ chuyện nhị nguyên: phải hay trái, đúng hay sai, đẹp hay xấu,... để rồi khởi lên mọi thứ tâm thiện hoặc ác. Tâm Trí không những khởi lên những vấn đề của hiện tại, mà còn nhớ lại các cảnh thuộc quá khứ, mơ ước, và tham vọng các cảnh trong tương lai.
Tiềm Thức (gồm Bản năng và Trực giác) cùng với Tâm Thức tạo thành nhửng dòng chảy liên tục. Cho nên, Trí Tuệ, Tâm Trí, và Tâm Thức nó là như vậy. Nó không thể khác được, nó không thể hiểu khác đi. Nó phải là như vậy.
Chúng ta cũng có thể dùng ngôn ngữ toán học có thể diễn đạt những điều này. Nếu coi Tâm Thức là một hàm số, có ba biến số, biến số thứ nhất là Trí Tuệ, biến số thứ hai là Tâm Trí và biến số thứ ba là Tiềm Thức. Hàm Tâm thức đạt cực đại khi và chỉ khi hai biến số Trí Tuệ và Tiềm Thức đạt cực đại cùng đồng thời với với biến số Tâm Trí đạt cực tiểu. Nó là hàm ba biến. Có thể bằng những phương trình, những phép toán vi phân, những phép toán tích phân, những phổ, những phép rời rại... để mô tả điều này được không? Phật giáo biết, Toán học hiểu? Nhưng nếu mô tả được, thì hãy mô tả hàm Tâm Thức với biến số Trí Tuệ chỉ cần là hàm đa thức đơn giản mà thôi; chỉ cần đạo hàm một vài lớp là nó có thể trở thành tuyến tính hoặc bằng không. Nhưng với biến số Tâm Trí và Tiềm Thức thì khác đấy, hàm Tâm Thức lúc này phải là dạng phổ hoặc là những hàm số phức tạp, nó không thể tuyến tính sau vài ba lần đạo hàm đâu, nó phải có những điểm kỳ dị, nó phải có những bước nhảy, nó phải có những điểm gãy,... Và có thể biến số này còn có thể là hàm số của biến số kia.
Quan hệ toán học này phải là quan hệ phức tạp, không thể đơn giản được. Nhưng lời giải của nó sẽ là đầy bất ngờ. Cực trị của Tâm Thức đầy bất ngờ. Nó có thể đạt cực trị tại những điểm, những tọa độ đơn giản nhất. Do đó, Tâm Thức nó là như vậy. Trí Tuệ nó là như vậy. Tâm Trí nó là như vậy. Tiềm Thức và Trực Giác nó là như vậy. Nhửng điều trên đây chỉ là tương đối nhị nguyên chứ không là chân lý bất nhị. Nói ra là đã sai rồi. Phật giáo gọi là bất khả tư nghị (không thể nói được.)
Còn nữa...
Lê Huy Trứ
Trích trong "Lòng bồ đề"
TIN, BÀI LIÊN QUAN:
Quan hệ toán học này phải là quan hệ phức tạp, không thể đơn giản được. Nhưng lời giải của nó sẽ là đầy bất ngờ. Cực trị của Tâm Thức đầy bất ngờ. Nó có thể đạt cực trị tại những điểm, những tọa độ đơn giản nhất. Do đó, Tâm Thức nó là như vậy. Trí Tuệ nó là như vậy. Tâm Trí nó là như vậy. Tiềm Thức và Trực Giác nó là như vậy. Nhửng điều trên đây chỉ là tương đối nhị nguyên chứ không là chân lý bất nhị. Nói ra là đã sai rồi. Phật giáo gọi là bất khả tư nghị (không thể nói được.)
Còn nữa...
Lê Huy Trứ
Trích trong "Lòng bồ đề"
TIN, BÀI LIÊN QUAN: