Sách Phật giáo
Lòng bồ đề tâm (P.3)
Chủ nhật, 18/04/2015 08:29
Trí Huệ Bát Nhã, có công năng như chiếc thuyền đưa chúng sanh một cách rốt ráo, từ bên này bờ mê muội triền trược của phàm phu, đến bên kia bờ giác ngộ giải thoát của chư Phật, nên cổ nhơn cũng gọi là "con thuyền Bát Nhã."
3. Trí Tuệ Bát Nhã
Nhửng phân tích và định nghĩa trên đây của Tâm Lý Học về trí tuệ, tâm trí và tâm thức chỉ là vọng ngôn, nếu đem so sánh với nghĩa "trí huệ" của Phật giáo thì nghĩa "trí huệ" trong Bát Nhã Tâm Kinh có phần rõ ràng và xác đáng hơn hết nhưng cần phải cân nhắc và chọn lọc thật kỹ, bỏ ra các thứ Trí Huệ sau đây, mới đúng với y nghĩa của "Bát Nhã."
1. Trí Huệ thế gian: Trong thế gian, những người học rộng thấy xa, thông minh lanh lợi, khôn khéo lịch duyệt, hay giỏi mọi phương diện, thiên hạ gọi đó là người "trí huệ." Nhưng trí huệ đó là trí huệ, kiến thức, trí thức của thế tục phàm phu, chứ không phải là "Trí Huệ Bát Nhã," chưa hẳn phải là bậc thiện tri thức.
2. Trí Huệ ngoại đạo: Chúng ngoại đạo tu thiền định lâu ngày cũng có trí huệ, biết được quá khứ vị lai, có ngũ thần thông biến hoá vô cùng với nhiều pháp kỳ lạ. Nhưng trí huệ đó là Tà Trí Huệ, chứ không phải là Trí Huệ Bát Nhã.
3. Trí Huệ Nhị Thừa: Hàng Thanh Văn và Duyên Giác, do tu pháp Tứ Đế và Thập Nhị Nhơn Duyên mà đặng đạo quả. Các vị này đã khỏi sanh tử luân hồi, thần thông tự tại và có trí huệ biết được việc quá khứ, hiện tại và vị lai. Nhưng trí huệ đó thuộc về Tiểu Thừa Trí Huệ, chỉ thấy về "ngã không chơn như" chớ chưa thấy được "pháp không chơn như," nên cũng không phải Trí Huệ Bát Nhã.
Muốn phân biệt Trí Huệ Bát Nhã khác với trí huệ của phàm phu, ngoại đạo và Tiểu Thừa, thì chúng ta nên dịch nghĩa chữ "Bát Nhã" như sau: Trí Huệ Phật là Trí Huệ rốt ráo (Bát Nhã Ba La Mật.) Cho nên, duy chỉ có trí huệ Phật hay của Đại Thừa Bồ Tát, mới đúng là Trí Huệ Bát Nhã.
Công dụng cũa Trí Huệ Bát Nhã, như các định tinh trong vũ trụ với lữa Tam Muội chiếu phá các mây mù vô minh vọng chấp: ngã, pháp, bốn tướng (ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả,) có, không, chẳng phải có, chẳng phải không v.v...Bởi thế nên Trí Huệ Bát Nhã chiếu soi các pháp, thì pháp nào cũng bỏ hình tướng giả dối, mà hiện ra tướng chơn thật. Tướng chơn thật của các pháp đã hiện, tức là chơn tâm, chơn như hay chơn lý của vũ trụ hiện ra vậy.
Trí Huệ Bát Nhã, không phải do tu mới có, hay nhờ các nhân duyên bên ngoài luyện tập mới thành. Nó có sẳn trong mỗi chúng sanh từ vô thỉ đến nay. Dù ở địa vị phàm phu nó cũng không giảm, hay chúng quả Thánh nó cũng không thêm. Nó đã không bị các vô minh phiền não tàn phá, trái lại còn phá tiêu tất cả vô minh phiền não từ vô thỉ đến nay. Nó phá một cách rốt ráo và dễ dàng bởi thế nó được gọi là "Bát Nhã Ba La Mật" Trí Huệ rốt ráo.
Trí Huệ Bát Nhã, có công năng như chiếc thuyền đưa chúng sanh một cách rốt ráo, từ bên này bờ mê muội triền trược của phàm phu, đến bên kia bờ giác ngộ giải thoát của chư Phật, nên cổ nhơn cũng gọi là "con thuyền Bát Nhã."
BA LA MẬT: "ba la mật" hoặc "ba la mật đa" là dịch âm của chữ Phạn "Paramita." Có hai nghĩa:
1. Đáo bỉ ngạn: Đến bờ bên kia. Trí Huệ Bát Nhã có công năng đưa chúng sanh từ bờ phiền nảo mê muội của phàm phu bên này, mà qua đến bờ giác ngộ giải thoát của chư Phật bên kia, nên gọi là "Bát Nhã Ba La Mật."
2. Cứu kính viên mãn: hoàn toàn rốt ráo. Theo tục ngữ ở Ấn Độ, phàm làm việc gì, khi đã được hoàn toàn viên mãn, thì gọi là "Ba La Mật." Trí Huệ Bát Nhã là loại trí huệ đã rốt ráo viên mãn, nên gọi là "Bát Nhã Ba La Mật."
Theo kinh điển Đại Thừa, Phật nói kinh "Đại Bát Nhã" tại 4 chỗ, 16 hội, được gồm chép lại thành 600 quyển, trong 22 năm mới xong (nhị thập nhị niên Bát Nhã đàm.) Đức Phật Thích Ca Mâu Ni củng đã nói kinh này tại tịnh xá của ông Trưởng Giả Cấp Cô Độc trong vườn của Thái Tử Kỳ Đà, ở nước Xá Vệ. Kinh được Ngài A Nan kiết tập lại. Ngài Tam Tạng Pháp Sư tên Cưu Ma La Thập dịch từ văn Phạn (Ấn Độ) qua văn Trung hoa. Kinh Đại Bát Nhã được tóm tắt lại thành "Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh," gồm có 260 chữ.
TAM TẠNG PHÁP SƯ: Tam Tạng là ba kho tàng; vì có công năng trùm chứa văn nghĩa của Phật pháp, nên gọi là "Tàng." Ngài Cưu Ma La Thập (Kumàralabdha) là một vị pháp sư có danh tiếng lỗi lạc ở Ấn Độ. Bên Trung Hoa dịch tên ngài là "Đồng Thọ," nghĩa là vị Pháp Sư, tuổi tác thì "đồng niên," mà tài đức lại "kỳ lão" (thọ) vì đã
thông suốt cả ba tạng và giảng dạy cả Kinh, Luật, Luận, nên tôn gọi Ngài là "Tam Tạng Pháp sư" (vị Pháp sư thông ba tạng.)
1. Kinh Tạng: chép những lời Phật dạy hoặc những lời của các vị Bồ Tát nói ra, khi đã được Phật chứng nhận.
2. Luật Tạng: chép những giới và luật (kỹ luật) trong 7 chúng (Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Sa di, sa di ni, Thức xoa và Ưu bà tắc, Ưu bà di).
3. Luận Tạng: chép những lời nghị luận chánh tà, phân biệt chơn vọng của các vị Bồ Tát và chư Tổ.
Danh, Tướng, Thể, Dụng, Tôn Chỉ và Cứu Cánh của kinh này được tóm lược sau đây :
Danh: Kinh này lấy "thí dụ" (Kim Cang) và "pháp" (Bát Nhã Ba La Mật) mà đặt tên. Tướng: Kinh này lấy "Đại Thừa" làm giáo tướng.
Thể: Kinh này lấy "Thật Tướng" làm thể.
Dụng: Công dụng của kinh này là phá các chấp tướng (Ngã, Pháp) đoạn hết các vô minh mê hoặc.
Tôn Chỉ: Kinh này lấy "Vô Sỡ, Vô trụ"(không sỡ, không trụ chấp nơi nào) làm tôn chỉ.
Cứu Cánh: Ngộ được Không Không (emptiness of emptiness,) kiến tánh (thấy lại Phật Tâm) thành Phật.
Trí Huệ Phật (Bát Nhã) như ngọc kim cương, vừa cứng rắn và sắc bén hơn tất cả vật chất trên thế gian, có thể soi sáng màng vô minh vọng chấp (ngã, pháp hay bốn tướng) và đốn tận gốc rừng phiền não nghiệp chướng, từ vô lượng kiếp đến nay, mà không bị hư tổn; cũng như ngọc Mani, kim cương bất hoại, có thể đục chẻ các loại rất cứng, như sắt, đá v.v...mà không bị hư hoại.
Tóm lại, "Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Kinh" là kinh nói về "Trí Huệ Phật"(Bát Nhã,) loại Trí Huệ đã rốt ráo viên mãn (ba la mật.) Trí Huệ này có công năng đưa hành giả từ bến mê muội của chúng sanh, vượt qua biển khổ đau, sang bờ giác ngộ giải thoát của chư Phật (đáo bỉ ngạn.)
Đức Phật sau khi từ bỏ mọi thứ và Ngài đã mất sáu năm trời đi nhiều nơi, tu tập, trao đổi và tranh luận. Sáu năm đó, Trí Tuệ của Ngài chắc rằng đã phát triển và thay đổi mạnh mẽ. Nhưng điều đó đã không đưa Ngài tới Chứng Ngộ. Đức Thế Tôn đã tự Chứng Ngộ khi sau 49 ngày ngồi dưới gốc cây Bồ đề. Ngài đã giác ngộ khi đã bỏ rơi tâm trí hoàn toàn và tiềm thức đã khơi mở hoàn toàn. Đó không phải là một quá trình tuần tự nhưng đó chính là bước nhảy của dòng Tâm Thức.
4. Dòng Tâm Thức
Theo văn học Phật Giáo thì có 3 từ ngữ đều được hiểu như là Tâm: Ý, Thức và Tâm. Tùy theo nội dung của giáo lý và nhu cầu xử dụng người ta dùng 3 từ này như một yếu tố nhận thức của tinh thần. Những cái ý tưởng suy lường ở trong đầu óc thì gọi là "Ý." Cái nhận thức phân biệt tiềm ẩn bên trong, làm nhà kho cho ý tưởng có chổ dựa để nổi lên thì gọi "Thức." Cái bao hàm tất cả hai phần ý và thức thì gọi là "Tâm." Vì vậy 3 từ ngữ dùng chung với nhau rất chặc chẽ, đôi khi không để ý thì không phân biệt được. Ý, Thức và Tâm được cấu tạo tương tự như 3-D virtual intelligence trong future quantum technology/computers mà các khoa học gia đang nghiên cứu nhưng họ chưa hiểu được, trong khi đó Phật Giáo đả kiến được cái cấu trúc vi diệu đó hơn 2600 về trước. Tâm Thức, đôi khi được gọi tắt là Tâm, là danh từ chỉ chung cho các khía cạnh của trí tuệ (wisdom) và ý thức (consciousness,) thể hiện trong các kết hợp của tư duy, tri giác, trí nhớ, cảm xúc, ý muốn, và trí tưởng tượng lẫn tâm thức là dòng ý thức. Tâm Thức bao gồm Trí Tuệ, Tâm Trí và Tiềm Thức. Muốn biết Tâm Thức theo quan niệm của Phật Giáo là gì thì trước hết cần hiểu rõ thế nào là Tịnh (Tĩnh) Thức. Thường tình mà nói, Tịnh (Tĩnh) là vắng lặng, Thức là Tâm Thức.
4.1. Tâm Thức hay Giác Thức
Trong ‘Tĩnh thức: Chánh niệm trong dòng Tâm thức,’ Phổ Nguyệt viết, mỗi lần nhìn một trần cảnh là có một thức qua sự ghi nhận của Tâm. Hiện thức ấy chỉ xuất hiện lúc ấy và dứt liền ngay, thức đó là chơn thức; qua một sát-na thức ấy lập lại mà ta xem như là còn lưu lại, đó là vọng thức chứ không phải là cái thức đầu tiên. Thấy một hình ảnh sau nhớ lại, ảnh thức sau là vọng là giả. Nếu cái hiện hữu ấy khi mới thấy liền biến mất ngay, nó sẽ hiện hữu (trong tàng thức) không bao giờ chấm dứt. Hiện tượng vô thường không phải đột biến, nó nối liền nhiều điểm li ti [digitals] của sát na biến diệt [on and off] liên tục. Những điều mà Phật gọi là vọng chấp mê lầm, với Thuyết Tánh không, chúng chỉ là những hiện tượng như huyển như mộng. Nhận thức mà ta gọi là cụ thể, được đi đôi với một tên gọi nào đó, không có tên gọi thì đối tượng không là gì cả. Đối tượng được đặt tên không phải là đối tượng trực quán của chân trí. Như thế đối tượng của tri thức không là gì khác hơn là giả tượng. Bản chất của tri thức đã được cấu tạo bằng nhiều giả tượng như thế - chỉ khi những giả tượng nầy bị hủy diệt, bản chất tri thức mới trở thành chân trí. Lúc ấy sự thể mới xuất hiện như là đối tượng hiện quán. Nói chung, Lục Căn (Nhãn Nhĩ Tỉ Thiệt Thân Ý) tiếp xúc với Lục Trần (sanh ra Lục Thức [Sắc Thinh Hương Vị Xúc Pháp]) hay gọi là Tâm Thức. Do ý trí tác động bởi các Căn Sanh ra Cảm Giác và Giác Thức (Perceive a sensation = perception.)
Nghiệp Thức như có hấp lực, lôi kéo thân khẩu ý chạy theo tâm viên ý mã của mình. Tâm Thức theo thời gian kết nạp. Tâm vốn không thiện không ác, chỉ vì có Hành nên có thức qua trung gian của Tâm mà ta gọi Tâm thiện tâm ác. Tuy nhiên, gọi như thế là ta gọi cái trạng thái của thức mà thôi. Biến thể của chơn tâm là vọng tâm. Biến thể ấy gồm có 5 trạng thái:
-Hiểu biết chơn thật do tri thức, do suy luận, do kinh nghiệm là những tiêu chuẩn của chơn lý;
-Vô Minh là sự hiểu biết sai lầm, không phải thực trạng của Tâm;
-Vọng Ngữ là nói những điều để thoả mãn vọng tâm;
-Giấc ngũ thường sanh chiêm bao, là điều hư vọng không căn cứ. Mộng mị do vọng tâm hiện ra, những điều ấy là phản ảnh của sự ước muốn hay lo sợ;
-Trí nhớ là vọng tâm ghi lại những điều đã trải qua mà còn luyến ái hay sân hận, hậu qủa của khổ đau.
Do vậy, Tâm Thức không có Thực Thể, dòng Tâm Thức luôn luôn trôi chảy và vì Lục Thức sanh ra Lục Tặc hay Tâm Thức tạo ra Nghiệp Thức. Còn dính dáng với Tâm Thức là còn Nhân Duyên rối loạn, khổ đau trong Luân Hồi, sanh tử. Khi Căn tiếp xúc với Trần ngay niệm đầu sanh ra Chơn Thức. Chẳng hạn, mắt thấy biết, biết nầy là cái biết của Căn, giới hạn ở các Căn. Chơn Thức nầy cũng chỉ là Nhất Niệm Vô minh.
Nhận thức các cảm giác, ta có Giác Thức (Perceive a sensation to get a perception,) tức là sự nhận thức của các căn. Theo Nhị Nguyên Tính trong Nhất Nguyên Luận, Phổ Nguyệt, 2003: Chủ thể gồm có lục căn: nhãn nhĩ tĩ thiệt thân và ý. Lục căn là căn chủ yếu tiếp xúc đối tượng ngoài và trong tâm, là nguồn gốc, là nhân khi có điều kiện, gặp đối tượng, rồi sinh ra cảm giác. Lục căn kết hợp với lục trần, là đối tượng, là duyên để tạo ra cảm giác hay là Thức. Thức nầy do căn Ý Tác Động với đối tượng vừa sinh ra chơn Thức hay Cảm giác thì đồng thời Ý Tác Năng ý niệm hóa nên ta liền có Tri Giác hay gọi là Giác Thức. Tóm lại, Chủ Thể (Lục Căn,) Đối Tượng (Lục Trần) kết hợp nhờ Căn Ý (thường gọi là Ý Thức) mới sanh ra Lục Thức. Thức và Giác Thức còn gọi là Tâm Thức. Tâm Thức nầy được hình thành bởi Nhị Nguyên Tính của Chủ Thể và Khách Thể.
Vậy Tĩnh Thức là làm cho giác thức yên lặng, không động, không rung chuyển, tức là khi cảm giác được đối tượng và nhận thức (cái biết của căn) tên đối tượng liền xa lìa đối tượng đó ngay là ta có chơn thức, cũng gọi là chánh niệm. Chánh niệm vì thấy và nhận thức chỉ có đối tượng như chơn như thật đối tượng rõ ràng, ngoài đối tượng không còn gì nữa (tha tính không.) Nói rõ hơn là cảm giác đối tương, nhận thức đối tượng tại đó và lúc đó mà thôi (vô thời không) là ta tĩnh thức vậy.
Theo Bát Chánh Ðạo Chánh Niệm, Sammasati (p) — Samyaksmrti (skt) là một trong Tám Ngành Thánh Ðạo. Chánh Niệm là nhớ đúng, nghĩ đúng là giai đoạn thứ bảy trong Bát Thánh Đạo. Nhìn vào hay quán vào thân tâm để luôn tỉnh thức. Chánh Niệm có nghĩa là lìa mọi phân biệt mà niệm thực tính của chư pháp. Theo Bát Chánh Đạo, chánh niệm là “Nhất Tâm.”
Nơi thân tỉnh thức bằng cách thực tập, tập trung vào hơi thở bụng. Nơi cảm thọ tỉnh thức bằng cách quán sát sự đến đi trong ta của tất cả mọi hình thức của cảm thọ, vui, buồn, trung tính. Nơi những hoạt động của tâm tỉnh thức bằng cách xem coi tâm ta có chứa chấp dục vọng, sân hận, lừa dối, xao lãng, hay tập trung. Nơi vạn pháp tỉnh thức bằng cách quán sát bản chất vô thường của chúng từ sanh trụ dị diệt để tận diệt chấp trước, sân hận và luyến ái.
4.2. Pháp Môn Ứng Dụng
Có nhiều pháp môn tu tập chánh niệm để làm cho tâm ta được thanh thản không dấy động thêm nhiều nghiệp thức vốn hệ lụy đến tâm viên ý mã hoặc tư tưởng vẩn vơ. Quán Tứ Niệm Xứ và Minh Sát Tuệ là căn bản. Thật ra tĩnh thức đều lấy Chơn Trí mà thực hành, chẳng hạn:
Trong Ðại Kinh Sáu Xứ do Hoà Thượng Thích Minh Châu dịch: Phật giải về nhản căn sắc trần và nhãn thức theo chơn trí. Chúng ta nhìn một vật thì thấy và biết như chơn mắt, thấy biết như chơn các sắc, thấy biết như chơn nhãn thức vì chúng ta đã hiểu được chơn mắt, chơn các sắc, và chơn nhãn thức theo thật tướng của chúng như đã trình bày trên. Chơn mắt, chơn sắc, và chơn nhãn thức là một khi nhìn một vật gì thì sử dụng một lần mà thôi (vô thời gian).
Nếu không kéo dài thời gian thì vật đó còn nguyên thủy: nó-là-nó tại đó và lúc đó, vô thời không hay mắt, sắc (vật,) hay thấy (nhãn thức) vẫn còn chơn nguyên, thấy biết không bị xúc thọ ái lăn trôi theo thời gian mà có những khái niệm, nên mắt, sắc, thấy biết không thay đổi, cố định. Nói chung, trong Tâm chúng ta đều có chứa sẵn biểu hiện Trí Năng, Tình Năng và Hoạt Năng, nên dây thần kinh dẩn truyền lên não hình ảnh của chơn sắc từ chơn mắt để có chơn nhãn thức thì đồng thời đã xúc chạm dây thần kinh thị giác, có nhân nhãn xúc; do duyên nhãn xúc này khởi lên lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ.
Vì chúng ta thấy biết chơn cảm thọ không có thời gian, nên không có ái trước (trong A Lại Da Thức) đối với mắt (mắt không lập lại,) không có ái trước đối với các sắc (hình ảnh các sắc có sẵn tích tụ) và ái trước đối với nhãn xúc (Xúc có sẵn trong ký ức của A Lại Da Thức) Từ đó do duyên nhãn xúc này khởi lên lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ mà không có ái trước đối với cảm thọ ấy.
Còn nữa...
Lê Huy Trứ
Trích trong "Lòng bồ đề"
TIN, BÀI LIÊN QUAN:
Nếu không kéo dài thời gian thì vật đó còn nguyên thủy: nó-là-nó tại đó và lúc đó, vô thời không hay mắt, sắc (vật,) hay thấy (nhãn thức) vẫn còn chơn nguyên, thấy biết không bị xúc thọ ái lăn trôi theo thời gian mà có những khái niệm, nên mắt, sắc, thấy biết không thay đổi, cố định. Nói chung, trong Tâm chúng ta đều có chứa sẵn biểu hiện Trí Năng, Tình Năng và Hoạt Năng, nên dây thần kinh dẩn truyền lên não hình ảnh của chơn sắc từ chơn mắt để có chơn nhãn thức thì đồng thời đã xúc chạm dây thần kinh thị giác, có nhân nhãn xúc; do duyên nhãn xúc này khởi lên lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ.
Vì chúng ta thấy biết chơn cảm thọ không có thời gian, nên không có ái trước (trong A Lại Da Thức) đối với mắt (mắt không lập lại,) không có ái trước đối với các sắc (hình ảnh các sắc có sẵn tích tụ) và ái trước đối với nhãn xúc (Xúc có sẵn trong ký ức của A Lại Da Thức) Từ đó do duyên nhãn xúc này khởi lên lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ mà không có ái trước đối với cảm thọ ấy.
Còn nữa...
Lê Huy Trứ
Trích trong "Lòng bồ đề"
TIN, BÀI LIÊN QUAN: