Sách Phật giáo
Lòng bồ đề tâm (P.5)
Chủ nhật, 21/04/2015 08:32
Ngài Thái Hư Pháp Sư giảng: Sắc thân của Phật là hư vọng, mà tất cả các hình tướng, như thế giới chúng sinh ...v.v... cũng đều hư vọng, như hoa trong gương, như trăng duới nước, không có chơn thật.
1. Thực tập Thiền Minh Sát (Hoà thượng Mahasi Sayadaw)
1.1. Bài tập thứ nhất
Hãy chú tâm vào bụng. Nên nhớ là chú tâm, chứ không phải chú mắt vào bụng. Chú tâm vào bụng bạn sẽ thấy được chuyển động phồng xẹp của bụng. Nếu không thấy rõ được chuyển động của bụng, bạn có thể đặt hai tay lên bụng để "cảm giác" sự phồng xẹp. Một lúc sau, bạn sẽ nhận rõ sự chuyển động vào ra của hơi thở. Bạn hãy ghi nhận sự phồng lên khi hít vào và xẹp xuống khi thở ra. Mọi chuyển động của bụng đều phải được ghi nhận. Từ bài tập này bạn biết được cách chuyển động của bụng. Bạn không cần để ý đến hình thức của bụng mà chỉ cần theo dõi cảm giác, sức ép do chuyển động của bụng tạo nên mà thôi.
1.2. Bài tập thứ hai
Trong khi thực tập quan sát sự phồng xẹp của bụng những tư tưởng khác sẽ phát sinh làm bạn quên mất sự chú tâm. Tư tưởng, ham muốn, ý nghĩ, tưởng tượng, v.v... sẽ xuất hiện giữa những "phồng xẹp." Bạn không nên bỏ qua những phóng tâm hay vọng tưởng này mà phải ghi nhận từng phóng tâm một khi chúng phát sinh
1.3. Bài tập thứ ba
Vì phải liên tục thiền trong một khoảng thời gian khá dài với một tư thế ngồi hay nằm nên bạn sẽ cảm thấy mệt và thấy mỏi tay chân. Trong trường hợp này, bạn hãy chú tâm vào nơi mỏi mệt và ghi nhận: "mỏi-mệt, mỏi-mệt, mỏi-mệt." Hãy ghi nhận một cách tự nhiên, không mau quá cũng không chậm quá. Cảm giác mệt mỏi sẽ dần dần giảm đi và cuối cùng hết hẳn. Nếu sự mệt mỏi kéo dài đến độ không chịu đựng nổi, lúc bấy giờ bạn hãy thay đổi tư thế. Tuy nhiên đừng quên ghi nhận "muốn, muốn, muốn" trước khi thay đổi tư thế. Mỗi một chi tiết chuyển động nhỏ đều phải được ghi nhận một cách trung thực và thứ tự.
Tuy nhiên, nhửng bài tập trên chỉ là phương tiện nhập môn căn bản, phải ngộ được lý vô ngã như Ngài Xuyên Thiền Sư ngộ được lý vô trước của kinh Bát Nhã. Ngài viết ra bài kệ rằng:
Nguyên văn (dịch âm):
Đắc thọ phàn chi mạt túc kỳ
Huiyền nhai tán thủ trượng phu nhi
Thuỷ hàn dạ lãnh ngư nan mích
Lưu đắc không thuyền tải nguyệt qui.
Dịch nghĩa:
Niu nhánh chuyền cây chẳng phải tài
Dốc đứng buông tay mới trượng phu
Gió lạnh đêm khuya câu chẳng có
Thuyền không chỉ chở bóng trăng thanh.
Đại ý:
Câu thứ nhứt, nói về tiệm tu, phải lần hồi, còn chấp trụ nơi danh tướng; cũng như người đi mà níu nhánh vịn cây, thì không có gì hay cả.
Câu thứ hai, nói về đốn tu, không trụ chấp các tướng; cũng như người đi lên dốc ngược, mà không níu vịn đâu hết, mới là bực đại tài.
Câu thứ ba, nói về tâm cảnh đều vắng lặng, cũng như canh khuya thanh vắng, bầu trời yên lặng, mặt nước phẳng lặng như tờ, cá chim cũng đều lặng nghỉ, không hoạt động.
Câu thứ tư, nói về khi các vọng chấp các tướng ngã, pháp đã hết, thì chỉ còn ánh Trí huệ Bát Nhã chơn không; cũng như chiếc thuyền không (không chấp) chỉ chở bóng trăng thanh (Trí Huệ Bát Nhã). (Kinh Kim Cang, dịch nghĩa và lược giải, Trích Phật học Phổ thông, Hòa thượng Thích Thiện Hoa)
2. Tâm Kinh
Lối dụng tâm tĩnh thức hay pháp thể nhập chánh trí trong tứ oai nghi, là lối thanh lọc dòng tâm thức được trong sáng, loại bỏ những tri kiến vốn mang nhiều hệ lụy đến sanh tử luân hồi, thì cái gì ảnh hưởng đến tâm đạo của mình. Tĩnh thức là pháp thắp sáng hiện hữu là hành trình thực hiện lối sống đơn giản xảy ra hàng ngày, tâm tâm vật vật không tạo ra dây oan trái nghiệp thức chồng chất. Đói thì ăn, mệt thì ngủ, ngoài ra không cần suy nghĩ gì nữa. Tâm không vương tình không động. Ðó là tâm trạng ung dung tự tại. Thấy đối tượng đơn nhất như thật lúc đó và tại đó, phi thời gian. Tánh thấy của Phật và chúng sanh đều đồng. Phật cũng thấy, thánh nhân cũng thấy nhưng không sanh lòng. Còn phàm phu chúng ta thấy thì phân biệt, động lòng trắc ẩn sắc dục, cái thích thú tham cầu từ muôn kiếp nên cảm xúc tương tư, tìm gặp, thoả mãn ước muốn chiếm hữu cho được dù trong vọng tưởng. Cái thấy ấy vương vấn tình cảm sẽ mê loạn thân tâm. Giải thoát tri kiến, định thức tâm lý là dẹp bỏ mối oan trái, bậc tu hành đem pháp tĩnh thức thắp sáng hiện hữu. Cái nhận thức đơn thuần ấy trong hiện hữu của mỗi hoạt động là ta sống trong tĩnh thức. Hiện hữu, ta ghi nhận bằng một tâm hồn thanh thản, không dấy động. Cái hiện sinh, hiện hữu ấy là đưa ta đến một tâm thức nhẹ nhàng, hồn nhiên như trẻ thơ, cải lão hoàn đồng. Biến những mặc cảm tội lỗi, kiếp sống từng trải lão luyện, tri thức hổn tạp của kiếp người qua thời gian năm tháng khổ ải, cải thành những tâm hồn tươi trẻ, tâm hồn trong trắng không còn vướng thêm một mãi bụi trần, không chút lo âu, không toan tính điều lợi hại, chỉ sống bằng hiện thực. Cái thực tại của mỗi bản thể luôn luôn nằm trong trạng thái hiện tại hay khoảnh khắc hiện tại. Muốn tĩnh thức hiện hữu, ta phải chụp lấy cái hiện tại đang sống. Như thế có nghĩa là ta phải làm cho Tâm ta luôn luôn chăm chú vào hiện tại, hoặc nữa làm cho ta luôn luôn sống trong hiện tại.
Vì vậy Tâm Phật và chúng sinh là Diệu Pháp. Nếu thấy được Pháp thì thấy được Phật, thấy được Phật thì cũng thấy được Pháp, Pháp chính là thật tướng của chúng sanh. Phật tánh cũng chính là thật tướng của chúng sanh. Bởi vì Phật và chúng sanh đều là do Tâm mà biểu hiện. Nhưng vì chúng sanh đang mê muội trong đêm đen nên chẳng biết Tâm là gì. Nếu thấy được Tâm thì cũng thấy được Phật, Tri Kiến Phật thì độ thoát được khổ của của chúng sanh. Thấy được Khổ của chúng sanh thì thấy được Khổ Thánh Đế. Khổ Đế là sự thật mà chúng sanh đang khổ chính là Khổ Thánh Đế. Thấy được Khổ Thánh Đế thì thấy được bốn sự thật: Khổ, Tập [mười hai nhân duyên là nguyên nhân của Khổ,] Diệt [là Niết Bàn vô sanh bất diệt,] Đạo [là con đường chánh đạo có 8 phương diện chơn chánh đúng đắn]đưa đến Niết Bàn là Diệt Đế.
Trọng tâm của Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật được mở đầu bằng hai câu hỏi của Bồ Tát Tu Bồ Đề:
Vân hà ưng trụ?
Vân hà hàng phục kỳ tâm?
Nghĩa là:
Làm sao hàng phục vọng tâm?
Làm sao an trụ chơn tâm?
Phật dạy, "Các vị Bồ Tát độ vô lượng vô biên chúng sanh đều được nhập Niết Bàn, nhưng không thấy có một chúng sanh nào được độ." Và "Bồ Tát tu pháp bố thí, không nên trụ chấp các tướng như sắc, thinh, hương, vị, xúc và pháp," nghĩa là Bồ Tát không chấp ngã (khi độ sanh) không chấp pháp (khi bố thí.) Tóm lại, Phật dạy, "Đừng trụ chấp một nơi nào." Đó là phương pháp "hàng phục vọng tâm" và "an trụ chơn tâm" của hàng Đại Thừa Bồ Tát.
Toàn bộ Kinh Kim Cang Bát Nhã, Phật chỉ giải đáp hai câu hỏi trên, tóm tắt lại chỉ trong một câu, "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm." Nghĩa là "Đừng sanh vọng tâm trụ chấp một nơi nào." Đây là câu "tinh diệu" của bộ Kinh Kim Cang Bát Nhã. Chúng sanh đời Tượng Pháp hoặc Mạt Pháp tin được kinh này, là do họ đã nhiều kiếp có tu hành, trồng căn lành và công đức từ vô lượng đức Phật về trước như Lục Tổ Huệ Năng chỉ nghe một câu "ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" trong kinh này mà được đại ngộ, chứ không phải cần mới tu từ bốn năm đời đức Phật trở lại đây mới được công đức vô lượng.
Phật dạy, "Đừng sanh vọng tâm trụ chấp một nơi nào," tức là dùng trí huệ Kim Cang Bát Nhã, phá trừ rốt ráo (Ba La Mật) các vô minh vọng chấp: ngã, pháp hay bốn tướng (Ngã, Nhơn, chúng sinh và Thọ Giãi.) Khi các vô minh phiền não vọng chấp hết rồi thì chơn tâm thanh tịnh hiện ra. Đó là từ bờ mê muội của chúng sanh mà sang bờ giác ngộ giải thoát của chư Phật, tức là “đáo bỉ ngạn” (đến bờ giác ngộ.)
"Đừng sanh vọng tâm trụ chấp một nơi nào!" là phương pháp tu hành của Đại Thừa Đốn Giáo, để "hàng phục vọng tâm" mà cũng là "an trụ chơn tâm" vậy.
Kinh Tứ Thập Nhị Chương Kinh chép lời Phật dạy: Giáo Pháp của ta, "Niệm" mà không trụ chấp nơi niệm, mới thật là "Niệm." "Làm" mà không trụ chấp nơi làm, mới thật là "làm." "Nói" mà không trụ chấp nơi làm, mới thật là "nói." "Tu" mà không trụ chấp nơi làm, mới thật là "tu." "Chứng" mà không trụ chấp nơi làm, mới thật là "chứng." Đó là tôn chỉ "vô trụ tướng" của Kinh Bát Nhã. Phật dạy, “Đại Huệ! Đối với pháp bất sanh bất diệt, người tu chẳng biết pháp phương tiện là chẳng khéo tu, cho nên hành giả phải khéo tu phương tiện, chớ tùy theo ngôn thuyết như xem ngón tay mà chẳng thấy chỗ ngón tay chỉ.” Như vậy, Pháp Phật gồm cả Tông Thông (Tu Chứng) và thuyết thông (12 Bộ khế kinh.) Tổ Tăng Xán viết, “ Bất đắc huyền chỉ. Đồ lao niệm tịnh. Hào ly hữu sai. Trời đất xa cách.” Nếu không biết huyền chỉ của kinh thì chỉ nhọc công niệm với tịnh. Vì tu hành chỉ sai một ly thì đất trời xa cách, kết quả sai một ly xa một trời một vực. Như vậy Phần Tu Chứng tức là Tông Thông. Tổ Huệ Năng nói, “Tông thông mà thuyết cũng thông, như mặt trời giữ không.” (Mượn giáo vào Tông. Giáo cũng thông mà Tông cũng thông).
Theo kinh điển Phật Giáo Đại Thừa, chúng sanh đã sẳn có "Trí Huệ Bát Nhã" hay "Trí Huệ Phật," thì thế nào chúng ta cũng sẽ trở thành Phật. Hiểu được tâm là cái chi chi, chúng ta sẻ đạt được giác ngộ, tri kiến Phật, thành Phật. Tuy nhiên, phật củng dạy, "Nếu người chấp, thấy sắc thân của ta cho là thấy được Phật, nghe tiếng nói Pháp của ta cho là nghe được tiếng Phật, thì người đó đã đi lạc về đường tà, không bao giờ thấy được Phật." Đó là ý nghĩa của, “Thấy Phật giết Phật!” Điều này, có nghĩa thấy cái sắc thân có 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp bên ngoài của Phật chưa phải là thấy được phật [phải diệt nó đi.] Mà phải thấy "Phật tâm thanh tịnh" hay "pháp thân Phật;" thấy các pháp (tướng) đều là hư vọng (phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng) tức là thấy được Như Lai (thật tướng các pháp.) Đó mới thật là thấy Phật (Tri Kiến Phật!) "Nhứt thế chư Pháp vô phi Phật pháp!" Nghĩa là tất cả các pháp thế gian cũng đều là Phật pháp." Nếu mê thì pháp thế gian, còn ngộ là Phật pháp.
Ngài Thái Hư Pháp Sư giảng: Sắc thân của Phật là hư vọng, mà tất cả các hình tướng, như thế giới chúng sinh v.v... cũng đều hư vọng, như hoa trong gương, như trăng duới nước, không có chơn thật. Nếu người rõ thấu được các tướng đều hư vọng như vậy, tức là đã thấy được "pháp thân của Như Lai," tức là rõ thấu được "tướng chân thật của các pháp," cũng tức là "Trí Huệ Vô Thượng," và cũng tức là "Kim Cang Bát Nhã Diệu Tâm." Tuy nhiên, "Không nói Bát Nhã và không nghe Bát Nhã," như thế mới thật là "nói Bát Nhã và nghe Bát Nhã." Phật dạy: Nếu Như Lai có thành Phật, tất nhiên phải có chúng sanh chưa thành Phật, thế thì bốn tướng: ngã, nhơn v.v....đua nhau sanh khởi. Nếu còn ngã, nhơn v.v...thì không phải là Phật. Nếu Như Lai có nói pháp, tất nhiên phải có chúng sanh nghe pháp. Nếu còn có kẻ nói người nghe, tức nhiên còn nhơn, ngã, bỉ, thứ. Nếu còn ngã, nhơn thì không phải là thuyết Phật Pháp.
Cho nên, sau 49 năm giảng dạy Phật Pháp, trong Kinh Langka, đức Thế Tôn trã lời, “Ta từ đêm kia đắc Tối Chánh Giác, cho đến đêm kia nhập Niết Bàn, ở nơi khoảng giữa chẳng thuyết một chữ, cũng chẳng phải đã thuyết, chẳng phải sẽ thuyết” Đây là thông điệp chính của kinh Lanka mà ngôn ngữ văn tự của 12 bộ khế kinh chỉ giúp cho chúng sinh: Khai (mở ra,) Thị (chỉ cho thấy.) Nếu muốn thật sự Ngộ Nhập vào Chánh Pháp thì phải rời ngôn ngữ, văn tự mà khởi đầu Tu Chứng.
Đây là bộ kinh mà Tổ Đạt Ma đã trao truyền cho Huệ Khả làm tâm ấn, “ta có Lăng già Kinh bốn quyển cũng dùng giao phó Ông.” Thiền sư Suzuki viết trong Thiền Luận, với câu nói bất hủ gán cho Tổ Đạt Ma, “Giáo ngoại biệt truyền, Bất lập văn tự, Kiến tánh thành Phật.” Đã diễn giãi và khai thị ý kinh Lăng già củng như các kinh điển khác. Giác Ngộ rất khó tư nghị. Nói ra là đả sai rồi. Cho nên, nói An Tâm Kiến Tánh thành Phật chớ kỳ thật không thành cái gì hết.
Cho nên, sau 49 năm giảng dạy Phật Pháp, trong Kinh Langka, đức Thế Tôn trã lời, “Ta từ đêm kia đắc Tối Chánh Giác, cho đến đêm kia nhập Niết Bàn, ở nơi khoảng giữa chẳng thuyết một chữ, cũng chẳng phải đã thuyết, chẳng phải sẽ thuyết” Đây là thông điệp chính của kinh Lanka mà ngôn ngữ văn tự của 12 bộ khế kinh chỉ giúp cho chúng sinh: Khai (mở ra,) Thị (chỉ cho thấy.) Nếu muốn thật sự Ngộ Nhập vào Chánh Pháp thì phải rời ngôn ngữ, văn tự mà khởi đầu Tu Chứng.
Đây là bộ kinh mà Tổ Đạt Ma đã trao truyền cho Huệ Khả làm tâm ấn, “ta có Lăng già Kinh bốn quyển cũng dùng giao phó Ông.” Thiền sư Suzuki viết trong Thiền Luận, với câu nói bất hủ gán cho Tổ Đạt Ma, “Giáo ngoại biệt truyền, Bất lập văn tự, Kiến tánh thành Phật.” Đã diễn giãi và khai thị ý kinh Lăng già củng như các kinh điển khác. Giác Ngộ rất khó tư nghị. Nói ra là đả sai rồi. Cho nên, nói An Tâm Kiến Tánh thành Phật chớ kỳ thật không thành cái gì hết.
Đức Lão Tử nói,"Cái ‘đạo’ mà có thể nói được, thì không phải thật là đạo. Cái ‘tên’ mà có thể kêu gọi được, thì không phải thật là ‘tên’" (Đạo khả đạo, phi thường đạo giả, danh khả danh, phi thường danh.)
Ngộ được lý "Phật tuy đã thành Phật, nhưng không thấy mình được thành Phật," nên ngài Phật Quốc Thiền Sư có làm bài kệ như sau:
Nguyên văn (dịch âm):
Tâm tâm tức Phật, Phật tâm tâm
Phật Phật tâm tâm, tức Phật tâm
Tâm Phật ngộ lai vô nhứt vật
Tướng quân chỉ khát vọng mai lâm.
Dịch nghĩa:
Tâm tâm tức phật, phật tức tâm
Phật phật tức tâm, tâm tức Phật
Tâm, Phật ngộ rồi không chi cả
Nói me đỡ khát vạn quân binh.
Cổ nhơn có làm bài tụng như sau:
Nguyên văn (dịch âm)
Phật tức tâm hề tâm tức Phật
Tâm Phật tùng lai giai vọng vật
Nhược tri vô Phật phục vô tâm
Thỉ thị chơn như pháp thân Phật
Dịch nghĩa:
Phật tức là tâm, tâm tức Phật
Tâm Phật cả hai đều vọng vật
Người ngộ vô tâm và vô Phật
Liền chứng chơn như pháp thân Phật
Còn nữa...
Lê Huy Trứ
TIN, BÀI LIÊN QUAN: