Sách Phật giáo
Luận Đại thừa khởi tín (P.1)
Thứ hai, 27/11/2016 10:51
Tâm chúng sinh đầy đủ Pháp thân, Bát nhã và Giải thoát. Chính vì pháp đại thừa có đủ Thể, Tướng và Dụng rộng lớn như thế nên từ xưa nay tất cả chư Phật, chư Bồ tát đều y vào pháp này tu tập và đã chứng đắc đạo quả Vô thượng đẳng chính giác.
LỜI TỰA
Luận Đại Thừa khởi tín (Mahàyàna Sraddhotpàda Sàtra) là bộ luận thuyết minh cảnh giới chí cực của Đại thừa, khai thị lý Duyên khởi vô cùng sâu sắc, hoằng truyền tôn chỉ Chân như tự tính tịch tịnh vô tướng, tác dụng của Chân như thật rộng lớn vô biên, đây là nơi y cứ của chư Thánh hiền và cũng là nguồn gốc của các tất cả các pháp Hữu và Vô lậu.
Tuy văn phong đơn giản nhưng ý chỉ súc tích, nghĩa lý vô cùng sâu xa, có đức tin chưa đủ cần phải có lòng chí thành tha thiết chú tâm nghiên cứu mới có thể lãnh hội. Sau khi Như lai diệt độ hơn 600 năm, ngoại đạo lộng hành, tà ma tranh nhau nhiễu loạn thế gian, hủy báng Chính pháp, bấy giờ có Bồ tát Mã Minh (Asaghosha) người nước Ba-la-nại, hiệu Công Thắng đạo cao đức trọng, người lãnh hội Pháp tính Đại thừa một cách triệt để, trong lòng sẵn có từ tâm tùy căn cơ ứng hiện, thương chúng sinh mê muội nhiều đời, nên biên soạn luận này không ngoài mục đích hưng thạnh Tam bảo Phật nhật tăng huy, khởi tín tâm quay về Chính giáo làm cho giáo nghĩa duyên khởi Đại thừa, phổ cập khắp nhân gian truyền thừa mãi mãi đời sau, mong cho những người tà chấp dị kiến, sớm xa lánh tà chấp phát tâm quy y, người tình chấp ám độn lâu đời, sớm lìa bỏ chấp trước chồng chất.
Từ trước đến nay luận này tàng trữ tại Trung Thiên Trúc chưa có cơ hội truyền về phương Đông, đến trước triều đại Lương Võ đế (502-549), Từ Thiên trúc Ma già Đà quốc ngài Chân Đế Tam tạng (513-569) còn gọi Ba La Mật Đà (Paramatha) thủ đắc được luận này vốn sẵn bẩm tính thông minh lanh lợi, khí chất phi phàm, thiên phú bẩm sinh, tinh thông Phật pháp, hiểu rõ ngoại điển, lại đầy đủ năng lực, và là vị danh tăng học giả tài đức kiêm toàn. Ngài đi theo đường biển cùng với ngài Cù Đàm và nhiều người khác mang theo một số tượng Phật, nhưng chuẩn bị lên đường, được biết trong nước gặp loạn Hầu Cảnh nỗi loạn, nên tạm đình chỉ, do đó lời châu ngọc chưa có cơ hội nói ra, ánh sáng trí tuệ chưa được chiếu soi nhân thế, lại muốn quay về cố quốc, nhân gặp Chư vị hiền triết như: Huệ Hiền, Trí Vận, Trí Khải, Đàm Chấn, Huệ Văn, lại được sự trợ duyên của Đại tướng Chức Thái Phó Túc Công Bột thỉnh đến Quảng Châu, vào ngày 09 tháng 10 năm Quý Dậu an trú tại chùa Kiến Hưng, quận Thỉ Hưng, thỉnh cầu Ngài khai diễn Đại thừa Phật pháp, xiển dương giáo nghĩa nhiệm mầu của đức Thế tôn nhằm khai đạo cho chúng lầm mê, nhân đó Ngài mới có cơ hội phiên dịch bộ luận này từ Phạn ngữ sang Hán ngữ thành 1 quyển.
Sau đó các luận sư muốn giải thích rộng rãi pháp Chân như duyên khởi nên đã trước tác sớ giải: Khởi tín luận huyền văn, 20 quyển. Đại phẩm huyền văn, 4 quyển. Thập nhị nhân duyên kinh, 2 quyển. Cửu thức nghĩa chương, 2 quyển. Tương truyền rằng: Người nước Thiên trúc Chân Đế pháp sư dịch Phạn ngữ, ngài Trí Khải chấp bút, sau 2 năm mới dịch xong, Và cũng bắt đầu từ đó ý nghĩa sâu sắc về pháp duyên khởi của Đại thừa do Bồ tát Mã Minh nỗ lực xiển dương ngày càng hưng thịnh, khiến hàng ngoại đạo tà kiến đều phục tùng quy về Chính giáo. Trí Khải tôi vô cùng tiếc núi chưa hạnh ngộ Đại Luận sư nhưng may mắn có chút phúc duyên thủ đắc luận này trong lòng vô cùng ái mộ. Tự hổ thẹn chưa học hiểu bao nhiêu nhưng mạo muội ghi lại vài lời, mong các bậc trí giả chỉ giáo hầu sau này có dịp sữa sai.
Tuy văn phong đơn giản nhưng ý chỉ súc tích, nghĩa lý vô cùng sâu xa, có đức tin chưa đủ cần phải có lòng chí thành tha thiết chú tâm nghiên cứu mới có thể lãnh hội. Sau khi Như lai diệt độ hơn 600 năm, ngoại đạo lộng hành, tà ma tranh nhau nhiễu loạn thế gian, hủy báng Chính pháp, bấy giờ có Bồ tát Mã Minh (Asaghosha) người nước Ba-la-nại, hiệu Công Thắng đạo cao đức trọng, người lãnh hội Pháp tính Đại thừa một cách triệt để, trong lòng sẵn có từ tâm tùy căn cơ ứng hiện, thương chúng sinh mê muội nhiều đời, nên biên soạn luận này không ngoài mục đích hưng thạnh Tam bảo Phật nhật tăng huy, khởi tín tâm quay về Chính giáo làm cho giáo nghĩa duyên khởi Đại thừa, phổ cập khắp nhân gian truyền thừa mãi mãi đời sau, mong cho những người tà chấp dị kiến, sớm xa lánh tà chấp phát tâm quy y, người tình chấp ám độn lâu đời, sớm lìa bỏ chấp trước chồng chất.
Từ trước đến nay luận này tàng trữ tại Trung Thiên Trúc chưa có cơ hội truyền về phương Đông, đến trước triều đại Lương Võ đế (502-549), Từ Thiên trúc Ma già Đà quốc ngài Chân Đế Tam tạng (513-569) còn gọi Ba La Mật Đà (Paramatha) thủ đắc được luận này vốn sẵn bẩm tính thông minh lanh lợi, khí chất phi phàm, thiên phú bẩm sinh, tinh thông Phật pháp, hiểu rõ ngoại điển, lại đầy đủ năng lực, và là vị danh tăng học giả tài đức kiêm toàn. Ngài đi theo đường biển cùng với ngài Cù Đàm và nhiều người khác mang theo một số tượng Phật, nhưng chuẩn bị lên đường, được biết trong nước gặp loạn Hầu Cảnh nỗi loạn, nên tạm đình chỉ, do đó lời châu ngọc chưa có cơ hội nói ra, ánh sáng trí tuệ chưa được chiếu soi nhân thế, lại muốn quay về cố quốc, nhân gặp Chư vị hiền triết như: Huệ Hiền, Trí Vận, Trí Khải, Đàm Chấn, Huệ Văn, lại được sự trợ duyên của Đại tướng Chức Thái Phó Túc Công Bột thỉnh đến Quảng Châu, vào ngày 09 tháng 10 năm Quý Dậu an trú tại chùa Kiến Hưng, quận Thỉ Hưng, thỉnh cầu Ngài khai diễn Đại thừa Phật pháp, xiển dương giáo nghĩa nhiệm mầu của đức Thế tôn nhằm khai đạo cho chúng lầm mê, nhân đó Ngài mới có cơ hội phiên dịch bộ luận này từ Phạn ngữ sang Hán ngữ thành 1 quyển.
Sau đó các luận sư muốn giải thích rộng rãi pháp Chân như duyên khởi nên đã trước tác sớ giải: Khởi tín luận huyền văn, 20 quyển. Đại phẩm huyền văn, 4 quyển. Thập nhị nhân duyên kinh, 2 quyển. Cửu thức nghĩa chương, 2 quyển. Tương truyền rằng: Người nước Thiên trúc Chân Đế pháp sư dịch Phạn ngữ, ngài Trí Khải chấp bút, sau 2 năm mới dịch xong, Và cũng bắt đầu từ đó ý nghĩa sâu sắc về pháp duyên khởi của Đại thừa do Bồ tát Mã Minh nỗ lực xiển dương ngày càng hưng thịnh, khiến hàng ngoại đạo tà kiến đều phục tùng quy về Chính giáo. Trí Khải tôi vô cùng tiếc núi chưa hạnh ngộ Đại Luận sư nhưng may mắn có chút phúc duyên thủ đắc luận này trong lòng vô cùng ái mộ. Tự hổ thẹn chưa học hiểu bao nhiêu nhưng mạo muội ghi lại vài lời, mong các bậc trí giả chỉ giáo hầu sau này có dịp sữa sai.
Phủ Dương Châu, Trí Khải Đại Sư soạn.
HT.Thích Liêm Chính cẩn dịch
Đại cương Luận Đại thừa khởi tín
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni suốt 49 năm thuyết pháp, sau đó chư Tôn giả kiết tập thành Tam tạng Thánh giáo. Trong đó Luận tạng phần lớn đều do Thánh đệ tử trước tác. Bồ tát tạo luận nếu y vào Chính giáo do Phật thuyết giải thích sâu rộng hơn gọi là Thích kinh luận, chẳng hạn như Bồ tát Thế Thân tạo Thập địa kinh luận. Tông kinh luận là tác giả y cứ những điểm trọng yếu của kinh, triển khai thành luận, như Đại thừa khởi tín. Theo ngài Hiền Thủ cho rằng luận này căn cứ tất cả những kinh luận Đại thừa, chủ yếu Kinh Lăng Già, Hoa nghiêm, Duy Ma Cật và Đại Bát Niết bàn, cũng như các tông như Địa tông luận, Hoa nghiêm, Thiên thai, Chân ngôn và Tịnh độ đều đánh giá tư tưởng Khởi tín ở một địa vị rất cao, duy chỉ có Đại thừa Pháp tướng tông cực lực phủ nhận cho rằng hoàn toàn không quan hệ gì đến Tam luận tông. Bồ tát Thế Thân trong Tam luân tông sáng lập giáo nghĩa A lạ da duyên khởi cho rằng A lại da đồng nhất với Chân như tuyệt đối thanh tịnh, vì thế không thể bị bất cứ nhiễm pháp nào có thể huân tập, về sau Huệ Quang Luật sư và Huệ Viễn đại sư phát huy ý nghĩa nấy ngày càng sáng tỏ hơn.
Theo Địa luận tông đưa Khởi tín lên địa vị tối cao thuộc Hiển thật tông và Bồ tát tạng. Ngài Trí giả, Ngẩu ích, Trí Húc đều cho rằng Khởi tín thông cả Thông giáo, Biệt giáo và Viên Giáo. Chân ngôn tông theo Hoằng Pháp đại sư tại kinh Kim Cang đảnh khai đề, sáng lập Hiển và Mật giáo chủ trương: Chân như và Sinh diệt nhị môn bất nhị đó là Mật giáo, Chân và Sinh nhị môn là Hiển giáo. Thiền tông và Khởi tín luận đều y cứ Kinh Lăng Già nên cực kỳ tôn trọng cho đây là Chân tủy Bất lập văn tự Niết bàn diệu tâm. Pháp tướng tông Thế Thân kiến lập A lại da duyên khởi cho rằng Thức A lai da là Duy vọng đối với Chân và vọng hòa hợp của Khởi tín là điều có thể chấp nhận, nhưng Chân như là pháp không sinh diệt làm thế nào hòa hợp với Vọng tâm sinh diệt, đây là điều không thể chấp nhận, vì thế nên Duy thức tông khẳng khái phủ nhận Khởi tín không phải do Mã Minh trước tác, hoặc do người dịch sai lầm, hoặc dịch không chính xác với nguyên bản văn tự. Riêng Tịnh độ tông theo Tuyển trạch tập của Pháp Nhiên, Tịnh độ luận của Thế Thân, Thập trụ luận của Long Thọ hoàn toàn nhất trí với Khởi tín luận.
Theo Địa luận tông đưa Khởi tín lên địa vị tối cao thuộc Hiển thật tông và Bồ tát tạng. Ngài Trí giả, Ngẩu ích, Trí Húc đều cho rằng Khởi tín thông cả Thông giáo, Biệt giáo và Viên Giáo. Chân ngôn tông theo Hoằng Pháp đại sư tại kinh Kim Cang đảnh khai đề, sáng lập Hiển và Mật giáo chủ trương: Chân như và Sinh diệt nhị môn bất nhị đó là Mật giáo, Chân và Sinh nhị môn là Hiển giáo. Thiền tông và Khởi tín luận đều y cứ Kinh Lăng Già nên cực kỳ tôn trọng cho đây là Chân tủy Bất lập văn tự Niết bàn diệu tâm. Pháp tướng tông Thế Thân kiến lập A lại da duyên khởi cho rằng Thức A lai da là Duy vọng đối với Chân và vọng hòa hợp của Khởi tín là điều có thể chấp nhận, nhưng Chân như là pháp không sinh diệt làm thế nào hòa hợp với Vọng tâm sinh diệt, đây là điều không thể chấp nhận, vì thế nên Duy thức tông khẳng khái phủ nhận Khởi tín không phải do Mã Minh trước tác, hoặc do người dịch sai lầm, hoặc dịch không chính xác với nguyên bản văn tự. Riêng Tịnh độ tông theo Tuyển trạch tập của Pháp Nhiên, Tịnh độ luận của Thế Thân, Thập trụ luận của Long Thọ hoàn toàn nhất trí với Khởi tín luận.
Nội dung Luận này trình bày: Chân như duyên khởi hay Như lai tàng duyên khởi, 1 trong 4 duyên khởi do Hoa nghiêm tông thành lập (1: Nghiệp khởi. 2: A lại da, 3: Chân như và 4: Pháp giới duyên khởi) hoặc Nhất tâm, Nhị môn. Toàn luận tổ chức theo một hệ thống rất chặt chẽ, bắt đầu từ Nhân duyên trình bày 8 lý do chính đáng để Ngài tạo luận. Trong đó lý do thứ nhất có tính cách tổng quát chư Phật chư Bồ tát, kể cả Luận chủ thuyết pháp hay tạo luận không ngoài mục đích độ sinh, muốn tất cả chúng sinh được giải thoát sinh tử trầm luân chứng đắc Niết bàn, tuyệt đối không vì sự cung kính hay danh lợi của thế gian. Bảy lý do sau là nói lên tâm tư nguyện vọng tha thiết của mình muốn tồi tà hiển chính để Phật pháp mãi trường tồn tại nhân gian đem lại lợi ích cho chúng sinh. Thứ đến Lập nghĩa tức thành lập Giáo nghĩa hay Chủ thuyết đặc hữu của khởi tín luận.
Chủ thuyết này cho rằng tất cả các pháp nhiễm hay tịnh sở dĩ hiện hữu trong tam giới đều bắt nguồn từ Nhất niệm bất giác về Chân như, vì không nhận biết Chân như là pháp bất sinh bất diệt thường trụ bất biến gọi đó là Nhất niệm bất giác tức Căn bản vô minh, từ căn bản này phát sinh Tam tế và Lục thô gọi là Chi mạt vô minh, theo duyên khởi hình thành tạo ra vô lượng phiền não khiến muôn loài vạn vật và thế giới hiện tượng đều quay cuồng trong vòng Lưu chuyển sinh diệt môn. Cũng bắt đầu từ đây nếu sớm giác ngộ Chân như, phát tâm yễm sinh tử cầu đắc Niết bàn có thể y vào Thỉ giác tùy thuận tinh tiến tu tập, nhưng trước tiên phải khởi tín tâm kiên cố đối với Phật pháp tăng, nhất là tuyệt đối tin tưởng Chân như tự tính của chính mình, tiếp tục thực hành Ngũ hạnh: Thí giới nhẫn tấn và Chỉ quán, tùy trình độ và căn tính lợi hay độn sai biệt nhưng tất cả cuối cùng đều có thể tùy thuận và đắc nhập Chân như tức quy về Bản giác, đây cũng chính là thành tựu Phật quả.
Chủ thuyết này cho rằng tất cả các pháp nhiễm hay tịnh sở dĩ hiện hữu trong tam giới đều bắt nguồn từ Nhất niệm bất giác về Chân như, vì không nhận biết Chân như là pháp bất sinh bất diệt thường trụ bất biến gọi đó là Nhất niệm bất giác tức Căn bản vô minh, từ căn bản này phát sinh Tam tế và Lục thô gọi là Chi mạt vô minh, theo duyên khởi hình thành tạo ra vô lượng phiền não khiến muôn loài vạn vật và thế giới hiện tượng đều quay cuồng trong vòng Lưu chuyển sinh diệt môn. Cũng bắt đầu từ đây nếu sớm giác ngộ Chân như, phát tâm yễm sinh tử cầu đắc Niết bàn có thể y vào Thỉ giác tùy thuận tinh tiến tu tập, nhưng trước tiên phải khởi tín tâm kiên cố đối với Phật pháp tăng, nhất là tuyệt đối tin tưởng Chân như tự tính của chính mình, tiếp tục thực hành Ngũ hạnh: Thí giới nhẫn tấn và Chỉ quán, tùy trình độ và căn tính lợi hay độn sai biệt nhưng tất cả cuối cùng đều có thể tùy thuận và đắc nhập Chân như tức quy về Bản giác, đây cũng chính là thành tựu Phật quả.
Đại thừa có Pháp và nghĩa. Pháp Đại thừa chính là Tâm chúng sinh, tâm này tiềm ẩn Chân như tại nội và có 3 nghĩa rộng lớn. 1: Thể đại, Chân như tự thể của nó rất rộng lớn biến khắp vũ trụ vạn hữu. Tướng của nó đầy đủ vô lượng tính công đức như Tam thân, tứ trí, ngũ nhãn, lục thông, vô lượng bách thiên đà la ni môn. Dụng của nó có khả năng đưa tất cả chúng sinh từ mê giới sinh tử, chứng đắc Niết bàn giải thoát giới. Nói chung Pháp và Nghĩa đại thừa chính là Tâm chúng sinh. Để giải thích tường tận chủ Chủ thuyết này, khởi điểm do Nhất niệm Bất giác liền thành Căn bản Vô minh, do Căn bản vô minh phát sinh tướng nghiệp đầu tiên gọi là Vô minh nghiệp tướng, đã có Căn bản vô minh, liền sinh khởi Chi mạt vô minh tức Tam tế và Lục thô hình thành tại tàng thức A Lại Da thức. Tàng thức này có công năng Thọ huân trì chủng tức vừa bảo trì tất cả những chủng tử nhiễm và tịnh nhiều đời nhiều kiếp không mất và cũng không lẫn lộn tùy duyên phát sinh hiện hành, đồng thời tiếp nhận những chủng tử thiện và ác tân huân từ ngoài vào tạo tạo thành 2 môn: Chân như môn và Sinh diệt môn, tuy chia thành hai môn nhưng thật sự chỉ do Nhất niệm Bất giác nên hai môn này thật sự không thể tách rời nhau Luận văn gọi là: Bất tương ly.
Khi nghiên cứu Chân như phải nên nhớ Chân như có 2 nghĩa. 1: Ly ngôn chân như là Chân như thanh tịnh tuyệt đối, là lý tính Nhất pháp giới bất sinh bất diệt, ly ngôn thuyết, ly văn tự, ly tâm duyên, là tự tính bản hữu của tất cả chúng sinh không thể bị Nhiễm pháp vô minh vọng tâm huân tập. 2: Y ngôn chân như là Chân như tùy duyên nhiễm và tịnh huân tập phát sinh nhiễm và tịnh muôn pháp. Kinh Bát Nhã gọi là Chân như Bất biến và Chân như tùy duyên. Sinh diệt lại có 2 loại. 1: Nhiễm và Tịnh pháp cùng sinh cùng diệt, có nhiễm tức có tịnh và ngược lại. Nơi nào còn chúng sinh thì nơi đó có chư Phật thị hiện.
Nội dung toàn luận gốm 5 chương: Nhân duyên, Lập nghĩa, Giải thích, Tu hành tín tâm và Khuyên tu lợi ích. Trong đó 2 phần: Lập nghĩa và Giải thích vô cùng trọng yếu. Đại cương toàn luận thuyết minh: Nhất tâm, Nhị môn, Tam đại, Tứ tín, Ngũ hạnh, khuyến tu lợi ích.
Thế nào là Nhất tâm? Nhất được đề cập ở đây tức duy nhất tuyệt đối, Tâm là Bản thể của tất cả các pháp, Tự tính của tất cả hữu tình chúng sinh gọi là Pháp giới tính và vũ trụ vạn hữu hiện tượng giới gọi là Pháp giới, dù gọi là Phá giới tính hay Pháp giới thì đó cũng là Nhất tâm. Đồng nghĩa dị danh với Nhất tâm: Thật thể, Pháp giới tính, Phật tính, Chân như, Viên giác tính, Như lai tàng, Thật tướng, Diệu tâm, Niết bàn, Bản lai diện mục.v.v… Luận này cho rằng Nhất tâm chính là Tâm chúng sinh, lý do là vì Nhất tâm là bản thể tinh thần của vũ trụ, chúng sinh tâm là cá thể tinh thần. Thế nên hai môn Chân như và Sinh diệt là thể và tướng của Nhất tâm. Đó là đứng về phương diện hiện tượng sai biệt phân tích, nhưng ở phương diện tuyệt đối thì vũ trụ vạn hữu không có sự sai biệt nhiễm hay tịnh, chân hay vọng, thánh hay phàm vì bản thể của tất cả pháp đều là Chân như tự tính thường hằng bất biến.
Tại Nhất tâm chân như luôn sẵn có Thể, tướng và dụng, phạm vi của nó vô cùng rộng lớn. Thể, tướng và dụng của Chân như hay Nhất tâm biến mãn vũ trụ vạn hữu, chư Phật, chúng sinh, cho đến nhơn súc nói chung không một loài nào không sẵn có. Hơn nữa tác dụng của nhất tâm chân như vốn đủ hằng hà sa số tự tính công đức, đồng thời nhiếp hóa tất cả chúng sinh nên gọi là Dụng đại. Với những lý do trên nên Pháp này gọi là Đại. Pháp này còn có khả năng độ thoát chúng sinh đạt đến quả vị cứu cánh giác ngộ nên gọi Thừa, gọi chung là Đại thừa. Tuy nhiên mặc dù Nhất tâm và Chân như có khả năng rộng lớn như thế nhưng chúng sinh cần phải có tín tâm đối với Chân như, Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo, nhất là sự tin tưởng tuyệt đối vào tự tính Chân như của chính mình đây là điều vô cùng quan trọng, Tổ Huệ Năng: Bất ly tự tính tức thị phước điền, được như thế chưa đủ, cần phải tu tập Năm hạnh căn bản: Thí, giới, nhẫn, tấn và chỉ quán, được như thế không bao lâu Hành giả sẽ trải qua quá trình kiến đạo, Hành đạo và Tu đạo thành Nhất hạnh tam muội tức thành tựu Phật quả. Nếu sợ mạng vận bất trắc thì có thể nhất tâm niệm danh hiệu Phật A Di Đà cầu vãng sinh cực lạc thế giới, tiếp tục tu tập cho đến A bệ bạt trí tức bất thối chuyển mới có thể thành tựu quả vị cứu cánh.
LUẬN ĐẠI THỪA KHỞI TÍN CƯƠNG YẾU
Nguyên tác: Mã Minh Bồ Tát tạo
Hán dịch: Chân Đế Tam Tạng Pháp Sư
Việt dịch và Cương yếu: HT.Thích Liêm Chính
***
TỤNG QUY KÍNH
Quy mạng tận thập phương, Tối thắng nghiệp biến tri,
Sắc vô ngại tự tại, cứu thế đại bi giả.
Cập bỉ thân thể tướng. Pháp tính Chân như hải.
Vô lượng công đức tạng. Như thật tu hành đẳng.
Vị dục linh chúng sinh, trừ nghi xả tà chấp.
Khởi Đại chính tín, Phật chủng bất đoạn cố.
Dịch nghĩa:
1: Đảnh lễ mười phương Phật, tối thắng Chính biến tri, Đấng Đại bi cứu thế, Thể và Tướng thân Phật
2: Sắc tự tại vô ngại. Biển Pháp tính Chân như, tạng công đức vô lượng. Đấng như thật tu hành.
3: Muốn tất cả chúng sinh, trừ nghi bỏ tà chấp, Khởi Chính tín Đai thừa, khiến giống Phật không mất.
Cương yếu: Mở đầu Luận chủ thể hiện sự thành tâm kính lễ đối với Tam bảo bằng 3 tụng gọi là Quy kính tụng. Đây là thông lệ trước khi tạo luận hầu hết của các Luận sư từ trước đến nay trong Phật giáo.
1. Quy kính Phật: Đảnh lễ mười phương Phật bậc tối thắng chính biến tri thể và tướng của Phật là sắc thân tự tại vô ngại. Phật là bậc Giác ngộ và chứng đắc quả vị tối cao.
2: Quy kính Pháp: Biển pháp tính Chân như, tạng công đức vô lượng. Chính pháp Đại thừa xuất sinh vô lượng công đức, bởi vì y vào Chân như vốn sẵn có vô lượng công đức gọi là Xứng tính công đức. Hơn nữa, quy y Pháp tức quy y Báo thân và Ứng thân Phật vì Pháp thân Phật bao gồm Báo thân và Ứng thân, ba thân là một.
3: Quy kính Tăng: Tăng những bậc như thật tu hành hoàn toàn thanh tịnh, chứng đắc Vô lậu trí. Đây là chỉ Bồ tát từ Sơ địa đến Đẳng giác địa.
Tụng cuối: Dục linh chúng sinh, trừ nghi xã tà chấp, khởi đại thừa chính tín, Phật chủng bất đoạn cố. Nói lên mục đích tạo luận Luận chủ hy vọng tất cả chúng sinh từ phàm phu bắt đầu khởi tín tâm chân chính, đoạn trừ mọi nghi hoặc phiền não, nỗ lực tu hành để sớm thành tựu đạo quả giải thoát sinh tử, có như thế Phật pháp mãi trường tồn nhân gian, làm nhãn mục cho đời,.
Luận văn: Hữu pháp năng khởi Ma ha diễn tín căn, thị cố ưng thuyết. Thuyết hữu ngũ phần. Vân hà vi ngũ? Nhất giả: Nhân duyên phần. Nhị giả: Lập nghĩa phần. Tam giả: Giải thích phần. Tứ giả: Tu hành tín tâm phần. Ngũ giả: Khuyến tu lợi ích phần.
Dịch nghĩa: Có một pháp có thể phát khởi Tín tâm Đại thừa, cần phải thuyết minh. Nội dung toàn luận gồm 5 chương: Chương I: Nhân duyên; Chương II: Lập nghĩa; Chương III: Giải thích; Chương IV: Tu hành tín tâm; Chương V: Khuyến tu lợi ích
***
Chương I: Nhân duyên
Luận văn: Sơ thuyết nhân duyên phần. Vấn viết: Hữu hà nhân duyên nhi tạo thử luận? Đáp viết: Thị nhân duyên hữu bát chủng. Vân hà vi bát? Nhất giả: Nhân duyên tổng tướng, sở vị vi linh chúng sinh ly nhất thiết khổ đắc cứu cánh lạc, phi cầu thế gian danh lợi cung kính cố. Nhị giả: Vi dục giải thích Như lai căn bản chi nghĩa, linh chư chúng sinh chính giải bất mậu cố. Tam giả: Vi linh thiện căn thành thục chúng sinh, ư ma ha diễn pháp kham nhậm bất thối tín cố. Tứ giả: Vi linh thiện căn vi thiểu chúng sinh, tu tập tín tâm cố. Ngũ giả: Vi thị phương tiện tiêu ác nghiệp chướng thiện hộ kỳ tâm, viễn ly si mạn xuất tà võng cố. Lục giả: Vi thị tu tập Chỉ Quán, đối trị phàm phu, nhị thừa tâm quá cố. Thất giả: Vị thị chuyên niệm phương tiện, sinh ư Phật tiền, tất định bất thối tín căn cố. Bát giả: Vị thị lợi ích khuyến tu hành cố. Hữu như thị đẳng nhân duyên sở dĩ tạo luận.
Vấn viết: Tu đa la trung cụ hữu thử pháp hà tu trùng thuyết?
Đáp viết: Tu đa la trung tuy hữu thử pháp, dĩ chúng sinh căn hạnh bất đẳng, thọ giải duyên biệt sở vị: Như lai tại thế chúng sinh lợi căn, năng thuyết chi nhơn sắc tâm nghiệp thắng, viên âm nhất diễn dị loại đẳng giải, tắc bất tu luận. Nhược Như lai diệt hậu, hoặc hữu chúng sinh năng dĩ tự lực quảng văn nhi thủ giải giả. Hoặc hữu chúng sinh diệc dĩ tự lực thiểu văn nhi đa giải giả. Hoặc hữu chúng sinh vô tự trí lực, nhân ư quảng luận nhi đắc giải giả. Diệc hữu chúng sinh phục dĩ quảng luận văn đa vi phiền, tâm lạc tổng trì thiểu văn nhi nhiếp đa nghĩa, năng thủ giải giả. Như thị, thử luận vi dục tổng nhiếp Như lai quảng đại thâm pháp vô biên nghĩa cố, ưng thuyết thử luận. Dĩ thuyết nhân duyên phần.
Dịch nghĩa: Đây là phần Chính tôn hay Duyên khởi. Có 8 nhân duyên cần phải viết luận.
Hỏi: Vì lý do gì tạo luận?
Đáp: Có 8 lý do.
1: Nhân duyên tổng quát. Như chư Phật, bồ tát và các đại Luận sư không phân biệt căn cơ trình độ lợi độn của chúng sinh như thế nào các Ngài đều mong sao tất cả mọi người viễn ly khổ đau trầm luân sinh tử, được cứu cánh chứng đắc Bồ đề Niết bàn thật sự an lạc, tuyệt đối không mong cầu sự cung kính và lợi dưỡng của thế gian.
2: Lý do thứ 2 cũng là lý do đặc biệt của Luận chủ muốn giải thích ý nghĩa căn bản về Pháp Đại thừa. Pháp Đại thừa của Như lai là thể Nhất tâm, tâm này theo ngôn ngữ phân biệt có 2 phương diện: Chân như và Sinh diệt, mỗi một môn đều có khả năng tổng nhiếp các pháp Thế và Xuất thế gian.
3: Vì muốn những chúng sinh nào thiện căn đã thành thục như Thập tín mãn vị không còn thối tâm, chuẩn bị bước vào Thập trụ chính định đối với giáo pháp Đại thừa tín tâm càng kiên cố hơn.
4: Những chúng sinh thiện căn còn yếu kém như Tín căn bản, 1 trong 4 tín tâm và 4 hạnh: Thí giới nhẫn tấn trong 5 hạnh cũng như từ Sơ tín đến Bát tín còn nhiều hạn chế cần phải nỗ lực tu tập để tín tâm được kiên cố hơn.
5: Khai phương tiện nhằm tiêu trừ ác nghiệp chướng, hộ trì tín tâm, lễ bái chư Phật, sám hối nghiệp chướng nhằm sớm tiêu trừ phiền não ác nghiệp, hộ trì tín tâm, viễn ly si và mạn, xa lánh tà thuyết tà đạo.
6: Khai mỡ phương tiện tu tập Chỉ môn vì chúng sinh tâm thường tán loạn. Quán môn nhằm đối trị sự sai lầm thiên chấp Không tịch, khôi thân diệt trí của Phàm phu Nhị thừa.
7: Khai phương tiện chuyên niệm Phật, vì hàng sơ học không thể tự lực quán sát Bản thể Nhất tâm chân như nên phương tiện nương tha lực Phật A Di Đà cầu sinh cực lạc tịnh độ, sau khi sinh về trước Phật nhất định tín tâm bất thối.
8: Luận chủ nêu 8 nhân duyên không ngoải mục đích khuyến khích tất cả chúng sinh không phân biệt đốn tiệm, lợi độn, đều phải nỗ lực tu hành sớm hoàn thành sở nguyện và ý chí của người xuất gia, do đó cần phải tạo luận.
Hỏi rằng: Trong kinh điển đại thừa đã thuyết minh đầy đủ, cần gì phải nói lại?
Đáp: Tuy các kinh điển đã đề cập nhưng căn hạnh chúng sinh và ý muốn khác nhau. Khi Như lai tại thế chúng sinh hầu hết đều lợi căn, hơn nữa sắc lực và tâm lực của Phật thù thắng thanh tịnh, một lời Phật dạy tất cả mọi người đều có thể hiểu, vì thế nên không cần phải tạo luận. Tuy nhiên, sau khi Như lai diệt độ, có người nghe nhiều mới hiểu, có người chỉ cần nghe ít hiểu nhiều. Có chúng sinh cần phải nghe rộng mới hiểu. Lại có người cho rằng giải thích quá nhiều phiền phức, muốn văn tự tóm lược nhưng tổng nhiếp nhiều ý nghĩa như thế dể hiểu hơn. Do đó luận này tuy ngắn gọn nhưng tổng nhiếp ý nghĩa rộng lớn sâu xa của Như lai, chính vì những lý do trên cần phải trước tác.
Chương II: Lập nghĩa
Luận văn: Dĩ thuyết nhân duyên phần, thứ thuyết lập nghĩa phần. Ma ha diễn giả tổng thuyết hữu nhị chủng. Vân hà vi nhị? Nhất giả: Pháp. Nhị giả: Nghĩa. Sở ngôn pháp giả vị chúng sinh tâm, thị tâm tắc nhiếp nhất thiết thế gian xuất thế gian pháp. Y ư thử tâm hiển thị ma ha diễn nghĩa. Hà dĩ cố? Thị tâm chân như tướng tức thị ma ha diễn thể cố. Thị tâm sinh diệt nhân duyên tướng năng thị ma ha diễn tự thể tướng dụng cố. Sở ngôn nghĩa giả tắc hữu tam chủng. Vân hà vi tam? Nhất giả: Thể đại: Vị nhất thiết pháp chân như bình đẳng bất tăng giảm cố. Nhị giả: Tướng đại: Vị như lai tàng cụ túc vô lượng tính công đức cố. Tam giả: Dụng đại: Năng sinh nhất thiết thế gian xuất thế gian thiện nhân quả cố, nhất thiết chư Phật bổn sở thừa cố, nhất thiết Bồ Tát giai thừa thử pháp đáo Như Lai địa cố.
Dịch nghĩa: Đã nói nhân duyên tạo luận xong, thứ đến trình bày phần Lập nghĩa. Phần này có hai: 1: Pháp đại thừa. 2: Nghĩa đại thừa.
Pháp đại thừa? Pháp đại thừa chính là Tâm chúng sinh, tâm này tổng nhiếp tất cả các pháp Thế gian và Xuất thế gian. Chính vì thể, tướng và dụng của tâm chúng sinh vô cùng rộng lớn nên xưa nay tất cả chư Phật, chư Bồ tát đều y vào pháp này tu tập và đều đã chứng đắc quả vị Như lai.
Nghĩa đại thừa? Có 3 phương diện
A1: Thể đại: Chân như bình đẳng không tăng không giảm của tất cả pháp.
A2: Tướng đại: Như lai tàng, với đầy đủ tự tính công đức vô lượng.
A3: Dụng đại: Có khả năng sinh nhân quả thiện Thế gian và Xuất thế gian.
Cương yếu: Danh từ Lập nghĩa, theo Thuật ngữ chuyên môn gọi là Giáo nghĩa. Mở đầu Luận chủ thành lập Chủ thuyết: Bản thể Chân như tất cả chúng sinh đều sẵn có, do duyên Vô minh bất giác nên khởi Vọng tâm, thành A Lại Da thức từ đây phát sinh Nhất thiết pháp hữu lậu. Có 3 vấn đề được đặt ra ở đây theo kinh Viên Giác chương 4, Bồ tát Kim Cang tạng đặt nghi vấn:
1: Chúng sinh bản lai thành Phật hà cố phục hữu nhất thiết vô minh? 2: Nhược thị chư vô minh chúng sinh bản hữu, tắc hữu hà nhân duyên Như lai thuyết chúng sinh bản lai thành Phật? 3: Thập phương chúng sinh bản lai thành Phật nhi hậu khởi Vô minh, tắc nhất thiết Như lai hà thời phục sinh nhất thiết phiền não?. Nghĩa là: 1. Chân như đã có từ trước, tại sao sau đó lại khởi tất cả vô minh? 2: Nếu chúng sinh thật sự sẵn có vô minh, vì lý do gì Như lai nói chúng sinh vốn đã thành phật? 3: Mười phương chúng sinh nếu đã thành Phật sau đó lại khởi Vô minh, thế thì Như lai khi nào sinh khởi phiền não?
Để giải thích nghi vấn 1: Chúng sinh bản lai thành Phật là nói về tự tính Phật, Phật tính hay Chân như hường trụ bất sinh bát diệt, do Nhất niệm Bất giác phát sinh Vô minh, Tướng nghiệp đầu tiên gọi là Vô minh nghiệp tướng từ đây liên tục khởi niệm tạo nghiệp chịu trói buộc sinh tử khổ đau.
Trả lời nghi vấn 2: Nếu chúng sinh không sẵn có Phật tính, lấy gì huân tập Vô minh biến Vô minh thành Chân như, y Thỉ giác huân tu tùy thuận đắc nhập Chân như vì nhân duyên như thế nên Như lai nói chúng sinh bản lai thành Phật.
Trả lời nghi vấn 3: Khi vô minh phiền não đã đoạn tận làm gì có chuyện Phật trở lại làm chúng sinh! Ví như những người học hành tinh thông chữ nghĩa, sau đó bảo người ấy chừng nào trở lại ngu si không biết chữ, hay vàng đã lọc khỏi quặng thành đồ trang sức lại hỏi khi nào trở thành quặng, đây là điều hoàn toàn không thể!
Pháp đại thừa là tâm chúng sinh, trong thể Nhất tâm này có đầy đủ các pháp Vô lậu xuất thế gian và Hữu lậu thế gian. Nói chung tất cả pháp trong tam giới đều hàm nhiếp tại tâm chúng sinh. Kinh Hoa nghiêm: Tam giới thượng hạ pháp do thị nhất tâm tác. Nói cách khác, tâm chúng sinh sẵn có 2 phần Nhiểm pháp hữu lậu và Tịnh pháp vô lậu. Tuy nhiên điểm khác biệt giữa A lại da duyên khởi với Chân như duyên khởi. Theo Chân như duyên khởi, Nhiễm hay Tịnh đều bắt nguồn từ sự Nhất niệm bất giác phát sinh Vô minh nghiệp tướng, như thế nên gọi Chân như duyên khởi.
Nếu bắt nguồn từ chủng tử hàm tàng tại A Lại Da thức như Đại thừa Duy thức chủ trương thì gọi A Lại Da duyên khởi. Bởi vì Khởi tín thành lập phần thanh tịnh tuyệt đối là Đệ cửu Yêm ma la thức, còn gọi la Vô cấu thức, Bạch tịnh thức. Do chúng sinh Nhất niệm Bất giác Chân như nên thành Tàng thức A lại da, tại Tàng thức có 2 môn: Chân như và Sinh diệt, mỗi môn đều có khả năng dung nhiếp tất cả các pháp trong tam giới không phân biệt nhiễm hay tịnh. Từ đó Căn bản vô minh phát sinh Chi mạt vô minh là Tam tế và Lục thô mở đầu Sinh diệt Lưu chuyên môn. Để đối trị Sinh diệt bất đắc dĩ phải dùng Chân như làm phương tiện gọi là dĩ ngôn khiển ngôn, dùng ngôn ngữ phủ định ngôn ngữ, nên nhớ Chân như nguyên không phải pháp đối trị. Hơn nữa Sinh diệt và Chân như, mê hay ngộ đồng nhất thể, nhiễm và tịnh bất dị, phật và phàm không hai, tất cả đều cùng một nguồn gốc, đó là Bản giác, chỉ vì mê Bản giác thành Bất giác, khi giác ngộ nhiễm pháp sinh diệt Chân như hiển bày, bất giác không còn lý do tồn tại.
Kinh Lăng Nghiêm nói: Ngôn vọng hiển chư chân, Vọng chân đồng nhị vọng. Nghĩa là nói Vọng để hiển Chân, khi Chân đã hiển bày thì Vọng và Chân đều là Vọng. Hành giả muốn trở về Bản giác, việc trước nhất phải nhận biết Nhất niệm bất giác, sự giác ngộ này tuy có phần giác ngộ tiền niệm, có thể khống chế hậu niệm không cho sinh khởi, nhưng chưa trọn vẹn nên vẫn là Bấc giác. Sự nhận biết Bất giác này là nhờ Thỉ giác. Từ Thỉ giác y chính pháp tu tập cho đến khi thành tựu Tương tợ giác bấy giờ có thể có năng lực tương đối hoàn chỉnh bước vào giai đoạn Tùy phần giác, đoạn từng phần Vô minh chứng từng phần Chân như, cứ như thế tinh tiến tu tập cho đến khi chứng đắc Bổn giác tức quy về Giác tâm, thành Vô thượng bồ đề.
Nếu bắt nguồn từ chủng tử hàm tàng tại A Lại Da thức như Đại thừa Duy thức chủ trương thì gọi A Lại Da duyên khởi. Bởi vì Khởi tín thành lập phần thanh tịnh tuyệt đối là Đệ cửu Yêm ma la thức, còn gọi la Vô cấu thức, Bạch tịnh thức. Do chúng sinh Nhất niệm Bất giác Chân như nên thành Tàng thức A lại da, tại Tàng thức có 2 môn: Chân như và Sinh diệt, mỗi môn đều có khả năng dung nhiếp tất cả các pháp trong tam giới không phân biệt nhiễm hay tịnh. Từ đó Căn bản vô minh phát sinh Chi mạt vô minh là Tam tế và Lục thô mở đầu Sinh diệt Lưu chuyên môn. Để đối trị Sinh diệt bất đắc dĩ phải dùng Chân như làm phương tiện gọi là dĩ ngôn khiển ngôn, dùng ngôn ngữ phủ định ngôn ngữ, nên nhớ Chân như nguyên không phải pháp đối trị. Hơn nữa Sinh diệt và Chân như, mê hay ngộ đồng nhất thể, nhiễm và tịnh bất dị, phật và phàm không hai, tất cả đều cùng một nguồn gốc, đó là Bản giác, chỉ vì mê Bản giác thành Bất giác, khi giác ngộ nhiễm pháp sinh diệt Chân như hiển bày, bất giác không còn lý do tồn tại.
Kinh Lăng Nghiêm nói: Ngôn vọng hiển chư chân, Vọng chân đồng nhị vọng. Nghĩa là nói Vọng để hiển Chân, khi Chân đã hiển bày thì Vọng và Chân đều là Vọng. Hành giả muốn trở về Bản giác, việc trước nhất phải nhận biết Nhất niệm bất giác, sự giác ngộ này tuy có phần giác ngộ tiền niệm, có thể khống chế hậu niệm không cho sinh khởi, nhưng chưa trọn vẹn nên vẫn là Bấc giác. Sự nhận biết Bất giác này là nhờ Thỉ giác. Từ Thỉ giác y chính pháp tu tập cho đến khi thành tựu Tương tợ giác bấy giờ có thể có năng lực tương đối hoàn chỉnh bước vào giai đoạn Tùy phần giác, đoạn từng phần Vô minh chứng từng phần Chân như, cứ như thế tinh tiến tu tập cho đến khi chứng đắc Bổn giác tức quy về Giác tâm, thành Vô thượng bồ đề.
Tóm lại, Tâm chân như là Tự tính của chúng sinh có đủ Thể đại, bản thể Chân như bình đẳng bất sinh bất diệt này là Pháp thân đức. Tướng đại là tại Như lai tàng vô lượng hằng sa tính công đức là Bát nhã đức. Dụng đại, tại Chân như đầy đủ nhân quả thiện và bất thiện của thế và xuất thế gian là Giải thoát đức. Nói cách khác, Tâm chúng sinh đầy đủ Pháp thân, Bát nhã và Giải thoát. Chính vì Pháp đại thừa có đủ Thể, Tướng và Dụng rộng lớn như thế nên từ xưa nay tất cả chư Phật, chư Bồ tát đều y vào pháp này tu tập và đã chứng đắc đạo quả Vô thượng đẳng chính giác. Tuy phân tích Chân như và Sinh diệt thành 2, nhưng thật sự vẫn là nhất thể luôn ở trong tư thế không thể tách rời gọi là Bất tương ly. Nhất niệm mê Chân như thành Sinh diệt, ngộ Sinh diệt tức đồng Chân như, tuy hai nhưng không hai, một mà không phải một, chỉ khác nhau mê hay ngộ mà thôi.
HT.Thích Liêm Chính cẩn dịch
Còn nữa...