Sách Phật giáo

Luận Đại thừa khởi tín (P.2)

Thứ hai, 29/11/2016 10:58

Tất cả chúng sinh từ xưa nay phải chịu sống chết liên tục không dứt, giai do không giác ngộ thường trụ chân tâm là thể tính sáng suốt thanh tịnh, lại nhận lầm vọng tưởng cho là chân tâm của mình, đã là vọng tưởng tất nhiên không chân thật, do đó phải chịu trầm luân sinh tử.

Chương III: Giải thích chân như và sinh diệt

Luận văn: Dĩ thuyết lập nghĩa phần, thứ thuyết giải thích phần. Giải thích phần hữu tam chủng. Vân hà vi tam? Nhất giả: Hiển thị chính nghĩa. Nhị giả: Đối trị tà chấp. Tam giả: Phân biệt phát thú đạo tướng. 

Dịch nghĩa: Đã trình bày phần Lập nghĩa xong, tiếp đến giải thuyết minh chủ thuyết mà Luận chủ đã đề ra. Có 3 tiết: 1. Hiển thị chính nghĩa; 2. Đối trị tà chấp; 3. Phân biệt phát thú đạo tướng. 

Tiết 1: Hiển thị chính nghĩa

Luận văn: Hiển thị chính nghĩa giả, y nhất tâm pháp hữu nhị chủng môn. Vân hà vi nhị? Nhất giả: Tâm chân như môn. Nhị giả: Tâm sinh diệt môn. Thị nhị chủng môn giai các tổng nhiếp nhất thiết pháp. Thử nghĩa vân hà? Dĩ thị nhị môn bất tương ly cố. 

A1. Tâm chân như môn bổn giác

Luận văn: Tâm chân như giả tức thị Nhất pháp giới đại tổng tướng pháp môn thể. Sở vị tâm tính bất sinh bất diệt. Nhất thiết chư pháp duy y vọng niệm nhi hữu sai biệt, nhược ly vọng niệm tắc vô nhất thiết cảnh giới chi tướng. Thị cố nhất thiết pháp tùng bổn dĩ lai ly ngôn thuyết tướng, ly danh tự tướng, ly tâm duyên tướng, tất cánh bình đẳng vô hữu biến dị, bất khả phá hoại, duy thị nhất tâm cố danh chân như. Dĩ nhất thiết ngôn thuyết giả danh vô thật, đản tùy vọng niệm bất khả đắc cố. Ngôn chân như giả, diệc vô hữu tướng, vị ngôn thuyết chi cực nhân ngôn khiển ngôn, thử chân như thể vô hữu khả khiển, dĩ nhất thiết pháp tất giai chân cố. Diệc vô khả lập, dĩ nhất thiết pháp giai đồng như cố. Đương tri nhất thiết pháp bất khả thuyết, bất khả niệm, cố danh vi chân như. Vấn viết: Nhược như thị nghĩa giả, chư chúng sinh đẳng vân hà tùy thuận nhi năng đắc nhập? Đáp viết: Nhược tri nhất thiết pháp tuy thuyết vô hữu năng thuyết khả thuyết, tuy niệm diệc vô năng niêm khả niệm, thị danh tùy thuận. Nhược ly ư niệm danh vi đắc nhập. Phục thứ, thử chân như giả, y ngôn thuyết phân biệt hữu nhị chủng nghĩa. 

B1: Như thật không: Dĩ năng cứu cánh hiển thật cố. 

B2: Như thật bất không: Dĩ hữu tự thể cụ túc vô lậu tính công đức cố. 

Sở ngôn không giả: Tùng bổn dĩ lai nhất thiết nhiễm pháp bất tương ưng cố, vị ly nhất thiết pháp sai biệt chi tướng, dĩ vô hư vọng tâm niệm cố. Đương tri chân như tự tánh, phi hữu tướng, phi vô tướng, phi phi hữu tướng, phi phi vô tướng, phi hữu vô câu tướng. Phi nhất tướng, phi dị tướng, phi phi nhất tướng, phi phi dị tướng, phi nhất dị câu tướng. Nải chí tổng thuyết: Y nhất thiết chúng sinh dĩ hữu vọng tâm niệm niệm phân biệt, giai bất tương ưng cố thuyết vi không, nhược ly vọng tâm thật vô khả không cố. Sở ngôn bất không giả: Dĩ hiển pháp thể không vô vọng cố, tức thị chân tâm thường hằng bất biến, tịnh pháp mãn túc, tắc danh bất không. Diệc vô hữu tướng khả thủ, dĩ ly niệm cảnh giới duy chứng tương ưng cố. 

Dịch nghĩa: Do y vào thể Nhất tâm phát sinh 2 môn: Tâm chân như và Tâm sinh diệt. Môn nào cũng có khả năng tổng nhiếp tất cả nhiễm và tịnh pháp. Vì sao? Tuy chia 2 nhưng thật sự luôn ở trong tư thế bất tương ly không bao giờ biệt lập. 

A1: Tâm chân như môn bản giác

Tâm Chân như tức Bản thể Nhất pháp giới đại tổng tướng gọi là Tâm tính bất sinh bất diệt. Tất cả pháp đều y Vọng niệm nên có sự sai khác, nếu rời Vọng niệm tức khắc không còn tướng sai biệt. Thế nên tất cả pháp từ xưa nay đều rời tướng ngôn thuyết, rời tướng văn tự, rời tướng tâm duyên, tuyệt đối bình đẳng không bao giờ biến dị, cũng không thể phá hoại, duy Nhất tâm vì thế gọi là Chân như. Tất cả những ngôn thuyết đều giả danh không thật, tùy theo Vọng niệm nên thật sự là Bất khả đắc. Dù gọi Chân như nhưng Chân như không có tướng. Đây là chỗ cùng cực của ngôn thuyết, dùng ngôn ngữ phủ định ngôn ngữ. Tuy nhiên Bản thể Chân như tuyệt đối không thể phủ định, bởi vì tất cả các pháp đều là Chân, cũng không thể thành lập bởi vì tất cả các pháp đều là Như. Vì thế nên gọi Chân như. Nên biết tất cả chư pháp không thể nói, không thể suy nghĩ, vì tất cả pháp đều là Chân như. 

Hỏi: Nếu thật sự như thế, làm sao chúng sinh có thể Tùy thuận và Đắc nhập?

Đáp: Nếu nhận biết tất cả pháp tuy có nói nhưng không chủ thể Năng thuyết, tuy niệm nhưng không chủ thể Năng niệm, tức không có Năng và Sở tức cảnh giới ly niệm hay vô niệm, lãnh hội được như thế gọi là Tùy thuận và khi đã Ly niệm một cách triệt để đó là Đắc nhập. 

Lại nữa, Chân như nếu y ngôn ngữ phân tích thành hai nghĩa: 

B1: Như thật không: Chân như là pháp Không, Như thật tuyệt đối Không. 

B2: Như thật Bất không: Tự thể của Chân như vốn đầy đủ vô lượng tính công đức không thể nói không, nên gọi Bất không. 

Khái niệm Không, nghĩa là từ xưa nay không tương ưng với tất cả pháp nhiễm ô. Nghĩa là hoàn toàn xa rời những tướng sai biệt của các pháp vì Chân như không phải là tâm niệm hư vọng. Thế nên biết rằng: Tự tính Chân như nguyên không phải Hữu tướng, không phải Vô tướng. Không phải không Hữu tướng, không phải không Vô tướng. Không phải cộng tướng Hữu và Vô. Không phải tướng Nhất, tướng Dị, Không phải không tướng Nhất, không phải không tướng Dị, không phải cộng tướng Nhất và Dị. Nói chung Chân như là Bản thể hoàn toàn ly tướng. Tóm lại, do y vào sự phân biệt vọng tâm vọng niệm của chúng sinh nên có tất cả nhưng đều không thể tương ưng với Chân như vì thế gọi là Không. Tuy nhiên nếu viễn ly được Vọng tâm phân biệt vọng niệm thật sự không thể nói Không. 
 
Khái niệm Bất không, nghĩa là chỉ thẳng vào Bản thể Chân như, nguyên không có vọng niệm, nhất tâm thường hằng bất biến, nhưng luôn đầy đủ các pháp thanh tịnh, nên gọi là Bất không. Không những thế, Chân như nguyên không có bất cứ hình tướng gì để chấp thủ vì Bản thể chân như là cảnh giới hoàn toàn ly niệm, khi nào chứng đắc mới có thể tương ưng Chân như. 

Cương yếu: Tâm chân như và Tâm sinh diệt đều cùng một Bản thể nhất tâm mà ra, tuy một Bản thể nhưng có 2 phương diện Chân như tuyệt đối và Sinh diệt tương đối. Hơn nữa, tuy Chân như là bản thể tuyệt đối nhưng không thể tách rời Sinh diệt tương đối, cũng như Sinh diệt không thể tồn tại nếu không có Chân như, bởi vì mê Chân như nên có Sinh diệt, bất đắc dĩ phải dùng Chân như để đối trị Sinh diệt, thật ra Chân như không phải pháp đối trị, bởi vì nó bất sinh bất diệt, nhưng lại có khả năng sinh tất cả tịnh pháp, lấy Tịnh pháp huân tập Vọng tâm, đến khi Vọng tâm không còn, Chân như sẽ không tồn tại.

Kinh Lăng nghiêm nói: Ngôn vọng hiển chư chân, Vọng chân đồng nhị vọng. Nghĩa là nói Vọng để hiển Chân, khi Chân đã hiển bày thì Vọng và Chân đều là Vọng. Nói cách khác, Chân như xưa nay bất sinh bất diệt thường hằng bất biến, giống như nước biển nguyên không có ba đào, sở dĩ có ba đào là do gió vọng tâm Căn bản vô minh làm duyên nên khởi ba đào, muốn hết ba đào thì gió vô minh không khởi, bấy giờ tự nhiên toàn sóng trở về nước. Chân như là bản thề tuyệt đối nhất vị bình đẳng, hoàn toàn khác biệt với hiện tượng Sinh diệt. Do Chân như và Sinh diệt bất tương ly, Chân như tại Sinh diệt bị Sinh diệt huân tập biến Chân như thành Sinh diệt tức Lưu chuyển môn. Ngược lại Sinh diệt bị Chân như huân tập biến Sinh diệt thành Chân như tức Hoàn diệt môn. Hai môn Chân như và Sinh diệt đều có khả năng tổng nhiếp vũ trụ bao la vạn hữu, có thể nói nhất trần nhất mao đều có thể tổng nhiếp vạn pháp.

Nên nhớ tuy phân biệt thành hai môn nhưng thật sự không thể biệt lập, do có đối tượng Chân như nên có hiện tượng Sinh diệt và ngay trong sinh diệt có Chân như, bất tương ly là như thế. Hơn nữa, Bản thể nhất tâm chân như là cảnh giới ly ngôn tuyệt lự làm sao chúng sinh nhận biết và tùy thuận chứng đắc! Do đó miễn cưởng dùng phương tiện ngôn ngữ văn tự trình bày Chân như Ly ngôn thành Y ngôn Chân như, tuy nhiên không khởi tâm chấp trước ngôn ngữ văn tự mới hy vọng đạt được mục đích. Chân như y ngôn ngữ văn tự, có 2 nghĩa: 

1: Như thật không. Như thật tức Chân như không thể nói hay suy tư vì Như thật tuyệt đối không, Bát nhã gọi: Bất biến. Không tức không có hư vọng phân biệt nhiễm pháp, chứ không phải bản thể Chân như là không có tự tính vô lượng công đức. Đây là cảnh giới ly tứ cú tuyệt bách phi, những vọng tâm, vọng niệm, vọng phân biệt của chúng sinh đều không thể tương ưng, vì thế gọi là Như thật không. 

2: Như thật bất không. Bản thể Chân như thật sự không phải không, bởi vì tại bản thể này cụ túc đại trí tuệ quang minh và đầy đủ vô lượng tính công đức, thường hằng bất biến, tịnh pháp mãn túc nên gọi là Như thật bất không. Bát nhã gọi: Tùy duyên. 

A2. Tâm sinh diệt môn, tàng thức, a lại da thức

Luận văn: Tâm sinh diệt giả: Y Như Lai tàng cố hữu Sinh diệt tâm. Sở vị bất sinh bất diệt dự sinh diệt hòa hiệp, phi nhất phi nhị, danh vi A lại da thức. Thử thức hữu nhị chủng nghĩa, năng nhiếp nhất thiết pháp, sinh nhất thiết pháp. Vân hà vi nhị? Nhất giả: Giác nghĩa. Nhị giả: Bất giác nghĩa. 

B1: Giác là bản giác

Luận văn: Sở ngôn Giác nghĩa giả: Vị tâm thể ly niệm. Ly niệm tướng giả, đẳng hư không giới vô sở bất biến, pháp giới nhất tướng tức thị Như Lai bình đẳng Pháp thân. Y thử Pháp thân thuyết danh Bản giác. Hà dĩ cố? Bản giác nghĩa giả đối Thỉ giác nghĩa thuyết, dĩ Thỉ giác giả tức đồng Bản giác. Thỉ giác nghĩa giả y Bản giác cố nhi hữu Bất giác, y Bất giác cố thuyết hữu Thỉ giác. 

Hựu dĩ giác tâm nguyên cố danh Cứu cánh giác. Bất giác tâm nguyên cố Phi cứu cánh giác. Thử nghĩa vân hà? Như phàm phu nhơn giác tri tiền niệm khởi ác cố, năng chỉ hậu niệm linh kỳ bất khởi, tuy phục danh Giác tức thị Bất giác cố. Như Nhị thừa quán trí, Sơ phát ý Bồ tát đẳng, giác ư niệm dị, niệm vô dị tướng, dĩ xã thô phân biệt chấp trước tướng cố danh Tương tợ giác. Như Pháp thân Bồ Tát đẳng giác ư niệm trụ, niệm vô trụ tướng, dĩ ly phân biệt thô niệm tướng cố danh Tùy phần giác. Như Bồ Tát địa tận mãn túc phương tiện nhất niệm tương ưng giác tâm sơ khởi, tâm vô sơ tướng, dĩ viễn ly vi tế niệm cố, đắc kiến tâm tánh, tâm tức thường trụ danh Cứu cánh giác. Thị cố tu đa la thuyết: Nhược hữu chúng sinh năng quán vô niệm giả, tắc vi hướng Phật trí cố. Hựu tâm khởi giả vô hữu sơ tướng khả tri nhi ngôn tri sơ tướng giả tức vị vô niệm. Thị cố nhất thiết chúng sinh bất danh vi Giác, dĩ tùng bổn lai niệm niệm tương tục vị tằng ly niệm, cố thuyết Vô thỉ vô minh. Nhược đắc vô niệm giả tất tri tâm tướng sinh, trụ, dị, diệt. Dĩ vô niệm đẳng cố nhi thật vô hữu Thỉ giác chi dị. Dĩ tứ tướng câu thời nhi hữu, giai vô tự lập, bản lai bình đẳng đồng nhất Giác cố. 

Phục thứ, Bổn giác tùy nhiễm phân biệt sinh nhị chủng tướng dự bỉ Bổn giác bất tương xã ly. Vân hà vi nhị? Nhất giả: Trí tịnh tướng. Nhị giả: Bất tư nghì nghiệp tướng. 

C1: Trí tịnh tướng giả: Vị y pháp lực huân tập, như thật tu hành mãn túc phương tiện cố, phá hòa hiệp thức tướng, diệt tương tục tâm tướng, hiển hiện Pháp thân trí thuần tịnh cố. Thử nghĩa vân hà? Dĩ nhất thiết tâm thức chi tướng giai thị Vô minh, Vô minh chi tướng bất ly Giác tánh, phi khả hoại, phi bất khả hoại. Như đại hải thủy nhân phong ba động, thủy tướng, phong tướng bất tương xã ly, nhi thủy phi động tánh. Nhược phong chỉ diệt động tướng tắc diệt, thấp tính bất hoại cố. Như thị chúng sinh Tự tính thanh tịnh tâm, nhân Vô minh phong động, tâm dự Vô minh câu vô hình tướng bất tương xã ly, nhi tâm phi động tánh, nhược Vô minh diệt tương tục tắc diệt, Trí tính bất hoại cố. 

C2: Bất tư nghì nghiệp tướng giả: Dĩ y Trí tịnh tướng năng tác nhất thiết thắng diệu cảnh giới, sở vị vô lượng công đức chi tướng, thường vô đoạn tuyệt, tùy chúng sinh căn, tự nhiên tương ưng chủng chủng nhi hiện giai lợi ích cố. 

Phục thứ, Giác thể tướng giả hữu tứ chủng đại nghĩa, dự hư không đẳng, do như tịnh cảnh. Vân hà vi tư? 

Nhất giả: Như thật không cảnh: Viễn ly nhất thiết tâm cảnh giới tướng, vô pháp khả hiện, phi giác chiếu nghĩa cố. 

Nhị giả: Nhân huân tập cảnh: Vị như thật bất không, nhất thiết thế gian cảnh giới tất ư trung hiện, bất xuất bất nhập, bất thất, bất hoại, thường trụ nhất tâm, dĩ nhất thiết pháp tức chân thật tính cố. Hựu nhất thiết nhiễm pháp sở bất năng nhiễm trí thể bất động, cụ túc vô lậu huân chúng sinh cố. 

Tam giả: Pháp xuất ly cảnh: Vị bất không pháp, xuất phiền não ngại, trí ngại, ly hòa hiệp tướng thuần tịnh minh cố. 

Tứ giả: Duyên huân giả cảnh: Vị y pháp xuất ly cố, biến chiếu chúng sinh chi tâm, linh tu thiện căn tùy niệm thị hiện cố. 

Tam tế tướng, chi mạt vô minh

Luận văn: Sở ngôn Bất giác nghĩa giả: Vị bất như thật tri Chân như pháp nhất cố, Bất giác tâm khởi nhi hữu kỳ niệm, niệm vô tự tướng bất ly bổn giác. Do như mê nhơn y phương cố mê, nhược ly ư phương tắc vô hữu mê. Chúng sinh diệt nhĩ y giác cố mê, nhược ly giác tính tắc vô bất giác. Dĩ hữu Bất giác vọng tưởng tâm cố, năng tri danh nghĩa, vi thuyết Chân giác, nhược ly Bất giác chi tâm tắc vô chân giác tự tướng khả thuyết. 

Phục thứ, Y Bất giác cố sinh Tam chủng tướng, dữ bỉ Bất giác tương ưng bất ly. Vân hà vi tam? 

Nhất giả: Vô minh nghiệp tướng: Dĩ y Bất giác cố tâm động thuyết danh vi nghiệp, Giác tắc bất động, động tắc hữu khổ, quả bất ly nhân cố. 

Nhị giả: Năng kiến tướng. Dĩ y động cố năng kiến, bất động tắc vô kiến. 

Tam giả: Cảnh giới tướng. Dĩ y Năng kiến cố Cảnh giới vọng hiện, ly kiến tắc vô Cảnh giới. Dĩ hữu Cảnh giới duyên cố phục sinh lục chủng tướng. Vân hà vi lục?

Lục thô tướng

Nhất giả: Trí tướng. Y ư Cảnh giới tâm khởi phân biệt, ái dự bất ái cố. 

Nhị giả: Tương tục tướng. Y ư Trí cố sinh kỳ khổ lạc, giác tâm khởi niệm, tương ưng bất đoạn cố. 

Tam giả: Chấp thủ tướng. Y ư tương tục, duyên niệm cảnh giới, trụ trì khổ lạc tâm khởi trước cố. 

Tứ giả: Kế danh tự tướng. Y ư vọng chấp, phân biệt giả danh ngôn tướng cố. 

Ngũ giả: Khởi nghiệp tướng. Y ư danh tự tầm danh thủ trước, tạo chủng chủng nghiệp cố. 

Lục giả: Nghiệp hệ khổ tướng. Dĩ y nghiệp thọ quả, bất tự tại cố. Đương tri vô minh năng sinh nhất thiết nhiễm pháp, dĩ nhất thiết nhiễm pháp, giai thị Bất giác tướng cố. 

A5. Giác và bất giác có đồng và dị 

Luận văn: Phục thứ, Giác dự Bất giác hữu nhị chủng tướng. Vân hà vi nhị? 

Nhất giả: Đồng tướng. Nhị giả: Dị tướng. 

B1: Ngôn Đồng tướng giả: Thí như chủng chủng ngõa khí giai đồng vi trần tính tướng, như thị Vô lậu Vô minh chủng chủng nghiệp huyễn giai đồng Chân như tính tướng. Thị cố tu đa la trung y ư thử Chân như nghĩa cố thuyết: Nhất thiết chúng sinh bổn lai thường trụ nhập ư Niết bàn. Bồ đề chi pháp phi khả tu tướng, phi khả tác tướng, tất cánh vô đắc, diệc vô sắc tướng khả kiến, nhi hữu kiến sắc tướng giả, duy thị tùy nhiễm nghiệp huyễn sở tác, phi thị trí sắc bất không chi tánh, dĩ trí tướng vô khả kiến cố. 

B2: Ngôn Dị tướng giả: Như chủng chủng huyễn khí, các các bất đồng, như thị Vô lậu Vô minh tùy nhiễm huyễn sai biệt, tính nhiễm huyễn sai biệt cố. 

Dịch nghĩa: Sao gọi là Tâm sinh diệt? Do y Như lai tàng có Tâm sinh diệt tức A Lại Da thức. Tại tức này là sự hòa hợp giữa Thể tính bất sinh diệt với Vọng tâm sinh diệt. Thức này có hai khả năng: Vừa thọ trì chủng tử căn thân và khí giới vừa xuất sinh chủng tử hiện hành tất cả các pháp nhiễm và tịnh. 

A1: Giác là bản giác

Thế nào là Giác? Giác là bản thể ly niệm, tướng ly niệm này rộng lớn như hư không biến khắp tất cả mọi nơi. Tướng Nhất của Nhất pháp giới là Pháp thân bình đẳng Như lai, y Pháp thân này gọi là Bản giác. Vì sao? Vì Bản giác là đối vối Thỉ giác mà nói, bởi vì Thỉ giác vốn đồng với Bản giác. Thế nào là Thỉ giác? Thỉ giác là y vào Bản giác nên có Bất giác, do Bất giác nên nói có Thỉ giác. Nếu giác ngộ Tâm nguyên gọi là Cứu cánh giác. Nếu không thì gọi là Phi cứu cánh giác. Nghĩa là thế nào?

Như Phàm phu nhận biết tiền niệm ác sinh khởi, có thể khống chế không để hậu niệm ác tiếp tục sinh khởi, tuy có phần giác nhưng thật ra vẫn thuộc Bất giác, chẳng hạn như Nhị thừa quán trí hay Sơ phát ý bồ tát, tuy nhận biết được niệm Dị của tâm nhưng thật sự tâm không có tướng dị, đó chẳng qua chỉ là do xả bỏ tướng Phân biệt chấp trước thô trọng nên được như thế gọi là Tương tợ giác. Hàng Pháp thân bồ tát nhận biết niệm Trụ của tâm, nhưng niệm không có tướng Trụ, đó chỉ vì xả bỏ tướng niệm Phân biệt thô trọng nên như thế gọi là Tùy phần giác. Hàng Bồ tát địa tận do phương tiện đầy đủ tương ưng Nhất niệm, có thể nhận biết tướng Sơ khởi Bất giác của tâm nhưng thật sự tâm không có tướng Sơ khởi, đó chỉ là sự viễn ly tâm niệm vi tế của tâm, tâm tính thường trụ vì thế nên gọi là Cứu cánh giác.

Kinh Lăng già nói: Nếu chúng sinh nào hay quán Vô niệm, người ấy đang hướng đến Phật trí. Lý do là khi tâm khởi không có tướng Sơ mà nói là nhận biết được tướng Sơ chính đó là Vô niệm, do không nhận biết vô niệm nên tất cả chúng sinh không thể gọi là Giác. Vì sao? Vì xưa nay chúng sinh mãi niệm niệm tương tục không lúc nào ly niệm, đã không ly niệm thì vẫn là Vô thỉ vô minh. Nếu chúng sinh nào được Vô niệm bấy giờ mới thật sự nhận biết tướng Sinh, Trụ, Dị và Diệt của tâm, tuy Vô niệm, nhưng thật ra không khác Thỉ giác, chính xác là Thỉ giác. Bởi vì 4 tướng sinh trụ dị và diệt không có tự thể dị biệt, xưa nay bình đẳng đồng nhất với Giác tâm. 

B1. Bản giác tùy theo pháp nhiễm

Lại như Bổn giác theo phương diện nhiễm có 2 tướng, tuy có 2 tướng nhưng chưa bao giờ xa rời Bản giác. 1: Tướng trí tịnh. 2: Tướng bất tư nghì nghiệp. 

C1: Tướng trí tịnh là gì? Tướng này do năng lực chính pháp huân tập, như thật tu hành phương tiện viên mãn, đồng thời đã phá tướng hòa hiệp của thức và đã diệt tướng tương tục của tâm, nhờ vậy Pháp thân hiển lộ, trí tính thuần thanh tịnh. Vì sao? Vì tất cả những tướng của tâm thức, tướng nào cũng là Vô minh, tuy nhiên những tướng Vô minh này không rời Giác tánh, vì thế không thể phá hoại, sự không thể phá hoại này như nước trong biển lớn vì gió nên khởi ba đào, nước và gió không thể tách rời, nhưng trong đó tính ướt của nước luôn bất động, khi gió dừng, tướng động không còn, nhưng tính ướt của nước không thể mất, điều này giống như Tự tính thanh tịnh của chúng sinh, do gió vô minh lay động, Tự tính và vô minh đều không hình tướng và không thể tách rời, nên nhớ tâm tính thường bất động, khi nào diệt tận vô minh thì sự tương tục của tâm thức liền biến mất nhưng Trí tính vẫn y nhiên không thể hoại diệt. 

C2: Tướng Bất tư nghì nghiệp là gì? Do y vào tướng Trí tịnh nên phát sinh những cảnh giới thù thắng vi diệu, thường gọi là tướng vô lượng công đức không bao giờ đoạn tuyệt, tùy theo căn tính chúng sinh tự nhiên tương ưng đem lại sự lợi ích rất lớn cho chúng sinh, gọi là Bất tư nghì nghiệp. 

B2. Tính thanh tịnh của bản giác

Bản thể của Chân như Bản giác có 4 đại nghĩa rộng lớn như hư không, dụ như 

4 đài gương sáng dưới đây: 

1: Đài gương Như thật không. Bản giác Chân như là Chân tâm đã viễn ly tất cả tướng cảnh giới, trong đó hoàn toàn không có bất cứ tướng nào ảnh hiện, nên gọi Như thật không, đây là phần ảnh hiện, không đề cập phần phản chiếu. 

2: Đài gương do Sự huân tập. Bản giác thật sự không phải không, bởi vì những cảnh giới thế gian đều ảnh hiện trên gương, nhưng sự phản chiếu và ảnh hiện này không ra cũng không vào, luôn trong tư thế tại vị. Vì sao? Vì các pháp nguyên là Tính chân như tức Chân thật tánh. Hơn nữa tất cả pháp nhiễm không thể làm ô nhiễm, vì trí tính Bản giác bất động, đầy đủ pháp Vô lậu huân tập trong tâm chúng sinh. 

3: Đài gương Pháp xuất ly. Bản giác xưa nay hoàn toàn Bất không tức không phải không, tuy ảnh hiện những cảnh giới không thiếu pháp nào nhưng Bản giác nguyên không có Phiền não chướng và Trí chướng, đã viễn ly tướng hòa hiệp, luôn thuần khiết thanh tịnh trong sáng. Như gương không lưu giữ bất cứ hình ảnh nào. 

4: Đài gương Duyên huân tập. Bản giác thanh tịnh Y vào Pháp xuất ly, làm trợ duyên huân tập biến chiếu trong tâm chúng sinh, khiến chúng sinh khởi tâm tu tập thiện căn, tùy theo sự mong cầu của chúng sinh như thế nào thì chư Phật thị hiện như thế ấy. 

A2. Bất giác căn bản vô minh

Sao gọi là Bất giác? Nghĩa là không biết một cách đúng như thật về Chân như pháp là Nhất, do đó tâm Bất giác sinh khởi thành vọng niệm, nhưng vọng niệm nguyên không tự tướng nên không thể tách rời Bản giác mà tự có, giống như người mê phương hướng, nếu bỏ phương hướng liền không còn mê, chúng sinh cũng như thế, vì nương vào chủ thể giác làm đối tượng nên có bất giác, nếu rời Giác thì Bất giác không tồn tại, một khi đã có tâm Bất giác, y Bất giác này chạy theo danh nghĩa nhầm lẫn cho là Chân giác, nếu không còn Bất giác làm gì có tướng Chân giác! 

Lại y Bất giác sinh 3 tướng, cùng tương ưng với Bất giác. 

B1: Tam tế tướng, chi mạt vô minh

1: Vô minh nghiệp tướng. Vì y Bất giác nên tâm động, sự khởi động này gọi là nghiệp, giác tức không động, đã động liền có nghiệp, đã có nghiệp liền chiêu cảm kết quả báo đau khổ, vì quả không bao giờ rời nhân. 

2: Năng kiến tướng. Do tâm động nên có chủ thể Năng kiến, nếu tâm không động tức không có Năng kiến. 

3: Cảnh giới tướng. Vì có tướng Năng kiến nên có tướng khách thể Sở kiến 

Cảnh giới vọng hiện. Nếu rời tướng Năng kiến tức không có tướng Cảnh giới. 
Lại do duyên với tướng Cảnh giới này nên phát sinh 6 tướng thô: 

B2: Lục thô tướng

1: Tướng trí. Tâm khởi phân biệt do trực tiếp duyên với tướng Cảnh giới, tâm sinh phân biệt những cảnh tốt tâm sinh ưa thích và cảnh xấu không ưa thích. 

2: Tướng tương tục. Đã có tướng Trí là có sự phân biệt, tâm sinh phân biệt khổ và vui, tâm khởi niệm phân biệt liên tục tương ưng không dứt. 

 3: Tướng chấp thủ. Do sự tương tục tương ưng với với tướng cảnh giới, Chấp giữ những cảnh giới vui tâm sinh nhiễm trước và luôn xa lánh cảnh giới khổ. 

4: Tướng kế danh tự. Do chấp thủ sinh vọng tâm nhiễm trước, theo ngôn ngữ văn tự giả dối phân biệt, tính toán so đo gọi là Kế danh tự. 

5: Tướng khởi nghiệp. Y ngôn ngữ văn tự giả danh không thật có, tầm danh thủ trước tạo vô số nghiệp thiện và ác gọi là Khởi nghiệp. 

6: Tướng nghiệp hệ khổ. Đã tạo nghiệp phải chịu quả báo, không được tự tại. 

Nên biết rằng: Vô minh có khả năng sinh tất cả pháp nhiễm, vì tất cả pháp nhiễm đều là tướng của Vô minh Bất giác. 

Lại Giác và Bất giác đều có 2 tướng: Đồng và Dị. 

C1: Thế nào là Đồng? Như tất cả ngói gạch đều từ vi trần mà có, cũng vậy Vô lậu và Vô minh nói chung tất cả nghiệp huyễn đều cùng một Tự tính Chân như mà ra. Như khế kinh theo nghĩa này nói rằng: Nhất thiết chúng sinh bản lai thường trụ nhập ư Niết bàn. Nghĩa là tất cả chúng sinh xưa nay thường trụ trong Niết bàn. Bồ đề là pháp không phải do tu tập mà được, cũng không phải tướng do tạo tác mà có, Bồ đề là cảnh giới tuyệt đối Bất khả đắc. Cũng không phải sắc tướng có thể trông thấy, sở dĩ ở đây nói thấy có sắc tướng là do nghiệp huyễn của chúng sinh tạo ra. Bồ đề cũng không phải Bất không, vì thường đầy đủ Vô lậu vô phân biệt trí, nhưng Trí tướng này cũng không thể trông thấy được, vì nó đồng với Chân như không có hình tướng. 

C2: Thế nào là Dị? Như những ngói gạch mỗi vật đều có hình tướng khác nhau, giống như Vô lậu và Vô minh tùy tâm nhiễm của chúng sinh nên có thiên sai vạn biệt, nhưng đó là vì tâm nhiễm nên có sự nên sai khác như thế. Nên giữa Chân như và Vô minh hoàn toàn không giống nhau nên gọi là Dị. 

Cương yếu: Tâm sinh diệt chủ yếu có 5 vấn đề. 1: Bất giác là Tâm sinh diệt. 2: Nhân duyên của tâm sinh diệt. 3: Tướng trạng các pháp sinh diệt. 4: Sự huân tập giữa Giác và Bất giác. 5: Tam đại: Chân như và Sinh diệt mỗi môn đều có đủ Thể, Tướng và Dụng. 

Một niệm bất giác là Căn bản vô minh phát sinh tướng Nghiệp đầu tiên gọi là Vô minh nghiệp tướng, mở đầu Chi mạt vô minh. Lại do Vô minh làm nhân, Vọng tâm làm duyên huân tập không gián đoạn phát sinh những tướng trạng sinh diệt nhiều vô số khiến chúng sinh mãi trầm luân sinh tử. Đâu biết rằng Chân như hay Sinh diệt đều có đủ Tam đại có thể dùng Chân như tịnh pháp huân tập vọng tâm sinh diệt thì toàn bộ sinh diệt sẽ biến thành Chân như Bản giác tức Vô thượng giác.

Nói cách khác, do một niệm ban đầu không nhận biết Chân tâm vốn là cảnh giới ly niệm, phát sinh Bất giác gọi là Căn bản Bất giác, từ đây khởi niệm truy tìm Chân tâm, (lấy tâm tìm tâm) càng truy tìm càng xa cách Chân tâm mất phướng hướng, đây là tướng nghiệp đầu tiên gọi là Vô minh nghiệp tướng, 1 trong 3 tướng tế. còn gọi Sinh tướng vô minh hay Sơ tướng vô minh. Đây là vấn đề then chốt sai biệt giữa Thánh và Phàm, Phật và chúng sinh, giải thoát và trầm luân.

Như kinh lăng nghiêm: Nhất thiết chúng sinh tùng vô thỉ lai sinh tử tương tục, giai do bất tri thường trụ chân tâm tính tịnh minh thể, dụng chư vọng tưởng, thử tưởng bất chân cố hữu luân chuyển. Nghĩa là: Tất cả chúng sinh từ xưa nay phải chịu sống chết liên tục không dứt, giai do không giác ngộ Thường trụ chân tâm là thể tính sáng suốt thanh tịnh, lại nhận lầm Vọng tưởng cho là Chân tâm của mình, đã là Vọng tưởng tất nhiên không chân thật, do đó phải chịu trầm luân sinh tử. Tuy nhiên, Chân như nguyên không có tướng ngôn ngữ, bất đắc dĩ phương tiện gọi nó là Chân như, đây là cách dùng ngôn ngữ phủ định ngôn ngữ nhưng Thể tính Chân như tất nhiên không thể nào loại bỏ được. Vì sao?

Vì Tự tính của tất cả pháp đều là Chân như hay đồng thể Chân như. Nên biết rằng: Tự tính các ph&
loading...