Sách Phật giáo

Luận Đại thừa khởi tín (P.3)

Thứ hai, 06/12/2016 01:42

Nhiễm tâm là gì? Đó chính là phiền não chướng luôn chứng ngại chân như căn bản trí. Vô minh là gì? Đó là Trí chướng hay Sở tri chướng, chướng ngại tự nhiên nghiệp trí. Tại sao? Vì nó là tâm nhiễm: Năng kiến, Năng hiện, Vọng thủ cảnh giới tất cả đều trái ngược với tự tính chân như bình đẳng. Hơn nữa, Bản thể các pháp thường tịch vắng lặng không sinh khởi các tướng vô minh bất giác, Giác và Bất giác luôn trái ngược nhau, thế nên không thể hiểu biết những cảnh giới của thế gian một cách chính xác.

B3: NHÂN DUYÊN CỦA PHÁP SANH DIỆT

Luận văn: Phục thứ, sinh diệt nhân duyên giả: Sở vị chúng sinh y Tâm, Ý, Ý thức chuyển cố. Thử nghĩa vân hà? Dĩ y A lê da thức thuyết hữu Vô minh bất giác nhi khởi năng kiến, năng hiện, năng thủ cảnh giới, khởi niệm tương tục cố thuyết vi Ý. 

Thử Ý phục hữu ngũ chủng danh. Vân hà vi ngũ? Nhất giả danh vi Nghiệp thức: Vị vô minh lực bất giác tâm động cố. Nhị giả: Danh vi Chuyển thức: Y ư động tâm năng kiến tướng cố. Tam giả danh vi Hiện thức: Sở vị năng hiện nhất thiết cảnh giới, do như minh cảnh hiện ư sắc tượng, hiện thức diệc nhĩ tùy kỳ ngũ trần đối chí tức hiện, vô hữu tiền hậu, dĩ nhất thiết thời nhậm vận nhi khởi, thường tại tiền cố. Tứ giả danh vi Trí thức: Vị phân biệt nhiễm tịnh pháp cố. Ngũ giả danh vi Tương tục thức. Dĩ niệm tương ưng bất đoạn cố, trụ trì quá khứ vô lượng thế đẳng thiện ác chi nghiệp linh bất thất cố, phục năng thành thục hiện tại, vị lai khổ lạc đẳng báo vô sai vi cố, năng linh hiện tại dĩ kinh chi sự hốt nhiên nhi niệm, vị lai chi sự bất giác vọng lự. 

Thị cố tam giới hư ngụy duy tâm sở tác, ly tâm tắc vô lục trần cảnh giới. Thử nghĩa vân hà? Dĩ nhất thiết pháp giai tùng tâm khởi vọng niệm nhi sinh, nhất thiết phân biệt tức phân biệt tự tâm, tâm bất kiến tâm vô tướng khả đắc. Đương tri thế gian nhất thiết cảnh giới giai y chúng sinh vô minh vọng tâm nhi đắc trú trì. Thị cố nhất thiết pháp như cảnh trung tượng, vô thể khả đắc, duy tâm hư vọng, dĩ tâm sinh tắc chủng chủng pháp sinh, tâm diệt tắc chủng chủng pháp diệt cố. 

Phục thứ, ngôn Ý thức giả: Tức thử Tương tục thức. Y chư phàm phu thủ trước chuyển thâm, kế ngã ngã sở chủng chủng vọng chấp, tùy sự phan duyên phân biệt lục trần danh vi Ý thức, diệc danh Phân ly thức, hựu phục thuyết danh Phân biệt sự thức. Thử thức y kiến, ái phiền não tăng trưởng nghĩa cố. 

Y vô minh huân tập sở khởi thức giả, phi phàm phu năng tri, diệc phi nhị thừa trí tuệ sở giác. Vị y Bồ Tát tùng sơ chính tín, phát tâm quán sát, nhược chứng pháp thân đắc thiểu phần tri, nãi chí bồ tát cứu cánh địa bất năng tận tri, duy Phật cùng liễu. Hà dĩ cố? Thị tâm tùng bổn dĩ lai tự tính thanh tịnh nhi hữu vô minh, vi vô minh sở nhiễm hữu kỳ nhiễm tâm, tuy hữu nhiễm tâm nhi thường hằng bất biến, thị cố thử nghĩa duy Phật năng tri. Sở vị tâm tính thường vô niệm cố, danh vi bất giác, dĩ bất đạt Nhất pháp giới cố, tâm bất tương ưng hốt nhiên niệm khởi danh vi Vô minh. 

Nhiễm tâm giả hữu lục chủng. Vân hà vi lục? Nhất giả: Chấp tương ưng nhiễm, y nhị thừa giải thoát cập tín tương ưng địa viễn ly cố. Nhị giả: Bất đoạn tương ưng nhiễm, y Tín tương ưng địa tu học phương tiện tiệm tiệm năng xã, đắc Tịnh tâm địa cứu cánh ly cố. Tam giả: Phân biệt trí tương ưng nhiễm, y Cụ giới địa tiệm ly, nãi chí Vô tướng phương tiện địa cứu cánh ly cố. Tứ giả: Hiện sắc bất tương ưng nhiễm, y Sắc tự tại địa năng ly cố. Ngũ giả: Năng kiến tâm bất tương ưng nhiễm, y Tâm tự tại địa năng ly cố. Lục giả: Căn bản nghiệp bất tương ưng nhiễm, y Bồ Tát tận địa đắc nhập Như Lai địa năng ly cố. Bất liễu Nhất pháp giới nghĩa giả, tùng Tín tương ưng địa quán sát học đoạn, nhập Tịnh tâm địa tùy phần đắc ly, nãi chí Như lai địa năng cứu cánh ly cố. 

Ngôn tương ưng nghĩa giả: Vị tâm niệm pháp dị, y nhiễm tịnh sai biệt nhi tri tướng, duyên tương đồng cố. 

Bất tương ưng nghĩa giả: Vị tức tâm bất giác thường vô biệt dị, bất đồng tri tướng, duyên tướng cố. Hựu nhiễm tâm nghĩa giả danh vi phiền não ngại, năng chướng Chân như Căn bản trí cố. Vô minh nghĩa giả danh vi Trí ngại, năng chướng thế gian tự nhiên nghiệp trí cố. Thử nghĩa vân hà? Dĩ y nhiễm tâm, Năng kiến, Năng hiện, Vọng thủ cảnh giới, vi bình đẳng tính cố. Dĩ nhất thiết pháp thường tĩnh vô hữu khởi tướng, Vô minh bất giác vọng dự pháp vi, cố bất năng đắc tùy thuận thế gian nhất thiết cảnh giới chủng chủng trí cố. 

B5: TƯỚNG TRẠNG CỦA SANH DIỆT


Luận văn: Phục thứ phân biệt sinh diệt tướng giả hữu nhị chủng.

Nhất giả: Thô, dự tâm tương ưng cố.
Nhị giả: Tế, dự tâm bất tương ưng cố.
Hựu thô trung chi thô, phàm phu cảnh giới.
Thô trung chi Tế cập Tế trung chi Thô, Bồ Tát cảnh giới.
Tế trung chi Tế thị Phật cảnh giới.

Thử nhị chủng sinh diệt y ư Vô minh huân tập nhi hữu. Sở vị y nhân y duyên. Y nhân giả bất giác nghĩa cố. Y duyên giả vọng tác cảnh giới nghĩa cố. Nhược nhân diệt tắc duyên diệt, nhân diệt cố bất tương ưng tâm diệt, duyên diệt cố tương ưng tâm diệt.

Vấn viết: Nhược tâm diệt giả vân hà tương tục? Nhược tương tục giả vân hà thuyết cứu cánh diệt?

Đáp viết: Sở ngôn diệt giả duy tâm tướng diệt, phi tâm thể diệt, như phong y thủy nhi hữu động tướng. Nhược thủy diệt giả, tắc phong tướng đoạn tuyệt vô sở y chỉ, dĩ thủy bất diệt phong tướng tương tục, duy phong diệt cố, động tướng tùy diệt phi thị thủy diệt, vô minh diệc nhĩ, y tâm thể nhi động. Nhược tâm thể diệt tắc chúng sinh đoạn tuyệt vô sở y chỉ. Dĩ thể bất diệt tâm đắc tương tục, duy si diệt cố tâm tướng tùy diệt, phi tâm trí diệt.

B3: Ý NGHĨA VỀ NHÂN DUYÊN SINH DIỆT

Dịch nghĩa: Nhân duyên sinh diệt là gì? Nghĩa là do sự kết hợp giữa Tâm (A Lại Da). Ý (Ngũ ý). Ý thức (Phân biệt sự thức) của chúng sinh chuyển biến hình thành. Chuyển biến như thế nào? Đầu tiên là tại A Lại da thức có Vô minh, đó chính là sự phát sinh Bất giác nguyên sơ, từ đây thành ra Năng kiến, Năng hiện và Năng thủ cảnh giới, cứ thế liên tục khởi niệm không bao giờ gián đoạn. Luận này gọi chung là Ý. có 5 nghĩa:

C1. Nghiệp thức: Năng lực Vô minh tạo ra sự Bất giác tâm động.

C2. Chuyển thức: Do tâm động phát sinh Chủ thể Năng kiến tướng

C3. Hiện thức: Khách thể Năng hiện tất cả cảnh giới, như đài gương sáng trực tiếp ảnh hiện những sắc tượng. Hiện thức cũng như thế, tùy sắc trần đối diện liền ảnh hiện không có trước sau, đó là tác dụng nhậm vận của Hiện thức.

C4. Trí thức: Khả năng phân biệt các pháp nhiễm và tịnh pháp.

C5. Tương tục thức: Do sự tương ưng liên tục không gián đoạn, một mặt luôn chấp trì những chủng tử của nghiệp thiện và ác nhiều đời trong quá khứ không bao giờ mất, đồng thời có khả năng thành thục những quả báo khổ và vui hiện tại và tương lai, không bao giờ nhầm lẫn, vì thế nên có những việc đã trải qua trong quá khứ bỗng nhiên nhớ lại, hoặc những dự định trong tương lai tự nhiên suy nghĩ viển vông. Thế nên những việc hư ngụy giả dối trong tam giới đều duy tâm hiện thành, nếu rời thức này thì không có cảnh giới lục trần hư vọng. Nghĩa là sao? Đã biết tất cả pháp đều do tâm vọng niệm hình thành, những gì phân biệt là vọng tâm tự phân biệt, tâm phân biệt tâm là điều bất khả. Nên biết rằng: Tất cả những cảnh giới của thế gian đều do Vô minh vọng tâm mà có, giống như gương nguyên không có cảnh, những cảnh tượng ảnh hiện trên gương hoàn toàn không có thật, do tâm vọng tưởng thành.
 
Ý thức là gì? Luận này gọi là Tương tục thức. Do phàm phu chấp trước ngã và ngã sở, từ đó phát sinh vọng chấp các pháp, phan duyên phân biệt lục trần, đó là tác dụng của Ý thức hay Phân biệt sự thức, thức này phát sinh từ Ngã kiến, Ngã ái phiền não.

B4: THỂ VÀ TƯỚNG CỦA NHÂN DUYÊN SANH DIỆT

Y Vô minh huân tập phát sinh Thức. Điều này thật ra Phàm phu hay Nhị thừa không thể nhận biết. Bồ tát Sơ chánh tín tuy có khả năng quán sát nhưng chưa chứng Pháp thân cũng có thể nhận biết được phần nào, đến Bồ tát cứu cánh địa chưa thật sự hoàn toàn biết rõ, duy chỉ có Phật mới đủ khả năng liểu tri một cách triệt để. Tại sao? Vì tâm chúng sinh từ xưa nay luôn thanh tịnh bỗng nhiên có Vô minh, do vô minh khiến tâm bị nhiễm trước, tuy đã có nhiễm trước nhưng bản thể tâm tính vẫn hường hằng bất biến và cũng vì lý do này nên duy có Phật mới có khả năng hoàn toàn nhận biết, Luận nói: Tâm tính thường Vô niệm. Lý do là vì không lãnh hội lý Nhất pháp giới, tâm Bất giác khởi niệm thành ra Vô minh.

Nhiễm tâm có 6: 3 tương ưng, 3 không tương ưng

1: Chấp tương ưng nhiễm: Đến quả vị giải thoát của Nhị thừa và Tín tương ưng địa mới có thể viễn ly loại Chấp tương ưng nhiễm này.

2. Bất đoạn tương ưng nhiễm: Do sự tu tập bậc Tín tương ưng địa lần lượt xã nhiễm trước này, khi nào chứng đắc Tịnh tâm địa mới hoàn toàn xã ly.

3. Phân biệt trí tương ưng nhiễm: Nhiễm này khi chứng đắc Cụ giới địa lần lượt xã ly cho đến Vô tướng phương tiện địa cứu cánh xã ly. Trí tướng

4. Hiện sắc bất tương ưng nhiễm: Khi tu tập đến địa vị Sắc tự tại địa, Hành giả có thể xã ly loại nhiễm Tâm hiện sắc bất tương ưng này.

5. Năng kiến tâm bất tương ưng nhiễm: Khi nào chứng đắc Tâm tự tại địa, Bấy giờ mới đủ khả năng xã ly hoàn toàn loại nhiễm tâm Năng kiến bất tương ưng này.

6. Căn bản nghiệp bất tương ưng nhiễm: Chứng đắc Bồ tát địa tận nhập Như lai địa, từng phần xã ly.

Tương ưng là gì? Tùy Tâm nhiễm hay tịnh nên có sự sai biệt, cùng nhận biết, cùng trợ duyên tương đồng với nhau gọi là Tương ưng như: Sự tương ưng của 3 nhiễm đầu. Bất tương ưng là gì? Tâm Bất giác nhưng không cùng biết không trợ duyên gọi là Bất tương ưng như: Sự không tương ưng của 3 nhiễm sau.

Nhiễm tâm là gì? Đó chính là phiền não chướng luôn chứng ngại chân như căn bản trí. Vô minh là gì? Đó là Trí chướng hay Sở tri chướng, chướng ngại tự nhiên nghiệp trí. Tại sao? Vì nó là tâm nhiễm: Năng kiến, Năng hiện, Vọng thủ cảnh giới tất cả đều trái ngược với tự tính chân như bình đẳng. Hơn nữa, Bản thể các pháp thường tịch vắng lặng không sinh khởi các tướng vô minh bất giác, Giác và Bất giác luôn trái ngược nhau, thế nên không thể hiểu biết những cảnh giới của thế gian một cách chính xác.

B5: TƯỚNG TRẠNG CỦA SANH DIỆT

Tướng sinh diệt có Thô và Tế. Hai tướng này không thể tương ưng với tâm.

1: Thô, có tương ưng với tâm.
2: Tế, không tương ưng với tâm.
3: Tướng thô trong thô là cảnh giới Phàm phu.
4: Thô trong Tế và Tế trong Thô là Bồ Tát cảnh giới.
5: Tế trong tế là cảnh giới Phật.

Hai loại sinh diệt này phát xuất từ Vô minh huân tập mà có, đó gọi là y Vô minh bất giác làm nhân, y Nhiễm pháp vọng cảnh giới làm duyên mà hình thành. Đến khi nào nhân diệt thì duyên mới diệt. Nhân đã diệt, tâm bất tương ưng và Duyên cũng diệt thì bấy giờ tâm tương ưng cũng diệt. Nếu tâm đã diệt làm thế nào để tương tục? Nếu vẫn còn tương tục sao gọi là Cứu cánh diệt? Diệt theo sự đề cập ở đây là chỉ cho Tướng của tâm diệt, tuyệt đối không phải Thể của tâm diệt. Dụ như: Gió tương tục khởi làm nước phát sinh sóng trào, nếu không có nước thì gió mất đối tượng. Nếu nước vẫn còn và gió vẫn tương tục khởi, gió dừng thì tướng sóng động dừng, không phải đợi hết nước, vô minh cũng vậy, bởi vô minh y tâm thể phát động, nếu tâm thể diệt thì sự khởi vọng tương tục của chúng sinh cũng không còn, vì không còn đối tượng, nhưng bản thể của tâm là bất diệt nó vẫn tương tục, chỉ có khi nào vọng tâm si ám diệt khi ấy tướng của tâm mới diệt nhưng tâm trí tuyệt nhiên không hoại diệt.

Cương yếu: Tâm sinh diệt tức A lại da thức, Tâm chân như tức Bản thể Chân như bất sinh bất diệt. Bắc nguồn Như lai tàng khởi động thành Tâm sinh diệt, tại đây có 2 phần: Thỉ giác và Bổn giác. Do Tâm Bất giác có Căn bản và Chi mạt vô minh. khởi động thành A lại da thức, do A lại da thức làm nhân làm duyên nên vạn pháp vũ trụ phát sinh, vì những hiện tượng sinh diệt không thể tự sinh phải hội đủ điều kiện nhân và duyên hòa hợp mới phát sinh gọi là Nhân duyên sinh diệt. Nói cách khác, do Tâm, Ý và Ý thức của chúng sinh chuyển biến hình thành. Chuyển biến thế nào? Tại A lại da bao gồm Chân như tịnh pháp và Vô minh nhiễm pháp, Giai đoạn đầu Chân như tại A lại da làm nhân, Vô minh làm duyên trực tiếp huân tập phát sinh Ý và Ý thức. Tiếp theo là Ý và Ý thức cùng làm nhân làm duyên tác động chuyển biến thành ra Năng kiến, Năng hiện và Năng thủ cảnh giới, cứ thế liên tục khởi niệm không dứt, gọi là Ý, nói chung là Bảy thức trước.

Ý gồm 5 nghĩa: Nghiệp thức, Chuyển thức, Hiện thức, Trí thức và Tương tục thức. Tất cả đều Y A Lại da thức nên có Vô minh bất giác tâm khởi, nghĩa là do Chân như làm nhân, Vô minh làm duyên huân tập nên Chân như khởi động gọi là tâm động thành Vô minh nghiệp tướng. Thứ đến phát sinh tác dụng chủ quan gọi là Năng kiến tướng và cảnh giới khách quan gọi là Cảnh giới tướng. Tuy theo ngôn ngữ phân biệt thành 3 tướng, thật sự Vô minh Nghiệp tướng có 2 tác dụng chủ thể Năng kiến và khách thể Sở kiến.

Do sự liên tục tương ưng lẫn nhau không gián đoạn, một mặt luôn giữ chặt những nghiệp thiện và ác nhiều đời trong quá khứ không bao giờ mất, mặt khác có khả năng thành thục những quả báo khổ và vui cho hiện tại và tương lai không bao giờ nhầm lẫn, vì thế nên có những việc đã trải qua trong quá khứ bỗng nhiên hiện tại nhớ lại, hoặc những dự định trong tương lai tự nhiên suy nghĩ viển vông. Thế nên những việc hư ngụy giả dối đều do Tương tục thức mà có, nếu rời thức này thì không có cảnh giới lục trần.

Ý thức là gì? Khởi tín gọi là Tương tục thức. Do phàm phu chấp trước Ngã và Ngã sở, từ đó phát sinh vọng chấp phan duyên phân biệt lục trần, đó là công dụng của Ý thức hay Phân biệt sự thức, thức này phát sinh từ kiến ái phiền não. Tâm tính nguyên Vô niệm, giai do không lãnh hội lý Nhất pháp giới nên tâm thể bỗng nhiên khởi niệm thành Vô minh nhiễm tâm.

Nhiễm tâm có 6 loại: 3 tương ưng với nhiễm tâm và 3 bất tương ưng.

1. Chấp tương ưng nhiễm. 2. Bất đoạn tương ưng nhiễm. 3. Phân biệt trí tương ưng nhiễm. 4. Hiện sắc bất tương ưng nhiễm. 5. Năng kiến tâm bất tương ưng nhiễm. 6. Căn bản nghiệp bất tương ưng nhiễm. 

Theo sự giải thích của Khởi tín về 6 tương ưng nhiễm như sau:

1: Chấp tương ưng nhiễm là 2 tướng: Chấp thủ và Kế danh tự, đây là Ngã chấp, Thanh và Duyên đã giải thoát Kiến và Tư hoặc chứng Vô học vị A la hán. Khởi tín gọi là Tín tương ương địa.

2: Bất đoạn tương ưng nhiễm là Tương tục tướng,. Đoạn trừ Phân biệt Pháp chấp, bắt đầu bước vào Tam hiền: Trụ, Hạnh và Hướng, lần lượt đoạn trừ nhiễm tâm, Khởi tín gọi là Tịnh tâm địa, chuẩn bị bước vào Sơ hoan hỷ địa bồ tát.

3: Phân biệt trí tương ưng nhiễm: tức Trí tướng. đoạn trừ phần thâm tế của Câu sinh pháp chấp. Khởi tín gọi là Cụ giới địa bước vào Đệ nhị Ly cấu địa.

4: Hiện sắc bất tương ưng nhiễm: Tức Cảnh giới tướng, tướng thứ 3 của Tam tế. Khởi tín gọi là Sắc tự tại địa. Từ Đệ nhị Ly cấu địa đến đệ bát Bất động địa đối với tất cả sắc pháp đã được tự tại, chứng lý duy tâm quán kiến những cảnh giới đều do tâm hiện khởi, vì đã hoàn toàn tự tại nên có thể biến tất cả sắc pháp như ngói gạch thành hoàn kim hay biến thành cõi nước tịnh độ trang nghiêm.

5: Năng kiến tâm bất tương ưng nhiễm: Tức Kiến tướng, bước vào đệ cửu Huệ quang địa. Khởi tín gọi là Tâm tự tại địa, cứu cánh tự tại chứng Tha tâm thông.

6: Căn bản nghiệp bất tương ưng nhiễm: Vô minh nghiệp tướng, đến đây hoàn toàn viễn ly tất cả phiền não nhiễm trước. Khởi tín gọi: Bồ tát địa, đến đây mới thật sự nhân địa mãn túc, chứng thành quả vị Như lai tức Như lai địa.

Tóm lại, 3 loại nhiễm Chấp, Bất đoạn và Phân biệt luôn tương ương với Lục thức nên gọi là Tương ưng. Và 3 loại nhiễm: Hiện sắc, Năng kiến tâm và Căn bản nghiệp, tuy cũng tương ưng với đệ bát A lại da thức, nhưng vì quá vi tế nên phàm phu khó nhận biết do đó nên gọi là Bất tương ưng.

B6: BỐN SỰ HUÂN TẬP

Luận văn: Phục thứ tứ chủng pháp huân tập nghĩa cố, Nhiễm pháp Tịnh pháp khởi bất đoạn tuyệt. vân hà vi tứ?

Nhất giả Tịnh pháp danh vi Chân như.
Nhị giả Nhất thiết nhiễm nhân danh vi Vô minh.
Tam giả Vọng tâm danh vi Nghiệp thức.
Tứ giả Vọng cảnh giới sở vị Lục trần.

Huân tập nghĩa giả như thế gian y phục thật vô ư hương, nhược nhơn dĩ hương nhi huân tập cố tắc hữu hương khí, diệc phục như thị, Chân như tịnh pháp thật vô ư nhiễm, đản dĩ Vô minh nhi huân tập cố tắc hữu nhiễm tướng. Vô minh Nhiễm pháp thật vô tịnh nghiệp, đản dĩ Chơn, dĩ hữu Vô minh nhiễm pháp như nhi huân tập cố tắc hữu tịnh dụng.

C1: VÔ MINH HUÂN TẬP CHÂN NHƯ

Luận văn: Vân hà huân tập khởi Nhiễm pháp bất đoạn? Sở vị dĩ y Chân như pháp cố hữu ư Vô minh, dĩ hữu Vô minh nhiễm pháp nhân cố, tức huân tập Chân như, dĩ huân tập cố tắc hữu Vọng tâm, dĩ hữu Vọng tâm tức huân tập Vô minh, bất liểu Chân như pháp cố, bất giác niệm khởi hiện Vọng cảnh giới, dĩ hữu Vọng cảnh giới nhiễm pháp duyên cố tức huân tập Vọng tâm linh kỳ niệm trước tạo chủng chủng nghiệp, thọ ư nhất thiết thân tâm đẳng khổ.

Thử Vọng cảnh giới huân tập nghĩa, tắc hữu nhị chủng, vân hà vi nhị? Nhất giả: Tăng trưởng niệm huân tập. Nhị giả: Tăng trưởng Thủ huân tập.

Vọng tâm huân tập nghĩa hữu nhị chủng, vân hà vi nhị? Nhất giả: Nghiệp thức căn bản huân tập, năng thọ A la hán, Bích chi phật nhất thiết Bồ tát sinh diệt khổ cố. Nhị giả: Tăng trưởng Phân biệt sự thức huân tập, năng thọ phàm phu nghiệp hệ khổ cố.

Vô minh huân tập nghĩa hữu nhị chủng, vân hà vi nhị?

Nhất giả: Căn bản huân tập, dĩ năng thành tựu Nghiệp thức nghĩa cố. Nhị giả: Sở khở Kiến ái huân tập, dĩ năng thành tựu Phân biệt sự thức nghĩa cố.

C2: CHÂN NHƯ HUÂN TẬP VÔ MINH

Luận văn: Vân hà huân tập khởi Tịnh pháp bất đoạn? Sở vị dĩ hữu Chân như pháp cố năng huân tập Vô minh, dĩ huân tập nhân duyên lực cố, tắc linh Vọng tâm yễm sinh tử khổ lạc cầu Niết bàn, dĩ thử Vọng tâm hữu yễm cầu nhân duyên cố tức huân tập Chân như. Tự tín kỷ tính tri tâm vọng động vô tiền cảnh giới, tu viễn ly pháp, dĩ như thật tri vô tiền cảnh giới cố, chủng chủng phương tiện khởi tùy thuận hạnh bất thủ bất niệm, nãi chí cửu viển huân tập lực cố Vô minh tắc diệt, dĩ Vô minh diệt cố, tâm vô hữu khởi, dĩ vô khởi cố cảnh giới tùy diệt, dĩ nhân duyên câu diệt cố tâm tướng giai tận, danh đắc Niết bàn thành Tự nhiên nghiệp.

C3: VỌNG TÂM HUÂN TẬP VỌNG CẢNH GIỚI LỤC TRẦN

Luận văn: Vọng tâm huân tập nghĩa hữu nhị chủng, vân hà vi nhị?

Nhất giả: Phân biệt sự thức huân tập, y chư phàm phu nhị thừa nhơn đẳng, yễm sinh tử khổ tùy lực sở năng dĩ tiệm thú hướng Vô thượng đạo cố.

Nhị giả: Ý huân tập, vị chư Bồ tát phát tâm dõng mảnh tốc thú Niết bàn cố.

C4: CHÂN NHƯ HUÂN TẬP VỌNG TÂM

Luận văn: Chân như huân tập nghĩa hữu nhị chủng, vân hà vi nhị?

Nhất giả: Tự thể tướng huân tập. Nhị giả: Dụng huân tập.

a: Tự thể tướng huân tập giả: Tùng vô thỉ thế lai cụ Vô lậu pháp, bị hữu bất tư nghì nghiệp, tác cảnh giới chi tánh, y thử nhị nghĩa hằng thường huân tập, dĩ hữu lực cố năng linh chúng sinh yễm sinh tử khổ, lạc cầu Niết bàn, tự tín kỷ thân hữu Chân như pháp phát tâm tu hành.

Vấn viết: Nhược như thị nghĩa giả nhất thiết chúng sinh tất hữu chân như, đẳng giai huân tập, vân hà hữu tín vô tín vô lượng tiền hậu sai biệt giai ưng nhất thời tự tri hữu Chân như pháp cần tu phương tiện đẳng nhập Niết bàn?

Đáp viết: Chân như bổn nhất nhi hữu vô lượng vô biên vô minh, tùng bổn dĩ lai tự tính sai biệt hậu bạt bất đồng cố quá hằng sa đẳng thượng phiền não y vô minh khởi sai biệt. Ngã kiến ái nhiễm phiền não y vô minh khởi sai biệt. Như thị nhất thiết phiền não y ư vô minh sở khởi tiền hậu vô lượng sai biệt, duy Như lai năng tri cố.

Hựu chư Phật pháp hữu nhân hữu duyên, nhân duyên cụ túc nãi đắc thành biện như mộc trung hỏa tánh, thị hỏa chánh nhân, nhược vô nhơn tri bất dả phương tiện năng tự thiêu mộc, vô hữu thị xứ. Chúng sinh diệc nhĩ, tuy hữu Chánh nhân huân tập chi lực, nhược bất ngộ chư Phật Bồ tát tri thức đẳng dĩ chi vi duyên, năng tự đoạn phiền não nhập Niết bàn giả, tắc vô thị xứ. Nhược tuy hữu ngoại duyên chi lực nhi nội tịnh pháp vị hữu huân tập lực giả, diệc bất năng yễm sinh tử khổ lạc cầu Niết bàn. Nhược nhân duyên cụ túc giả, sở vị tự hữu huân tập chi lực, hựu vi chư Phật Bồ tát đẳng từ bi nguyện hộ cố năng khởi yễm khổ chi tâm, tín hữu Niết bàn tu tập thiện căn, dĩ tu thiện căn thành thục cố tắc trị chư Phật Bồ tát thị giáo lợi hỷ, nãi năng tấn thú hướng Niết bàn đạo.

b: Dụng huân tập giả: Tức thị chúng sinh ngoại duyên chi lực, như thị ngoại duyên hữu vô lượng nghĩa, lược thuyết hữu nhị nghĩa, vân hà vi nhị? Nhất giả: Sai biệt duyên. Nhị giả: Bình đẳng duyên.

c1: Sai biệt duyên giả: Thử nhơn y ư chư Phật Bồ tát đẳng tùng Sơ phát ý thỉ cầu đạo thời nãi chí đắc Phật ư tung nhược kiến nhược niệm, hoặc vi quyến thuộc phụ mẫu chư thân, hoặc vi cấp sứ, hoặc vi tri hữu, hoặc vi oán gia, hoặc hởi tứ nhiếp nãi chí nhất thiết sở tác vô lượng hạnh duyên, dĩ khởi đại bi huân tập chi lực, năng linh chúng sinh tăng trưởng thiện căn, nhược kiến nhược văn đắc lợi ích cố. Thử duyên hữu nhị chủng, vân hà vi nhị? Nhất giả: Cận duyên, tốc đắc độ cố. Nhị giả: Viễn duyên, cửu viễn đắc độ cố. Thị cận viễn nhị duyên, phân biệt phục hữu nhị chủng, vân hà vi nhị? Nhất giả: Tăng trưởng hạnh duyên. Nhị giả: Thọ đạo duyên.

c2: Bình đẳng duyên giả: Nhất thiết chư Phật Bồ tát giai nguyện độ thoát nhất thiết chúng sinh tự nhiên huân tập hằng thường bất xả, dĩ đồng thể trí lực cố tùy ứng kiến văn nhi hiện tác nghiệp, sở vị chúng sinh y ư tam muội, nãi đắc bình đẳng kiến chư Phật cố.

Thử thể dụng huân tập phân biệt phục hữu nhị chủng, vân hà vi nhị:

C1: Nhất giả: Vị tương ưng, vị phàm phu nhị thừa Sơ phát ý Bồ tát đẳng, dĩ ý ý thức huân tập, y tín lực cố nhi năng tu hành, vị đắc vô phân biệt tâm dự thể tương ưng cố, vị đắc tự tại nghiệp tu hành dự dụng tương ưng cố.

C2: Nhị giả: Dĩ tương ưng: Vị Pháp thân bồ tát đắc vô phân biệt tâm dư chư phật trí dụng tương ưng, duy y pháp lực tự nhiên tu hành, huân tập Chân như diệt vô minh cố.

Phục thứ nhiễm pháp tùng vô thỉ dĩ lai huân tập bất đoạn, nãi chí đắc phật hậu tắc hữu đoạn. Tịnh pháp huân tập tắc vô hữu đoạn tận ư vị lai. Thử nghĩa vân hà? Dĩ Chân như pháp thường huân tập cố vọng tâm tắc diệt pháp thân hiển hiện, khởi dụng huân tập cố vô hữu đoạn.

Dịch nghĩa: Có 4 Sự huân tập giữa Nhiễm và Tịnh liên tục khởi diệt:

1: Tịnh pháp tức Chân như.
2: Vô minh, nguyên nhân của tất cả Nhiễm pháp.
3: Vọng tâm là Nghiệp thức.
4: Vọng cảnh giới là Lục trần.

Thế nào là huân tập? Như y phục nguyên không có mùi thơm do dùng hương thơm xông ướp huân tập, y phục mới có mùi thơm, Chân như tịnh pháp cũng vậy, nguyên không nhiễm nhưng vì huân tập bởi Vô minh đo đó biến Chân như thành nhiễm pháp. Vô minh nhiễm pháp thật sự không có Tịnh nghiệp chỉ vì sự huân tập của Chân như, biến Vô minh nhiễm pháp thành tác dụng thanh tịnh.

C1: VÔ MINH HUÂN TẬP CHÂN NHƯ

Thế nào là huân tập khiến nhiễm pháp phát sinh không gian đoạn? Nghĩa là y Chân như nên có Vô minh, khi đã có Vô minh làm nguyên nhân trực tiếp cho Nhiễm pháp, Vô minh nhiễm pháp này huân tập lại Chân như, vì thế phát sinh Bất giác vọng tâm, khi đã có Bất giác vọng tâm, Bất giác vọng tâm này huân tập Vô minh, do không nhận biết Chân như là Vô niệm nên sinh khởi Bất giác thành Nghiệp thức, Nghiệp thức lại huân tập Vọng cảnh giới lục trần, vì có Vọng cảnh giới lục trần hư vọng trợ duyên cho pháp Nhiễm huân tập Vọng tâm, khiến Vọng tâm niệm niệm tương tục chấp trước, từ đây tạo nghiệp do đã tạo nghiệp nên thân tâm lãnh thọ quả báo khổ đau.

Sự huân tập của Vọng cảnh giới, có 2 phần:

1: Do huân tập Vọng niệm tăng trưởng.
2: Do huân tập Chấp thủ tăng trưởng.

C2: SỰ HUÂN TẬP VỌNG TÂM KHỞI NHIỄM PHÁP KHÔNG ĐOẠN

Có 2:
1: Do Sự huân tập của Vô minh nghiệp thức, vì thế nên A la hán, Bích chi phải chịu khổ sinh diệt Biến dịch sinh tử.
2: Do huân tập tăng trưởng Phân biệt sự thức, vì thế phàm phu phải bị trói buộc chịu khổ Phần đoạn sinh tử.


C3: SỰ HUÂN TẬP CỦA VÔ MINH NHIỄM PHÁP

Có 2:
1: Căn bản huân tập: Do Căn bản Vô minh huân tập phát sinh Nghiệp thức.
2: Khởi kiến ái huân tập: Do Chi mạt vô minh huân tập Chân như biến Chân như thành Phân biệt sự thức.

C4: CHÂN NHƯ HUÂN TẬP VÔ MINH

Thế nào là Chân như huân tập vô minh khởi tịnh pháp bất đoạn? Nghĩa là do có Chân như huân tập Vô minh với năng lực huân tập này khiến vọng tâm nhàm chán khổ đau sinh tử mong cầu niết bàn, do vọng tâm này làm nhân duyên nhàm chán và mong cầu, như thế là Chân như bắt đầu huân tập Vọng tâm. Tự tin mình vốn có Tự tính chân như, biết rõ tâm vọng động, những cảnh giới trước đây là không thật có, tu tập theo pháp viển ly, vì đã như thật biết những cảnh giới trước đây là không thật có nên dùng nhiều phương tiện khởi hạnh tùy thuận tu tập, không thủ trước, không khởi niệm, nhờ sức huân tập lâu ngày diệt sạch Vô minh, vì Vô minh đã diệt sạch nên tâm không khởi động bấy giờ Cảnh giới cũng theo đó diệt sạch, những tướng của tâm đều diệt sạch, nhân duyên đã diệt gọi là chứng đắc Niết bàn thành Tự nhiên nghiệp.

Vọng tâm huân tập: Có 2 nghĩa:

1: Phân biệt sự thức huân tập: Phàm phu và nhị thừa nhàm chán khổ sinh tử, tùy khả năng thực hành phương tiện tu tập hướng đến đạo Vô thượng.
2: Ý huân tập: Bồ tát dõng mảnh tu hành mau chóng chứng Niết bàn.

HT.Thích Liêm Chính cẩn dịch
Còn nữa...

TIN, BÀI LIÊN QUAN:
loading...